Ớn lạnh vú heo Trung Quốc

Phần lớn mặt hàng này khi lên bàn ăn được “hô biến” thành đặc sản vú dê với giá cao ngất ngưởng
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Xử lý nhẹ, người tiêu dùng lo!
Kinh hoàng chợ thịt lợn bẩn
Thâm nhập đường dây chuyên thu mua, giết mổ lợn ốm chết: Ẩn họa khôn lường từ thịt lợn bẩn

Người thưởng thức không hề biết nguồn gốc thật sự của “vú dê” là bẹ sữa của heo nái (nầm heo) loại thải được thu gom trong thời gian dài và xử lý bằng công nghệ Trung Quốc trước khi phân phối ra thị trường.

Hàng bẩn giá cao

Chiều 22-12, cơ quan chức năng TP HCM đã tổ chức tiêu hủy hơn 2 tấn nầm heo do không bảo đảm chất lượng, không có giá trị sử dụng. Sáng cùng ngày, Đoàn Kiểm tra của Chi cục Thú y TP HCM phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49) Công an TP HCM phát hiện tại địa chỉ 108/2 Quốc lộ 1 (phường Đông Hưng Thuận, quận 12, ngay chân cầu vượt Quang Trung) chứa sản phẩm động vật không có chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, bên ngoài thùng hàng ghi nhiều chữ Trung Quốc.

Ông Cao Chí Đông (quê Bến Tre, chủ hàng) cho biết lô hàng trên được vận chuyển bằng xe khách từ miền Bắc vào. Nơi tập kết là căn nhà chỉ khoảng 50 m2 ngổn ngang thùng xốp cáu bẩn, các tủ đông cũng gỉ sét, sàn nhà nhớp nhúa do chất lỏng từ các thùng hàng chảy ra rất mất vệ sinh và bốc mùi khó chịu.

Ớn lạnh vú heo Trung QuốcỚn lạnh vú heo Trung Quốc
Nầm heo Trung Quốc đưa vào Việt Nam, sau đó biến thành “đặc sản” vú dê nướng

Theo một người làm công, đây là loại nầm heo đã được phía Trung Quốc sơ chế thành những miếng lớn, bề dài 40-60 cm, ngang 10-20 cm, cấp đông rồi đóng vào thùng xốp (từ 50-55 kg), sau đó vận chuyển vào TP HCM. Đáng lưu ý, không biết nhà sản xuất Trung Quốc đã xử lý ra sao mà sản phẩm động vật đông lạnh trong quá trình vận chuyển về Việt Nam không cần bảo quản ở nhiệt độ âm 18 độ C vẫn không hề gì trong mấy ngày liền.

Người làm công này cho biết khách mua sản phẩm chủ yếu là nhà hàng, quán nhậu về chế biến thành… vú dê. Giá bán sỉ lên đến hơn 150.000 đồng/kg, cao hơn cả sườn heo là sản phẩm thịt chính phẩm có giá cao nhất trong một con heo.

“Mỗi khi đi nhậu tôi thường gọi món vú dê nướng và giá khá “chát”, 100.000 đồng chỉ được 1 đĩa nhỏ, tính ra giá bán lên đến 400.000 - 500.000 đồng/kg nhưng không biết có phải vú dê thật hay không” - anh Nguyễn Khải (ngụ quận 1) nói.

Xử lý bằng hóa chất

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đông cho biết đã thuê địa điểm trên được 7-8 năm để nhận hàng từ các xe tải ngoài Bắc vào. Tuy nhiên, khi hỏi đến hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động (giấy phép kinh doanh, giấy kiểm dịch,…) thì ông thừa nhận không có vì biết rằng những loại hàng này không thể có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Theo một cán bộ thú y, nầm heo chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhiều lô hàng còn được hợp thức hóa bằng giấy chứng nhận kiểm dịch của một số tỉnh phía Bắc. Mới đây, Chi cục Thú y TP HCM đã kiểm tra một vụ tương tự, sau đó xác định giấy chứng nhận kiểm dịch là giả, người ký tên là cán bộ thú y đã nghỉ hưu.

Theo tìm hiểu, các lò mổ heo phía Nam, nơi cung cấp thịt cho TP HCM chỉ bán heo mảnh và nội tạng, không phân tách ra nầm heo do số lượng heo nái mổ mỗi ngày rất ít. Do vậy, phần lớn “đặc sản” nầm heo, vú dê đang tiêu thụ trên thị trường là hàng nhập lậu từ Trung Quốc. Để thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển đường dài, thời gian lâu nên chúng đều được xử lý bằng hóa chất độc hại, gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùng.

Do vậy, lô hàng trên, dù có giá trị lên đến 300 triệu đồng, chủ lô hàng đã có đơn xin tự nguyện tiêu hủy dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và chịu toàn bộ chi phí hủy hàng.

Ngoài ra, ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng Phòng Thanh tra Chi cục Thú y TP HCM, cho biết chủ lô hàng sẽ bị xử phạt hành chính. Đoàn kiểm tra đã chuyển hồ sơ cho Đoàn Kiểm tra liên ngành quận 12 tiếp tục xử lý, tham mưu UBND quận 12 xử phạt vi phạm hành chính chủ lô hàng số tiền 21 triệu đồng do các vi phạm: không có giấy đăng ký kinh doanh, kinh doanh sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch và không bảo đảm điều kiện bảo quản.

Cần hỗ trợ rủi ro

Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM, hiện nay, khó nhất trong quản lý chất lượng sản phẩm động vật là các chỉ tiêu cần thực hiện tại phòng thí nghiệm. Còn đối với những vi phạm có thể đánh giá bằng cảm quan như thịt heo bệnh, heo chết, sản phẩm biến chất, không có giấy chứng nhận kiểm dịch… thì rất dễ xử lý.

Cụ thể, đối với thịt heo bị nghi ngờ nhiễm chất tạo nạc, trong quá trình lấy mẫu, lô hàng cần được tạm giữ để phòng ngừa sản phẩm độc hại ra thị trường. Tuy nhiên, nếu kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy nồng độ dưới ngưỡng vi phạm thì phải giải tỏa lô hàng. Khi ấy, thịt heo tươi thành thịt đông lạnh, giá trị giảm nên dễ phát sinh tranh chấp khiếu kiện.

Do vậy, ngân sách nhà nước cần có một khoản kinh phí để “đền” cho chủ hàng trong những tình huống như trên. Vì thực tế, do lo bị khiếu nại, bồi thường nên mặc dù đang trong quá trình lấy mẫu thịt bị nghi ngờ nhưng lô hàng vẫn tiêu thụ bình thường. Đến khi có kết quả sản phẩm dương tính với chất cấm thì thịt đã vào bụng người tiêu dùng.

Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.

Tin khác

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động