Phát huy sáng tạo của công nhân

(LĐTĐ) Thời gian qua, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” đã được các Công đoàn cơ sở và công nhân, lao động Thủ đô trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tích cực hưởng ứng. Phong trào đã lan tỏa, phát huy được tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ công nhân, góp phần xây dựng doanh nghiệp bền vững, Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại.
Triển khai Tháng Công nhân có chiều sâu, hiệu quả Những tấm gương lao động giỏi Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội: Biểu dương "Công nhân giỏi", "Sáng kiến, sáng tạo"

Không ngừng nâng cao tay nghề

Hưởng ứng phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” do Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phát động, nhiều Công đoàn cơ sở đã phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội thi ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, hội thi bàn tay vàng đem lại hiệu quả thiết thực như: Hội thi Casting (tay nghề đúc), hội thi Glazing (tay nghề phun men) của Công ty TNHH Toto Việt Nam. Hội thi Measurement Olympic (Kỹ năng đo đạc), hội thi kỹ năng lắp ráp máy in văn phòng của Công ty TNHH Canon Việt Nam.

Phát huy sáng tạo của công nhân
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh trao khen thưởng “Công nhân giỏi”. Ảnh: Lê Thắm

Các doanh nghiệp đã kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức Hội thi thợ giỏi gắn với việc thành lập Hội đồng xét chọn “Công nhân giỏi” và chấm điểm “Sáng kiến, sáng tạo” để tổ chức biểu dương “Công nhân giỏi” và “Sáng kiến, sáng tạo” tại doanh nghiệp tiêu biểu trên từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau... Đặc biệt nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động đã chủ động cùng với Ban Chấp hành Công đoàn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí khen thưởng động viên công nhân giỏi và sáng kiến, sáng tạo kịp thời và đưa tiêu chí “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” vào quy chế xét nâng lương trước thời hạn cho công nhân lao động đạt thành tích cao.

Từ sự tham gia tích cực đó, năm 2023, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội có 236 công nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở; 23 công nhân được LĐLĐ Thành phố tuyên dương “Công nhân giỏi” Thủ đô. Đây là những công nhân trực tiếp lao động sản xuất; thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ, từng đạt giải tại các Hội thi luyện tay nghề, thi thợ giỏi, bàn tay vàng của doanh nghiệp và các cấp Công đoàn tổ chức; nghiêm túc chấp hành nghiêm nội quy, kỷ luật lao động của đơn vị, doanh nghiệp…

Tiêu biểu như anh Trần Văn Sơn (công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam) là công nhân tiện vạn năng có trình độ tay nghề cao và đóng góp nhiều sáng kiến cải tiến có giá trị làm lợi lớn cho Công ty. Năm 2022, anh Sơn đã đạt giải Nhì nghề thi tiện vạn năng tại Hội thi Thợ giỏi do Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức và đạt giải Nhất nghề thi tiện vạn năng tại Hội thi Thợ giỏi thành phố Hà Nội.

Chị Nguyễn Thị Xuyến (công nhân Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam) đạt đa kỹ năng trong công việc, làm được nhiều vị trí thao tác khó và yêu cầu tay nghề cao trong dây chuyền sản xuất SMT. Chị luôn nỗ lực học hỏi nâng cao kỹ năng, trình độ, có nhiều sáng kiến sáng tạo có giá trị trong công đoạn giúp nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm. Chị Nguyễn Thị Tuyết (công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam) nhiều năm liền đạt danh hiệu Công nhân giỏi, được khen thưởng chất lượng loại tốt, luôn hoàn thành tốt các công việc được giao. Năm 2022, trong quá trình làm việc chị đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm, đã phát hiện nhiều lỗi góp phần làm giảm thiệt hại cho Công ty, được quản lý đánh giá cao và là tấm gương sáng cho cán bộ, công nhân viên khác noi theo…

Hiệu quả kinh tế từ những sáng kiến

Cùng với phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo” trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Tiêu biểu là sáng kiến “Cải tiến và tối ưu hóa thiết kế của hộp đựng phụ kiện cho sản phẩm máy in” của anh Nguyễn Văn Minh (Công ty TNHH Canon Việt Nam) làm lợi hơn 104 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp.

