Kinh hoàng chợ thịt lợn bẩn

Gần 10 năm nay, từ 2h – 5h30’ sáng, trước cây xăng ở xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội thường diễn ra phiên chợ “lợn bẩn” với quy mô lớn. Giá thịt lợn ở đây rẻ đến khó tin, chỉ từ 20. 000 đồng – 70. 000 đồng/1 kg.

Lợn “nguội” giá… 20.000 đồng

3h sáng một ngày đầu tháng 1, mưa phùn ướt nhẹp, dưới ánh đèn vàng vọt tại tỉnh lộ 419 đoạn qua xã Phú Bình huyện Thạch Thất, hàng trăm con lợn đã được mổ phanh, đặt tạm trên phản, bao tải cáu bẩn, thậm chí là dưới nền đất đầy rác rưởi. Lại gần, mùi tanh nồng, ngái ngái bốc lên.

Cảnh mua bán ở đây thật lạ, người mua lật qua lật lại tảng thịt, xem màu, ấn, cấu và… ngửi để trả giá. “Sở dĩ phải dùng “biện pháp nghiệp vụ” như vậy vì ở đây có nhiều loại thịt như thịt lợn “nguội” (chết – PV), lợn ốm, thịt lợn sề, thịt lợn ế. Tùy loại thịt mà có giá khác nhau. Nếu không tỉnh táo và có kinh nghiệm chọn hàng thì lỗ chổng vó”, một người đàn ông vừa cúi mặt xuống tảng thịt để ngửi vừa nói.

Trong vai một người cần mua lượng thịt lợn lớn, thường xuyên để đưa vào công ty, chúng tôi tiếp cận với chủ hàng. Theo đó, giá cả mỗi loại mỗi khác, từ 20 – 70. 000 đồng/kg. Cần bao nhiêu, chỉ cần gọi điện trước là có ngay. Một số chủ hàng còn gợi ý cách tẩy mùi, đánh lừa thị giác người tiêu dùng bằng cách vảy máu tươi, ướp hàn the, muối diêm để “phù phép” thịt lợn “bẩn” thành thịt lợn tươi.

3h30 sáng, theo quan sát của chúng tôi, hai người đàn ông và một phụ nữ đi trên chiếc xe tải, mua một lượng lớn thịt lợn ở đây, quẳng lên xe một cách nhanh chóng. Chỉ khoảng 30 phút, chiếc xe lao vội ra Đại lộ Thăng Long, phóng thẳng vào trung tâm thành phố. Bám theo chiếc xe này, chúng tôi đến chợ Minh Khai (Bắc Từ Liêm). Tại đây, số thịt lợn này được bán cho nhiều tiểu thương. Người mua nhiều thì 1 – 2 con, người ít thì 1/4 hoặc 1/2 con. Mua xong họ quẳng lên xe máy, tỏa đi mọi ngóc ngách ở Thủ đô.

Không dừng lại ở đó, tối 15/3/2015, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trở lại khu chợ này. Mới chỉ 2h30, người mua, kẻ bán đã tập trung kín hai bên đường trước cây xăng Bình Phú. Trong vai một tiểu thương, chúng tôi tiếp cận khu chợ. Tình trạng vẫn thế, vẫn để thịt dưới đất hoặc trên tấm bạt xanh đỏ, tạm bợ, bẩn thỉu. Giá bán kiểu “đổ đồng”, ước lượng và không bán riêng từng loại thịt như chúng ta thường thấy ở chợ.

Bên cạnh một số người bán thịt “tươi”, nhiều người lại bán loại thịt lợn có màu trắng bệch, bốc mùi. Thậm chí có con, người bán còn khoét chỗ thịt thối, đã phân hủy vứt đi. Chỗ còn lại vẫn gạ bán cho mọi người với giá ưu đãi. Khi chúng tôi lại gần hỏi giá, người đàn ông mặt quắt, đen đúa, nói gọn lỏn: “20”. Một người phụ nữ đứng cạnh chúng tôi, vội ngồi xuống, cúi rạp người, hít một hơi rồi quay ngoắt mặt, nhăn mũi: “Thịt thối quá”. “Thịt nguội tôi mới bán giá 20 chứ. Không mua thì thôi”, người đàn ông vẻ khó chịu đáp.

