Phát huy hiệu quả của chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Hà Nội: Đẩy mạnh thanh tra liên ngành, chuyên ngành bảo hiểm xã hội Quỹ Bảo hiểm xã hội luôn được bảo toàn và tăng trưởng Giản tiện quy trình nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động |
Người lao động đăng ký hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: X.C |
Thông tin về công tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thời gian qua, ông Đỗ Ngọc Thọ - Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 được tổ chức triển khai thực hiện từ ngày 1/1/2009 với mục tiêu hỗ trợ người lao động bị mất việc một phần thu nhập, hỗ trợ học nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động. Từ ngày 1/1/2015, chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Việc làm với những sửa đổi về mặt chính sách.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ gần 6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào năm 2009, đến hết năm 2019 đã có trên 13 triệu người tham gia; với tổng số người được chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng gần 5,7 triệu người, số tiền chi trả trên 52.000 tỷ đồng; tổng số người hưởng hỗ trợ học nghề trên 200.000 người với số tiền hỗ trợ 408 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp còn chi trả tiền đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền xấp xỉ 2.400 tỷ đồng.
Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho thấy, số đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những năm đầu thực hiện chính sách còn tương đối thấp, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp ngắn, được phản ánh số chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp so với số thu quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong những năm đầu chỉ dao động khoảng dưới 30%.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ này bắt đầu gia tăng, năm 2015 là 52% trở lên thì đến năm 2019 tỷ lệ này là 70%. Đặc biệt trong 10 tháng đầu năm 2020 tỷ lệ này là khoảng 90%. Cụ thể, số hưởng bảo hiểm thất nghiệp đến tháng 10/2020 là 15.129 tỷ đồng, nhưng tính đến hết ngày 31/10/2020, toàn quốc đã giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 881.895 người với số tiền chi trả là 12.988 tỷ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ 2019. 10 tháng năm 2020, toàn quốc có 12.737 người được hỗ trợ học nghề.
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp, khi mất việc làm, người lao động sẽ được hưởng 4 chế độ gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Trên thực tế, chính sách bảo hiểm thực sự trở thành chỗ dựa của người lao động, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì cuộc sống; đồng thời giúp người sử dụng lao động không bị áp lực về tài chính, vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, vì không phải cấp một khoản kinh phí cũng như thời gian để xây dựng chính sách, trình tự, thủ tục để tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đối tượng này. |
Đề cập đến những “khoảng trống” cần được “lấp đầy” trong tương lai của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhất là với những ngành nghề người lao động dễ bị tổn thưởng do dịch bệnh, thiên tai, ông Đỗ Ngọc Thọ dẫn chứng: Trong đại dịch Covid-19, báo cáo của Tổng cục thống kê từng đưa ra con số 31,8 triệu người bị ảnh hưởng việc làm từ đại dịch này ở Việt Nam. Đó là những người cần đến sự hỗ trợ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, dù có sự tăng trưởng nhanh qua các năm nhưng tính đến tháng 10/2020, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc mới dừng lại ở con số 13,03 triệu người - con số này còn thấp so với lực lượng lao động trong độ tuổi ở nước ta. Do đó, theo ông Thọ, cần phải tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng diện bao phủ, để bảo hiểm thất nghiệp có thể hỗ trợ được thêm nhiều người lao động hơn nữa.
Ông Thọ cũng dẫn chứng thêm, đơn cử như ngành Du lịch đang chịu sự tác động rất lớn của đại dịch Covid-19, ước tính du lịch Việt Nam thất thu tới 23 tỷ USD, ảnh hưởng đến việc làm của khoảng 870.000 lao động. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực này, hiện chủ yếu theo hình thức hợp đồng đại lý, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên không đủ điều kiện nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
“Đó là “khoảng trống” cần được “lấp đầy” trong tương lai của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhất là với những ngành nghề người lao động dễ bị tổn thưởng do dịch bệnh, thiên tai”, Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhấn mạnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57