Phạm Tuyên và ký ức tuổi thơ
“Nhớ và Quên” với “Công dân Thủ đô ưu tú” Phạm Tuyên |
Có thể nói, những ca khúc của Phạm Tuyên dù đã qua nửa thế kỷ nhưng vẫn có sức sống lâu bền, không chỉ trẻ con cũng thích mà người lớn cũng mê. Hơn 700 tác phẩm, đó là gia tài đồ sộ của nhạc sĩ Phạm Tuyên, ông viết nhanh, viết hay, viết nhiều nhưng không vì thế mà các tác phẩm của ông bị nhàm chán.
Trong các câu chuyện của mình, người nhạc sĩ già vẫn luôn tâm niệm điều quan trọng nhất của một nhạc sĩ là việc công chúng nhớ đến bài hát chứ không phải tác giả. Thực tế, nhắc đến ông, người nghe nhạc không thể nào quên về những ca khúc bất hủ, nhắc là nhớ “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” vẫn đang được lặp đi lặp lại không biết bao lần trong các sự kiện lớn; “Chiếc đèn ông sao”, bài hát vẫn được vang lên mỗi dịp Trung thu; “Trường cháu là trường mầm non” bài đồng ca của nhiều trường mẫu giáo…
Đến nay, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn là người nắm giữ “kỷ lục” là một trong số nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc thiếu nhi nhất. Từ ca khúc đầu tiên “Đường về trại”, viết năm 1949 về bộ đội và thiếu nhi, nhạc sĩ tài danh đã có tới hơn 200 ca khúc cho thiếu nhi ghi dấu ấn trong lòng nhiều thế hệ như: “Em được nghe chuyện Bác Hồ”, “Cánh én tuổi thơ”, “Chú voi con ở Bản Đôn”, “Tiến lên đoàn viên”, “Hành khúc Đội Thiếu niên tiền phong”, “Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội”…
Trải qua năm tháng vội vã, những người từng hát những ca khúc này, xưa kia chỉ mới là những cô bé, cậu bé hồn nhiên, ngây thơ, nay đã trưởng thành, lập gia đình, thậm chí lên chức ông bà, bố mẹ. “Có một lần một nữ nhà báo dẫn theo một cô con gái nhỏ đến nhà tôi phỏng vấn. Khi đến, tôi hỏi cháu bé có muốn hát bài gì không, cháu bé hát bài “Chiếc đèn ông sao”. Xong cháu chỉ vào mẹ: “Mẹ cháu cũng hát bài này đấy". Chị ấy cũng nói luôn: “Bà mình cũng hát bài này đấy”. Chỉ như thế thôi mà tôi thấy rất vui, vì bài hát của tôi đã được nhiều thế hệ cùng hát” - nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ tại buổi ra mắt đêm nhạc “Nhớ và quên” của mình.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho hay hiện có nhiều bài hát về thiếu nhi được sáng tác theo kiểu nửa tiếng Anh, nửa tiếng Việt không rõ ràng. Ông không phản đối việc hội nhập bởi âm nhạc phải có tiết tấu, nhưng không được vì tiết tấu mà viết những tác phẩm thiếu chuẩn mực. Ngay như các chương trình truyền hình cho thiếu nhi, Phạm Tuyên cho rằng các chương trình này “bắt” các em thành người lớn sớm quá. |
Hiện tại, do tuổi đã cao, nhạc sĩ không còn viết nhạc mà dành nhiều thời gian để đọc sách, thi thoảng ông cũng phổ nhạc những bài thơ của bạn bè. Tuy nhiên, ông vẫn thường xuyên dõi theo đời sống âm nhạc của nước nhà và luôn trăn trở, mong mỏi có người tiếp bước sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi để trẻ em có đời sống tinh thần tốt hơn. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho hay hiện có nhiều bài hát về thiếu nhi được sáng tác theo kiểu nửa tiếng Anh, nửa tiếng Việt không rõ ràng. Ông không phản đối việc hội nhập bởi âm nhạc phải có tiết tấu, nhưng không được vì tiết tấu mà viết những tác phẩm thiếu chuẩn mực. Ngay các chương trình truyền hình cho thiếu nhi, Phạm Tuyên cho rằng các chương trình này “bắt” các em thành người lớn sớm quá.
Đặc biệt, vào ngày 14/1 tới đây, đêm nhạc vinh danh thành tựu hàng trăm ca khúc của nhạc sĩ 88 tuổi này, trong đó mảng ca khúc thiếu nhi đóng góp không ít thành quả vào kho tàng âm nhạc thiếu nhi Việt Nam.
Đêm nhạc sẽ có sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Tùng Dương, Thanh Lam, Trọng Tấn... với những ca khúc nổi tiếng làm xao xuyến muôn triệu trái tim, là lời kêu gọi thúc giục toàn dân tộc trong những ngày hào hùng của đất nước hay là những giai điệu lắng đọng tình yêu thương, tình người bình dị trong cuộc sống thường nhật. Đặc biệt, “Nhớ và Quên” với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ gạo cội đã từng gắn bó với các tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Tuyên như Trần Hiếu, Trung Kiên, Thanh Hoa…sẽ không chỉ mở ra những trang sử từ chính cuộc đời nghệ thuật của Phạm Tuyên bằng âm nhạc mà còn truyền cảm hứng, tình yêu dành cho trẻ em từ ông tới mọi người.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01