Quan sát, thấy người đàn ông và phụ nữ mua 4 con lợn ở các hàng khác nhau, vứt lên chiếc xe “cải tiến”, không có bạt che, buộc sau chiếc xe máy, chuẩn bị đi. Chúng tôi vội lên xe, ra đại lộ Thăng Long chờ trước. Khoảng 10 phút sau, chiếc xe xuất hiện, bám theo chiếc xe, chúng tôi có mặt tại chợ Quốc Oai. Đứng từ xa để ý, chúng tôi thấy hai vợ chồng này nhanh tay “pha” thành các loại, xếp ngay ngắn trên phản thịt. Trời hửng sáng, nhiều người đến lấy lượng thịt lớn để đi bán rong. Thỉnh thoảng có người phụ nữ đi thể dục sáng sớm cũng ghé qua mua vì tưởng… thịt lợn tươi mới mổ.

Liệu có bảo kê?

Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ông Hoàng Vĩnh Hiền, Đội trưởng Đội QLTT số 21 (Chi cục QLTT Hà Nội) khẳng định: “Thịt lợn bán về đêm ở Bình Phú do UBND xã Bình Phú và trạm thú y quản lý, thu phí và kiểm dịch rồi nên không có vấn đề gì đâu. Còn đối với Đội quản lý thị trường thì về ban đêm không làm việc, chỉ khi nào có yêu cầu phối hợp mới làm. Theo quy định thì chỉ có cơ quan thú y mới được phép kiểm tra kiểm dịch việc giết mổ. Nếu phát hiện bất thường thì báo cho quản lý thị trường xử lý”.

Còn theo ông Nguyễn Duy Đáng, Trạm trưởng Trạm thú y huyện Thạch Thất thì điểm bán thịt lợn ban đêm tự phát tại Cống Đặng, xã Bình Phú hoạt động từ năm 2008 đến nay. Khi chợ hoạt động, lúc nào cũng có cán bộ thú y để nắm bắt tình hình nên không thể có chuyện buôn bán lợn ốm chết.

Khi phóng viên hỏi thịt lớn có đóng dấu kiểm dịch tại chợ hay không, ông Đáng cho biết là không được phép đóng dấu, mà chỉ đóng dấu ở cơ sở giết mổ. Cán bộ thú y túc trực ở đó chỉ kiểm tra an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm. Khi chủ lò đổ hàng xuống bán, cán bộ thú y sẽ nhìn bằng cảm quan, trình độ chuyên môn thấy thịt đảm bảo ATVSTP thì mới cho giao dịch. Người này cũng kiêm luôn việc thu phí vệ sinh thú y với mức135 đồng/kg. Mỗi tháng, cán bộ này nộp khoán vào ngân sách 1,5 triệu đồng và có trách nhiệm tẩy rửa, khử trùng sạch sẽ sau khi chợ tan.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, việc kiểm dịch ở đây lỏng lẻo, đa phần chủ lò mổ thường đem hàng đến, bán ngay cho người đến lấy. Mỗi con lợn đem đến đây đóng phí 10. 000 đồng. Người đến mua, phải trả tiền trông xe 3.000 đồng.

Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Người ăn thịt lợn ốm chết nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Có thể chia ra thành hai loại như sau: Loại thứ nhất là lợn ốm, chết do các bệnh như than, lở mồm long móng, nhiễm khuẩn, tai xanh, người ăn có thể lây bệnh liên cầu khuẩn, lở mồm, tả, tụ huyết trùng. Còn đối với lợn chết trong quá trình vận chuyển do để lâu ngày không mổ ngay dễ sinh ra vi khuẩn và gây các chứng bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa.

Tuấn Trung – Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động