Nữ cán bộ gương mẫu, học tập và làm theo lời Bác

(LĐTĐ) Từng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Tự (Thường Tín, Hà Nội), trong suốt thời gian công tác, cô Hoàng Thị Cúc luôn dành hết tình yêu thương cho học trò. Sau khi nghỉ hưu, cô tiếp tục đảm nhận vai trò của người cán bộ hưu trí, tham gia công tác ở địa phương với những hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với những đóng góp của mình, năm 2018, cô vinh dự được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh là tấm gương “Người tốt việc tốt”của thành phố.
nu can bo guong mau hoc tap va lam theo loi bac Khát vọng được cống hiến và sáng tạo của nữ cán bộ trẻ
nu can bo guong mau hoc tap va lam theo loi bac Nữ cán bộ năng động, trách nhiệm

Dành hết tình thương yêu cho học trò

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Xuân Mai (Hòa Bình), năm 1987 cô Hoàng Thị Cúc trở về Trường Tiểu học Văn Tự (Thường Tín, Hà Nội) giảng dạy. Trải qua nhiều vị trí công tác với chuyên môn được đánh giá cao, đến năm 2007 cô được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Gần 30 năm gắn bó với trường, cô Cúc dành mọi tâm huyết của mình để xây dựng lên một môi trường học nghiêm túc, luôn đạt các thành tích cao trong các phong trào thi đua của ngành giáo dục cũng như của địa phương, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thầy và trò có cơ hội giảng dạy và học tập tốt nhất, đạt kết quả cao nhất.

Cô Cúc chia sẻ, để đồng nghiệp, học sinh tin yêu, người làm công tác quản lý cũng luôn phải gương mẫu trong mọi việc, có sự đồng cảm, gần gũi với tất cả mọi người, không có thái độ bề trên, xa cách. Cũng chính điều đó đã giúp cô có được tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh. “Với tôi, chuyên môn tốt, quản lý tốt chỉ là một phần của sự thành công, quan trọng nhất là mình phải đi sâu, đi sát vào đời sống anh em đồng nghiệp, quan tâm tới từng hoàn cảnh học sinh, thấu hiểu và chia sẻ với gia đình các em… thì mới có được sự đồng hành, giúp đỡ trở lại của tất cả mọi người, nhờ đó mình mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

nu can bo guong mau hoc tap va lam theo loi bac
Cô Hoàng Thị Cúc chia sẻ về công việc của mình.

Với suy nghĩ như vậy, trong nhiều năm liền, cô đã tự nguyện đóng góp, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường, đồng thời tích cực kêu gọi, vận động mọi người ủng hộ tiền mặt, gạo, quần áo cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đồng bào chịu lũ lụt ở miền Trung. Cụ thể, trong năm học 2014 - 2015, cô và mọi người đã ủng hộ được 20 triệu đồng, 3 tấn gạo và trên 100 bộ quần áo; năm học 2015- 2016, cô và mọi người ủng hộ được 20 triệu đồng, 125 bộ quần áo, trên 300 bộ sách bút; năm học 2016 - 2017 ủng hộ trên 30 triệu đồng cho 32 học sinh nghèo, ủng hộ 23 triệu đồng cho 1 em học sinh bị bệnh hiểm nghèo trong trường; năm 2017- 2018 ủng hộ 20 triệu đồng và 43 bộ quần áo cho học sinh… Ngoài ra, cô Cúc đã trực tiếp mua Thẻ bảo hiểm y tế cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có điều kiện để tham gia bảo hiểm y tế tại trường, với mong muốn các em sẽ được đảm bảo quyền lợi khi không may đau ốm.

Cả tuổi thanh xuân, cô dành trọn tâm huyết cho ngôi trường nhỏ cũng là cả một hành trình dài cô bền bỉ, gắn bó với từng hoàn cảnh, từng em học sinh. Cho tới giờ, khi được hỏi lại, cô không nhớ rõ đã giúp đỡ bao nhiêu học trò có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt, có công việc ổn định, thành đạt sau này.

