Phân loại rác thải tại chỗ, sao triển khai khó thế?
Hiệu quả mô hình phân loại rác thải nhựa tại nguồn | |
Phân loại rác thải từ nguồn: Nhiều lợi ích sao vẫn khó nhân rộng? | |
Phân loại rác thải y tế: Người dân mù mờ, biết cũng như không |
Chương trình phân loại rác tại nguồn thông qua hoạt động "Đổi rác thải tái chế lấy quà tặng". |
Câu chuyện nan giải
Theo thống kê, mỗi ngày Hà Nội có khoảng 6.500-7.000 tấn rác được mang đi chôn lấp. Trong đó, khu xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) tiếp nhận trung bình 4.887 tấn/ngày, Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây) là 1.066 tấn/ngày... Theo tính toán, các khu xử lý rác Nam Sơn, Xuân Sơn chỉ có thể tiếp nhận rác đến hết năm 2020. Điều này đòi hỏi sự cấp thiết phải tính toán phương án phân loại rác tại nguồn.
Phân loại rác thải tại nguồn có thể hiểu, đây là hoạt động phân chia rác thải ra các loại riêng biệt như rác vô cơ, hữu cơ… ngay tại “nguồn” – nơi thải rác. Theo nhiều chuyên gia môi trường, nếu thực hiện phân loại rác ngay từ đầu nguồn thì những thứ này hoàn toàn có thể tái chế và lượng rác mang đi xử lý tại các điểm chôn lấp còn lại rất ít.
Nói cách khác, nếu rác thải được phân loại tốt, khối lượng phải chôn lấp bao gồm cả rác có nguồn gốc hữu cơ lẫn vô cơ sẽ giảm xuống đáng kể. Hiệu quả mang lại là sẽ trực tiếp giảm độc hại do các loại vật liệu khó phân hủy tồn dư trong môi trường đất, giảm ô nhiễm về mùi hôi, nước rỉ rác. Đặc biệt, nó sẽ tiết kiệm diện tích đất dùng để chôn lấp...
Thực tế, việc phân loại rác thải tại nguồn đã từng được triển khai ở Hà Nội (giai đoạn 2006-2009) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Theo đó, người dân được hướng dẫn phân rác thải thành 3 loại: Rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế. Dự án trên đã được triển khai tại nhiều phường trên địa bàn thành phố. Theo đánh giá thời điểm đó, hiệu quả của dự án này được đánh giá là tác động tích cực tới môi trường, giảm tới 30% lượng rác đưa đi chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xử lý rác, kéo dài tuổi thọ các bãi chôn lấp...
Ngoài ra, một lượng lớn rác cũng được đem tới Nhà máy Chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn để chế biến thành phân bón - một sản phẩm an toàn cho đất trồng và người sử dụng. Tuy nhiên, khi dự án thí điểm kết thúc vào năm 2009, không còn nguồn kinh phí tài trợ từ JICA nữa thì các cụm từ phân loại rác, vô cơ, hữu cơ dường như ít được nói đến. Các điểm tập kết rác cũng thấy thiếu vắng thùng rác có màu sắc hoặc nếu có thùng màu xanh, vàng thì cũng đựng lẫn lộn các loại.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho công tác phân loại rác thải tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra. Chẳng hạn, có thể kể đến một số nguyên nhân như người dân chưa xây dựng được thói quen phân loại rác. Mặt khác, các cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại… chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chia sẻ về câu chuyện này, ông Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho rằng, sở dĩ các dự án trước đó chưa đạt được kết quả như mong muốn một phần là bởi chưa có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, chủ yếu khi thực hiện đều dựa vào sự nỗ lực của các thành viên dự án và cán bộ, công nhân viên của Urenco Hà Nội.
Đồng thời, khi thực hiện vẫn còn chính sách bao cấp, kinh phí triển khai cao, trong khi người dân chưa tự giác thực hiện… “Chỉ khi nào có sự đồng lòng, cùng chung tay của tất cả các bên vì một môi trường xanh, sạch, bền vững thì công tác thu gom, phân loại rác tại nguồn mới đạt được thành công” - ông Lê Anh Tuấn nêu quan điểm.
Nhân rộng những mô hình điểm
Trước mối lo bãi rác Nam Sơn đang bị quá tải, sắp hết khả năng lưu chứa, thực hiện chủ trương của Chính phủ và thành phố Hà Nội thời gian qua Urenco Hà Nội đã có nhiều nỗ lực xúc tiến việc phân loại rác thải tại nguồn đi vào cuộc sống. Theo đại diện đơn vị, việc triển khai phân loại rác giai đoạn này cũng là bước đệm để thực hiện phân loại rác, tối ưu hóa lợi ích từ rác trong giai đoạn sau.
