Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực

Thời gian qua, hoạt động sản xuất công nghiệp, công nghiệp chủ lực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực như chế biến, chế tạo trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều khởi sắc. Trong đó, các doanh nghiệp của Thủ đô đã phát huy được vai trò tiên phong; luôn chủ động, sáng tạo, tận dụng các cơ hội để tìm kiếm khách hàng và đổi mới công nghệ, thiết bị… Qua đó, góp phần tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp vẫn chưa “khoẻ” Thành phố Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 tăng 5,5% Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp Thủ đô

Số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, trong 9 tháng năm 2024, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành công nghiệp tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục tích cực, với nhiều điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của Thành phố. Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023 (9 tháng năm 2023 tăng 2,5%), trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%.

Đặc biệt, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất máy móc thiết bị tăng 26,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,6%; sản xuất trang phục tăng 9,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,7%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 29,4%...

Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ảnh: B.D.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp Thủ đô liên tiếp tăng trưởng mạnh trong thời gian qua

Từ số liệu trên cho thấy, các sản phẩm công nghiệp chủ lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế Thủ đô. Theo số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội, hiện toàn Thành phố có 172 sản phẩm của 114 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố, đạt trên 100% so với mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, năm 2024 dự kiến công nhận 63 sản phẩm, của 35 doanh nghiệp, đưa tổng số sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố giai đoạn 2018 - 2024 lên 289 sản phẩm, của 191 lượt doanh nghiệp.

Đánh giá vai trò quan trọng của các sản phẩm công nghiệp chủ lực, bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội cho biết, xác định công nghiệp chủ lực đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 496/QĐ UBND ngày 26/1/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025, Quyết định số 4303/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã đẩy mạnh việc tổ chức các chương trình kết nối giao thương, hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô; Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa; Hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ - Thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ IOT/AI trong quản lý sản xuất; Hội nghị kết nối doanh nghiệp công nghiệp chủ lực với các doanh nghiệp FDI, tập đoàn, doanh nghiệp lớn tại Hà Nội...

Thông qua các hội chợ, các chương trình và sự kiện kết nối giao thương, các doanh nghiệp có thêm cơ hội đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, ký kết giao thương, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; tiếp cận, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, tiêu chuẩn, chất lượng và độ chính xác của sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh; Đồng thời, kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng là những nhà sản xuất lớn, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.

Phát huy vai trò “đầu đàn” trong phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực

Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đưa ra định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp, theo đó Hà Nội đặt mục tiêu trở thành Trung tâm hàng đầu công nghiệp bán dẫn; trung tâm đi đầu công nghệ tin học (AI); phát triển sản phẩm nghề truyền thống; công nghệ hóa, dược, mỹ phẩm; công nghệ cao mới nổi/hydrogen và công nghệ sinh học…

Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực
Doanh nghiệp sản xuất chế tạo đẩy mạnh hợp tác và liên kết thông qua các chương trình kết nối giao thương.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng định hướng không gian công nghiệp tập trung vào 4 khu vực, bao gồm: Khu vực đô thị trung tâm, sẽ di dời các cơ sở sản xuất ra ngoài khu đô thị trung tâm. Phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất mỹ phẩm, dược liệu và dành không gian cho các hoạt động cộng đồng; khu vực phía Tây Thủ đô, ưu tiên đầu tư công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, hóa dược, mỹ phẩm; công nghệ điện tử, cơ điện tử; chế tạo máy móc, cơ khí chính xác, vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật; vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Khu vực phía Bắc Thủ đô, ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp bán dẫn, cơ khí chế tạo, vật liệu kỹ thuật; hóa dược-mỹ phẩm; chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao và các ngành công nghiệp hỗ trợ;

Khu vực phía Nam Thủ đô, khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp công nghệ cao; chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao gắn với vùng nguyên liệu; cơ khí chế tạo và công nghiệp đường sắt; công nghiệp hỗ trợ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết, nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại trên toàn cầu cùng các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, bộ, ngành và Thành phố đã giúp cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội phục hồi tích cực, lấy lại đà tăng trưởng. Thậm chí, có ngành đạt tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19. Đây cũng là dấu hiệu tích cực để doanh nghiệp tự tin trong những tháng cuối năm 2024 và sẵn sàng bước sang năm 2025.

Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thành phố Hà Nội phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố. UBND Thành phố đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ giải pháp trên.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng chú trọng triển khai chính sách về lãi suất tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên... tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, nhất là các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, thành phố Hà Nội tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa; theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, làm tốt thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các hiệp hội và doanh nghiệp khai thác, phát huy các thị trường truyền thống và khai mở thị trường mới, giàu tiềm năng; đẩy mạnh tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do, giúp doanh nghiệp nắm rõ cơ hội để thúc đẩy đầu tư sản xuất, liên kết chuỗi.

Đồng thời, đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước. Việc kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để tìm kiếm đối tác, đơn hàng, thị trường thông qua các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm...

Trước những cơ hội và sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành, thành phố Hà Nội, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam Lê Văn Quảng mong muốn, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực Hà Nội sẽ phát huy được vai trò "đầu đàn"; luôn chủ động, sáng tạo, tận dụng các cơ hội để tìm kiếm và mạnh dạn đi đầu trong đổi mới công nghệ, thiết bị… góp phần tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Tập đoàn DEKKO, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do hành vi không báo cáo tình hình tài chính, thông tin liên quan trái phiếu của công ty.
Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) khẳng định không liên quan đến các hoạt động thao túng giá chứng khoán.
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải hiện nay chính là nguồn vốn để đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì sẽ không đủ và chắc chắn với tính chất vốn của ngân hàng cũng không thể đảm đương được tất cả nhu cầu vốn.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút vốn FDI

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút vốn FDI

Nhận định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, thành phố Hà Nội đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để có thể thu hút được các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, theo các chuyên gia, Hà Nội cần tiếp tục chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp...
Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sau hơn 6 năm hoạt động, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức được giải thể theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ. Chức năng quản lý vốn nhà nước được chuyển giao về Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên mới.
Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ

Trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử là một yêu cầu cấp thiết. Các cam kết về thương mại điện tử được quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nữ làm chủ mở rộng thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động