Trầm ngâm một lúc, cô chợt nhớ ra và cười rất tươi. Cô kể, năm ấy có em học sinh học rất giỏi, nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, đến kỳ thi học sinh giỏi môn ngoại ngữ mà bố mẹ lại không đưa đi thi được, nhà lại xa nên không tự đi được. Cô không ngần ngại lấy xe đèo học trò lên Hà Nội đi thi. Trong lúc chờ học trò làm bài, cô ngồi quán nước ở cổng trường, có phụ huynh bắt chuyện, hỏi thăm, cô chỉ giới thiệu mình là bác, đưa cháu đi thi vì bố mẹ cháu bận.

Trò chuyện rất lâu cho đến khi buổi thi kết thúc, học trò vui vẻ chạy đến khoe về kết quả làm bài, mọi người mới biết cô là hiệu trưởng. Sau kỳ thi ấy, em đạt giải Khuyến khích. Cô bảo, cô thích cách người khác tôn trọng mình vì có những học trò giỏi và thành đạt hơn cái chức danh hiện có. Bởi chức nào thì cũng chỉ có một thời gian nhất định, những điều tốt đẹp mình có thể làm cho người khác mới là cái đọng lâu nhất và khiến mình tự hào hơn cả.

Cô cũng còn nhớ trường hợp của một học sinh bị thiểu năng, mỗi giờ giải lao cứ chạy vào phòng đòi cô cho mượn máy tính để chơi. Cô không ngần ngại nhường máy tính cho em, kiên nhẫn ngồi cạnh như một người bạn, cùng em đó chia sẻ niềm vui, đồng thời chỉ bảo cho em học. Cô nghĩ, những đứa trẻ khuyết tật nếu mình không dành cho chúng tình thương yêu, sự bao dung và chăm sóc hơn những đứa trẻ bình thường thì chúng sẽ không thể hòa nhập được với cộng đồng, nói gì đến việc học. Bởi thế, thời gian rảnh, cô thời gọi em lên phòng để hướng dẫn cho em học. May mắn là chứng bệnh của em ngày càng được cải thiện, sau một thời gian đã có thể theo học cùng với các bạn đồng trang lứa.

Cách đây 3 năm, có trường hợp học sinh lớp 5 do đùa nghịch với bạn nên bị ngã từ tầng 2 của lớp học xuống đất, chấn thương vùng đầu, gia đình khó khăn, mẹ lại mắc ung thư vú. Vì thế mà em không có tiền để chữa trị. Trong suốt thời gian em nằm viện, cô Cúc là người chạy vạy ngược xuôi kêu gọi sự ủng hộ của nhiều người để chạy chữa cho em. Với số tiền hàng chục triệu đồng quyên góp để lo viện phí, sau một thời gian em đã có thể ra viện và đi học bình thường. Cô còn nhớ, ngày em đi học trở lại, bố em đèo đến trường, tay em cầm cái bánh mì vừa đi vừa ăn từ cổng trường vào lớp. Hình ảnh đó của đứa học trò tưởng chừng không qua khỏi sau vụ tai nạn, làm cô xúc động đến nghẹn ngào.

Noi theo tấm gương Bác Hồ

Một năm sau nghỉ hưu, cô trở về địa phương với nhiều tâm huyết, mong muốn sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho công tác thiện nguyện. Hằng ngày, cô đọc sách, nghiên cứu tài liệu, chính sách để vận động mọi người tự nguyện tham gia; bên cạnh đó, cô tích cực liên hệ với các tổ chức từ thiện, kêu gọi ủng hộ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong chính ngôi trường cô đã 30 năm gắn bó và những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt tại nơi mình sinh sống. Với những đóng góp của mình, năm 2018, cô vinh dự được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh là tấm gương “Người tốt việc tốt”của thành phố.