Chương trình "Đổi rác thải tái chế lấy quà tặng" |
Minh chứng dễ thấy, ngày 15/8, Urenco Hà Nội phối hợp với phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, triển khai thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn thông qua hoạt động "Đổi rác thải tái chế lấy quà tặng". Theo đánh giá của các đơn vị chức năng, về cơ bản hoạt động thu đổi rác tái chế tập trung ngày đầu tiên ra quân đã bước đầu thu hút được dân cư, khách vãng lai. Hầu hết các hộ dân đều tiếp nhận với tâm lý vui vẻ, ủng hộ chương trình bằng việc mang rác thải tái chế đổi lấy quà. Kết quả này là tiền đề để triển khai nhân rộng ra các địa phương khác.
Còn tại quận Hoàn Kiếm, theo tìm hiểu ngày 30/6/2020, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã xây dựng phương án “Quản lý, phân loại và thu gom rác thải tại nguồn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”. Theo tìm hiểu, từ tháng 7/2020, phương án phân loại rác thải được triển khai tại 18/18 phường với 2 nhóm cơ bản: Rác tái chế và rác còn lại. Rác tái chế được phân loại lưu trữ riêng để có thể bàn giao cho đội thu mua; rác còn lại là rác thải sinh hoạt sau khi đã thực hiện phân loại rác tái chế. Các hộ dân bỏ rác tái chế và rác còn lại vào hai túi riêng biệt cho công nhân môi trường thu theo giờ quy định.
Rõ ràng, sự vào cuộc tích cực như nêu trên là rất đáng ghi nhận song để phát huy hiệu quả, thời gian tới các ngành chức năng liên quan cần tiếp tục có quy định và hướng dẫn cụ thể, rộng rãi cho người dân cách thức xử lý từng loại chất thải, coi việc phân loại là hành động bắt buộc trước khi bỏ rác. Việc phân loại rác ngay từ nguồn thải không khó, không tốn kém về tiền bạc, không mất nhiều thời gian, công sức. Ðiều quan trọng là làm sao để mỗi người dân thay đổi thói quen bỏ chung các loại rác vào một thùng bằng việc phân chia từng loại vào những thùng chứa khác nhau./.
Hi vọng việc phân loại rác sẽ được nhân rộng Chương trình thu gom phân loại rác là hoạt động rất thiết thực và có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường. Cá nhân tôi đã vận động gia đình cùng người dân trong Tổ dân phố tổng vệ sinh, thu gom, phân loại rác thải tái chế, hi vọng góp một phần công sức để bảo vệ môi trường. Mong rằng chương trình phân loại rác thải sẽ được nhân rộng ra không chỉ trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà ở cả các tỉnh thành trên cả nước. (Anh Chu Khánh Toàn, Tổ dân phố số 5, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm) Hướng tới quản lý rác từ nguồn Trong bối cảnh chất thải ngày càng gia tăng, quỹ đất eo hẹp, nguồn kinh phí dành cho thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải còn khó khăn Urenco Hà Nội luôn xác định: Để xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, không còn con đường nào khác ngoài đổi mới. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; tìm kiếm đối tác, liên kết đầu tư tập trung vào công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, thay thế dần các phương pháp truyền thống. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết; xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh, xứng đáng là đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Một trong những mục tiêu quan trọng mà Urenco hướng tới trong giai đoạn hiện nay là tiệm cận “quản lý rác từ nguồn”. Trong đó, người công nhân được gắn trong chuỗi “quản lý rác từ nguồn” từ thu gom, vận chuyển đến xử lý, tái chế. (Ông Lê Anh Tuấn – Chủ tịch Hội đồng thành viên Urenco Hà Nội) Đem lại giá trị mới cho rác thải Năng lực của con người là đem lại giá trị mới cho rác thải. Nếu không thay đổi từ bên trong tư duy, chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ… sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hiện nay, đã có nhiều công nghệ xử lý rác của nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu, nhưng chưa phát huy hiệu quả do chúng ta chưa làm tốt việc phân loại rác tại nguồn. Các công nghệ trên thế giới phần lớn hoặc tập trung xử lý rác sinh học (như rau, cơm...) hoặc rác vô cơ trong khi rác của chúng ra lẫn cả rác sinh học với bao bì, ni-lông, thủy tinh... Vì vậy, nếu không phân loại rác thải tại nguồn thì khó có công nghệ nào giải quyết triệt để bài toán rác hiện nay. Phân loại rác là vấn đề lớn, liên quan đến ý thức của người dân và hạ tầng thu gom rác. (Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh, Giảng viên Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế - Học viện Hành chính Quốc gia) |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/12: Rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C
Môi trường 15/12/2024 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/12: Trời rét, mưa nhỏ vài nơi
Môi trường 14/12/2024 06:01