Phát hiện trường hợp mắc cúm A/H9 đầu tiên ở Việt Nam

Sáng 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông báo trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại nước ta từ trước đến nay. Bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A/H5N1 Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 10/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/3, được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do vi rút.

Phát hiện trường hợp mắc cúm A/H9 đầu tiên ở Việt Nam
Ảnh minh họa.

Kết quả xét nghiệm bước đầu tại bệnh viện, phát hiện bệnh nhân dương tính cúm A và có các đoạn gen tương đồng vi rút cúm A phân tuýp H9. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm khẳng định.

Ngày 1/4, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân tuýp H9. Hiện tại, Viện đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm, trước cửa nhà bệnh nhân có buôn bán gia cầm. Xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết.

Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe. Đến nay, chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp; chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.

Đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H9) tại Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, vào tháng 3/2024, tại Khánh Hòa đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc cúm A(H5N1) trên người.

Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, không chỉ ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm ở tất cả các khu vực, mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loại động vật có vú ngày càng gia tăng. Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người bao gồm H5N1, H9N2.

Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây có phát hiện vi rút cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là vi rút cúm gia cầm độc lực thấp, thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.

Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường, thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng vi rút cúm, cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm sang người.

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân thực hiện tốt các biện pháp sau: Không ăn gia cầm, sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim; khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không giết mổ và sử dụng, mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy. Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP nhằm quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/4/2025 và thay thế nhiều văn bản pháp lý trước đó, tạo nên một hệ thống quản lý tiền lương và nhân sự thống nhất, minh bạch hơn.
Giá xăng dầu hôm nay (2/4): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (2/4): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (2/4), giá dầu thế giới tiếp đà tăng và neo ở mức cao gần 75 USD khi thị trường cân nhắc thuế quan, lệnh trừng phạt. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,55 USD/thùng, tăng 0,08%; giá dầu Brent ở mốc 74,85 USD/thùng, tăng 0,13%.
Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội

Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội

Thời gian qua, công tác phòng ngừa vi phạm và tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh vẫn luôn được các cơ quan, ban, ngành chú trọng. Tình trạng học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận một số học sinh chưa nghiêm túc chấp hành quy định. Nhiều gia đình vẫn giao xe cho con, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khi các em đi xe mô tô đến trường.
Giá vàng thế giới lên xuống liên tục trước thời điểm Mỹ áp thuế

Giá vàng thế giới lên xuống liên tục trước thời điểm Mỹ áp thuế

Giá vàng thế giới biến động mạnh, có lúc chạm đỉnh 3.148 USD/ounce rồi nhanh chóng "rơi" xuống mức 3.113 USD/ounce. Giới đầu tư tìm đến vàng do lo ngại kế hoạch áp thuế của Mỹ.
Tỷ giá USD hôm nay (2/4): Giá bán USD lên mốc 25.913 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (2/4): Giá bán USD lên mốc 25.913 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay chứng kiến sự tăng mạnh của giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn. Giá bán USD công bố cao nhất đạt mốc 25.913 đồng/USD. Chỉ số USD Index đạt 104,27 điểm.
Giá vàng hôm nay (2/4): Vàng trong nước tiếp tục biến động mạnh

Giá vàng hôm nay (2/4): Vàng trong nước tiếp tục biến động mạnh

Giá vàng hôm nay (2/4): Giá vàng trong nước hiện đang biến động mạnh. Chênh lệch mua vào - bán ra bị nới rộng khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ.
Nhận định trận AC Milan vs Inter Milan: Trận derby chênh lệch

Nhận định trận AC Milan vs Inter Milan: Trận derby chênh lệch

Trận đấu giữa AC Milan và Inter Milan trong khuôn khổ bán kết lượt đi Coppa Italia 2024/25 sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 3/4. Đây là một trong những trận derby được mong chờ nhất nước Ý, nhưng Milan bước vào trận đấu này với phong độ đáng lo ngại.

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động