Quỹ Bảo hiểm xã hội luôn được bảo toàn và tăng trưởng
Quỹ bảo hiểm xã hội thực chất chỉ giữ tiền hộ người lao động Xử lý dứt điểm khoản nợ của ngân sách nhà nước đối với Quỹ bảo hiểm xã hội Tìm cách cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội |
Quỹ của người lao động đóng góp nhưng Nhà nước quản lý
Trước những thông tin gần đây trên mạng xã hội lo ngại “vỡ” Quỹ Bảo hiểm xã hội, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng: Người dân phải hiểu rõ ràng Quỹ Bảo hiểm xã hội là của Nhà nước, do Nhà nước quản lý bằng Hội đồng quản lý Trung ương mà Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng; Quỹ Bảo hiểm xã hội công khai, minh bạch và hằng năm đều được Quốc hội giám sát cũng như công khai trước Quốc hội.
Điều 91 Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định Quỹ Bảo hiểm xã hội phải được bảo tồn, quản lý chặt chẽ; khi đầu tư tăng trưởng và không được mất, suy giảm quỹ này. Điều 92 quy định Quỹ Bảo hiểm xã hội nếu có kết dư chưa dùng đến thì chỉ được đầu tư vào 3 lĩnh vực: Mua trái phiếu Chính phủ, cho các Ngân hàng thương mại có chất lượng, có uy tín được Ngân hàng Nhà nước xác định và cho Chính phủ vay.
Người lao động đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Ảnh: B.D |
“Như vậy, tất cả các nguồn này chúng ta hoàn toàn có cơ sở tăng trưởng, mục tiêu đầu tư (lãi suất) phải cao hơn chỉ số CPI”, ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định. Bằng chứng là những năm qua, bình quân Quỹ Bảo hiểm xã hội đầu tư tăng trưởng từ 6-7% - cao hơn rất nhiều so với trượt giá và Quỹ Bảo hiểm xã hội luôn luôn được Nhà nước bảo hộ, bù trượt giá, khi có biến động thì Nhà nước sẽ bù số này để đảm bảo an sinh xã hội.
“Đây là chính sách an sinh xã hội cho nên chúng ta tin tưởng rằng Quỹ Bảo hiểm xã hội không bao giờ mất đi cũng như không bao giờ bị suy giảm”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh thêm.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ của người lao động đóng góp nhưng Nhà nước quản lý, có trách nhiệm bảo hộ cho người dân và đây là cam kết chính trị của Nhà nước đối với chính sách an sinh xã hội. Mục tiêu là đảm bảo an sinh xã hội cho người dân theo Hiến định và quan trọng nhất phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho người nghỉ hưu khi họ đã tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội theo đúng nguyên tắc “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Chia sẻ thêm về vai trò quan trọng của Nhà nước trong đảm bảo an sinh xã hội, ông Lợi dẫn chứng: Khi đại dịch Covid-19 diễn ra, Nhà nước chi ra 62.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động bị suy giảm thu nhập ở mức rất thấp - thấp hơn mức tiền lương cơ sở (1.490.000 đồng) thì Quỹ Bảo hiểm xã hội cũng phải bù để đảm bảo đời sống cho người lao động.
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã chi trả cho người lao động bị thất nghiệp, mất việc làm. “Rõ ràng, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã có vai trò điều tiết lại thu nhập cũng như đảm bảo đời sống cho người lao động. Đây là bản chất tốt đẹp, chính sách có đóng, có hưởng và như là quỹ dự trữ để xử lý những bất trắc khó khăn xảy ra”, ông Bùi Sỹ Lợi chia sẻ.
Quỹ Bảo hiểm xã hội luôn đảm bảo bền vững, cân đối trong dài hạn
Chia sẻ thêm về công tác vận hành, quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết: Hoạt động đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội số 59/2014/QH13, Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Theo ông Liệu, Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế luôn được quản lý công khai minh bạch dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan. Kết quả thanh tra, kiểm toán hàng năm cho thấy, việc quản lý sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hiệu quả và tiết kiệm. Quy mô các quỹ bảo hiểm tăng qua từng năm khẳng định tính bền vững, đảm bảo cân đối trong dài hạn.
Trong vận hành Quỹ Bảo hiểm xã hội, công tác chi trả các chế độ cho người tham gia luôn được bảo đảm và tăng theo từng năm. Hiện, bình quân mỗi tháng có khoảng hơn 3 triệu người được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng với số tiền chi trả hàng chục ngàn tỷ đồng.
Trước tình trạng người dân lo ngại “vỡ” Quỹ Bảo hiểm xã hội, nghe theo những thông tin thất thiệt đi rút bảo hiểm xã hội một lần, dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện… ông Bùi Sỹ Lợi khuyến cáo: Tôi mong rằng người lao động và người dân hãy tham gia bảo hiểm xã hội và tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, đóng góp hôm nay để được hưởng lợi sau này.
Khi hết tuổi lao động, người lao động hoàn toàn hưởng lương hưu, được chăm lo cuộc sống khi về già và quan trọng nhất có thẻ bảo hiểm y tế chăm lo sức khỏe cho mình lúc tuổi già. Trẻ mang sức khỏe đi kiếm tiền, nhưng khi già đem tiền đi mua sức khỏe và nếu chúng ta tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì việc này hoàn toàn được đảm bảo từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Nhà nước lo cho người lao động.
“Tôi rất mong muốn người dân hiểu được bản chất của vấn đề và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để thực hiện cho tốt, đảm bảo chính cuộc sống của mình trong tương lai. Mặt khác, người dân phải hết sức tỉnh táo và cần nghe các thông tin chính thống của Nhà nước, không nên nghe những tin bịa đặt trong tình hình hiện nay”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khuyến cáo.
Để bảo đảm tính bền vững Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, trong thời gian tới, ngành Bảo hiểm xã hội cần phải phát triển, tăng nhanh diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân. Bên cạnh đó, ngành sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra góp phần giảm tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để người lao động khi tham gia vào thị trường lao động phải có trách nhiệm tham gia, nhưng đồng thời cũng là quyền được tham gia.
Ngành sẽ tiếp tục nghiên cứu đổi mới hình thức đầu tư nguồn tài chính của quỹ với mục tiêu bảo toàn và phát triển có hiệu quả nguồn tài chính của quỹ theo hướng đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả. Trong đó, ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, nhất là trái phiếu Chính phủ dài hạn, nghiên cứu từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng mở rộng, sinh lời cao, đảm bảo an toàn và bền vững./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35