Ở địa phương, cô được bà con lối xóm hết mực tin tưởng, yêu quý. Với cô, đó là niềm động viên, khích lệ vô cùng lớn và có ý nghĩa. Khi biết mình được lựa chọn là một trong những tấm gương "Người tốt việc tốt" của thành phố, cô rất vui và tự hào, nhưng cũng rất đỗi khiêm tốn. Cô bảo, mọi người ưu ái, dành cho tôi nhiều cơ hội hoàn thành tốt nhiệm vụ nên mới có được điều đó, vinh dự đó cũng chính là của tất cả mọi người.

Tôi hỏi, có bao giờ cô cảm thấy tiếc nuối hay hối hận về những việc đã làm, trong khi bản thân và gia đình cô vẫn không được dư dả về kinh tế? Cô chỉ cười, nếu nghĩ cho mình nhiều quá thì sẽ không làm được gì có ích cho người khác. Cô chỉ nghĩ một điều, cho dù mình còn khó khăn mặt này, mặt khác, nhưng nhìn ra xung quanh thì mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Thậm chí có nhiều người còn không có được cơ thể lành lặn như mình.

Bởi vậy, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn là việc nên làm, mình nghĩ như vậy nên không thấy tiếc nuối gì cả. Vả lại, công sức của mình bỏ ra cũng có đáng là bao so với nhiều người khác trong xã hội. Với cô, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là động lực để cô cố gắng, là tấm gương để cô học hỏi noi theo. Cô cũng bày tỏ mong muốn, tất cả mọi người, nhất là thế hệ trẻ sẽ luôn cố gắng hoàn thiện mình, làm tốt nhiệm vụ của mình trong xã hội, đồng thời sống "tử tế", nhiệt huyết với các phong trào tình nguyện để cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn.

Nhiều học sinh cũ của trường dù công tác ở xa, đến nay vẫn thường xuyên gọi điện, thăm hỏi. Những người ở gần thì mỗi khi có dịp lại đến chơi với cô. Với cô Cúc, được các học trò dù đã rời mái trường vài chục năm nhưng vẫn nhớ đến thầy cô, đó là niềm hạnh phúc không có gì lớn hơn được. Cõ lẽ vì thế mà cho dù sau bao nhiêu năm công tác, cô đang ở trong ngôi nhà chật chội với 3 thế hệ con cháu, nhưng lúc nào cô cũng cảm thấy vui vẻ, yêu đời.

Trước khi chính thức nghỉ hưu, ngoài bàn giao công việc, cô Cúc còn gửi gắm những thầy cô ở lại lưu ý, giúp đỡ những trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất có thể, để các em không phải bỏ học giữa chừng. Có hôm, cô gọi một em học sinh cuối cấp thuộc diện học sinh nghèo, cô đưa cho một tệp vở và nói: “Đây là vở của cá nhân cô tặng cho em, mong em cố gắng học thật tốt. Cô đã nhờ các thầy cô ở lại, mọi người sẽ giúp đỡ để em có điều kiện học tập tốt nhất, cố lên em nhé”.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chứng kiến Lễ khởi công xây dựng tuyến đường Đặng Thai Mai giai đoạn 1, phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

(LĐTĐ) Sáng ngày 15/1, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng đợt 3/2/2025 tới các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng dự và trao Huy hiệu Đảng tới các đảng viên.
Trao 1.850 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Trao 1.850 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn quận Thanh Xuân tổng số tiền 1,016 tỷ đồng.
2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1

2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1

(LĐTĐ) Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Lần đầu tiên, 2025 drone sẽ trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây. Sự kiện mở cửa tự do phục vụ công chúng.
Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025

Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Đã có hơn 300.000 vé tàu Tết Ấy Tỵ 2025 đã được ngành Đường sắt bán ra, tính đến ngày 15/1/2025.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
Giá xăng ngày 16/1 có thể được điều chỉnh tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng ngày 16/1 có thể được điều chỉnh tăng hơn 500 đồng/lít

(LĐTĐ) Theo biến động của giá dầu thế giới tuần qua, một số chuyên gia dự báo, ngày mai (16/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 250 - 550 đồng/lít…

Tin khác

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Xem thêm
Phiên bản di động