Phát huy sáng tạo của công nhân
Trong quá trình làm việc, công nhân lao động luôn chú trọng nâng cao tay nghề. (Ảnh: P.Ngân)

Chia sẻ về sáng kiến của bản thân, anh Minh cho biết: “Trong quá trình làm việc, tôi đã đưa ra sáng kiến giúp cải tiến kỹ thuật làm khuôn, giảm chi phí làm khuôn bằng cách tính toán, giảm chu kỳ sản xuất khuôn, giảm chu kỳ làm ra mẫu, đem lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty. Để giúp người lao động phát huy được sự sáng tạo, Ban chấp hành Công đoàn Công ty luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho công nhân lao động nâng cao tay nghề”.

Ở một vị trí công việc khác, anh Nguyễn Quốc Việt (Công ty TNHH Sumitomo Heavy Industrie Việt Nam) với sáng kiến “Chế tạo máy lắp ráp cầu đấu dây, đưa tấm thép hoàn toàn tự động” giúp giảm 100% lỗi ngược tấm thép trong quá trình lắp ráp, rút ngắn thời gian thao tác 14s/1 sản phẩm. Sáng kiến chế tạo hệ thống chống nhầm đệm cao su hộp cầu, giảm 100% lỗi liên quan đến thừa, thiếu đệm cao su, sáng kiến làm lợi 4 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp. Anh Phan Thành Trung (Công ty TNHH Yamhaha Motor Việt Nam) với sáng kiến “Tiết kiệm năng lượng điện giảm chi phí trong sản xuất”. Cụ thể là việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho nhà máy sản xuất nhằm giảm tiêu thụ điện hàng ngày. Trong thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 4/2023 sáng kiến của anh Trung đã làm lợi cho Công ty hơn 2 tỷ đồng...

Ngoài những tấm gương điển hình nêu trên còn rất nhiều công nhân giỏi, sáng kiến, sáng tạo tiêu biểu, dù ở bất kỳ ngành, nghề, đơn vị công tác nào, các công nhân luôn gương mẫu, cần cù lao động, tích cực sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Nguyễn Hoa

Nên xem

Chạm

Chạm

(LĐTĐ) Cuộc sống ý nghĩa khi ta biết trân trọng từng khoảnh khắc, từ niềm vui đến nỗi buồn, giúp ta chạm đến hạnh phúc và sự tự tại thông qua tình cảm, sự tỉnh thức và lòng tự yêu thương.
Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Những năm qua, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đầy tính nhân văn đã trở thành nét đẹp tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó góp phần giữ gìn, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và kết quả chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Tin khác

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và kết quả chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
“Tết Sum vầy”- Thương hiệu của Công đoàn

“Tết Sum vầy”- Thương hiệu của Công đoàn

(LĐTĐ) Với phương châm “tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, chương trình “Tết sum vầy” sau 10 năm tổ chức đã thể hiện sự thống nhất, tinh thần quyết tâm của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và các cấp Công đoàn trong đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Lợi ích của đoàn viên, người lao động ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, “Tết sum vầy” đã trở thành thương hiệu của tổ chức Công đoàn, là sự kiện nổi bật, niềm mong đợi của đoàn viên, người lao động trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Chạm vào những trái tim

Chạm vào những trái tim

(LĐTĐ) Chăm lo thực chất, thăm hỏi thực tâm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, “chữa lành” tâm hồn khi người lao động gặp khó khăn, tai nạn… chính là hành động xuyên suốt của các cấp Công đoàn Thủ đô.
Chăm lo sức khỏe đoàn  viên, công nhân nữ

Chăm lo sức khỏe đoàn viên, công nhân nữ

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó, cũng như cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc thường niên tổ chức khám sức khỏe, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho lao động nữ là một trong những hoạt động nổi bật mà các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai và được đông đảo nữ đoàn viên, người lao động hưởng ứng và đánh giá cao.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 109 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2024), sáng nay (27/7), tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ở Hưng Yên, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Khẳng định vị thế Tổ chức của người lao động

Khẳng định vị thế Tổ chức của người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động; với tư cách tổ chức cùng tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, tổ chức Công đoàn đã thực sự là chỗ dựa, bạn đồng hành không thể thiếu của đoàn viên, người lao động. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Báo Lao động Thủ đô xin lược ghi một số ý kiến của đoàn viên thể hiện niềm tin với tổ chức của mình.
Khi có “Mái ấm Công đoàn”

Khi có “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Những căn nhà chắc chắn, khang trang, sạch đẹp mang tên “Mái ấm Công đoàn” không chỉ giúp đoàn viên an cư, lạc nghiệp, mà nhân văn hơn khi từ đây, niềm tin của người lao động với tổ chức Công đoàn càng thêm vững chắc với nhiều giá trị lan tỏa thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động