Phấn đấu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng

(LĐTĐ) “Phấn đấu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng” là một trong những mục tiêu được đề cập trong chuyên đề về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hội 10 năm giai đoạn 2021- 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới, giai đoạn 2021- 2025 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại ngày làm việc thứ 2 (28/3), Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế số, cơ hội để Việt Nam phát triển Thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong khó khăn thách thức, chúng ta phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm.

Theo đó, cần đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm. Đồng thời phải phát huy mạnh mẽ vai trò của của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa. Từng bước hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới. Tập trung khắc phục hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, xây dựng các mô hình mới, tận dụng tốt các cơ hội chuyển dịch đầu tư khu vực và toàn cầu.

Phấn đấu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Chuyên đề phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2021- 2030) và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021-2025) tại Hội nghị. (Ảnh: VOV)

Thủ tướng nhấn mạnh, với niềm tin và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn dân tộc, Việt Nam cần nhanh chóng bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu sớm trở thành nước thu nhập trung bình cao…

Muốn thực hiện được mục tiêu trên, Thủ tướng đã trình bày 5 quan điểm phát triển:

Thứ nhất, phát triển nhanh và bền vững; dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phải đổi mới tư duy và hành cộng, chủ động nắm bắt cơ hội; phát triển hài hòa 3 trụ cột kinh tế - xã hội và môi trường.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ nguồn lực; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, các sản phẩm dịch vụ, mô hình mới; côi trọng quản lý phát triển xã hội; phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế;..

Thứ ba, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng; phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước…

Thứ tư, xây dựng nền kinh tế tự chủ trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn lới ngoại lực và sức mạnh thời đại.

Thứ năm, chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn…

Về chủ đề chiến lược phát triển đất nước trong thời gian tới, Thủ tướng khái quát gồm các nội dung: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Phấn đấu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: TTXVN)

Trên tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ 3 thành tố trọng tâm trong chủ đề chiến lược như sau.

Thứ nhất, động lực và tinh thần quyết tâm: Khơi đậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại.

Thứ hai, cách thức và phương tiện chủ yếu là: Huy động mọi nguồn lực phát triển nhan và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số.

Thứ ba, về mục tiêu phấn đấu: Phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để biến mục tiêu thành đất nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ những nội hàm mới trong các đột phá chiến lược, cụ thể.

Đột phá thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng thể chế, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập (trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, thị trường khoa học, công nghệ). Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường; đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền XHCN tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất và phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành.

Đột phá thứ hai, tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị, văn hóa, con người Việt Nam. Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh (có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội). Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào đân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

Đột phá thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại.Trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

L.H

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động