Nông thôn "thông minh" trong kỷ nguyên công nghệ

(LĐTĐ) Những cung đường khang trang, sạch đẹp và mức độ “số hóa” phủ sóng các thôn, xã… cho thấy sự phát triển từng ngày ở những vùng quê trên địa bàn Thủ đô. Không dừng lại ở đó, các địa phương còn đẩy nhanh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh.
Bán hàng rong thời công nghệ số: Làm mới để tồn tại “Chìa khóa” nâng cao chất lượng đào tạo Đề xuất cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô

Những nông dân “say” chuyển đổi số

Nhiều năm trở lại đây, các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh không còn xa lạ với nông dân. Những trang trại “chăn nuôi không người”; “sàn thương mại điện tử”… có thể xem là thành công bước đầu của nông dân thời kỳ 4.0 khi đưa công nghệ vào quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Lương Văn Phương - Giám đốc Hợp tác xã bưởi Đỏ Đông Cao (huyện Mê Linh) cho biết, năm 2020, sản phẩm bưởi Đỏ được công nhận OCOP 4 sao, có đầy đủ tem truy xuất nguồn gốc, việc sử dụng QR Code đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, người tiêu dùng có thể tra cứu các thông tin về sản phẩm, từ đó, hạn chế mua phải những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nông thôn
Thành phố Hà Nội ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cùng chung điểm nổi bật là ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mô hình trồng 80.000 cây lan Hồ Điệp với khoảng 30 màu hoa trên diện tích 2.500m2 của anh Ngô Minh Trưởng (huyện Thanh Oai) đã chứng minh sự bắt nhịp, thay đổi đúng với bước tiến của thời đại công nghệ. Ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, toàn bộ diện tích trồng lan đều được anh Trưởng xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà màng, làm mát được đầu tư đồng bộ.

Quy trình khép kín, từ nhiệt độ, ánh sáng đến việc chăm sóc, tưới nước cho lan… đều được anh đầu tư bài bản, khoa học, thực hiện tỉ mỉ, chỉn chu đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật cao, giúp cây sinh trưởng tốt, tránh được sâu bệnh, mang lại hiệu quả sản xuất cao. Việc ứng dụng công nghệ cao không những giúp anh Trưởng chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, mà còn giúp giảm chi phí nhân công lao động, từ đó giảm được giá thành sản xuất.

Đó là 2 trong số rất nhiều những mô hình ứng dụng công nghệ số hiệu quả. Hiện tại, thành phố Hà Nội có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 185 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 45 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 54 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi; giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố.

Diện mạo mới trên những vùng quê

Không chỉ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, thời gian qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày, cuộc sống của người dân được cải thiện và được thụ hưởng những giá trị thiết thực. Đến với xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, chúng tôi ấn tượng bởi khung cảnh yên bình, khang trang, sạch đẹp và mức độ “số hóa” trong cuộc sống. Hệ thống camera an ninh đã phủ khắp thôn, nhiều mặt hàng của người dân trong xã đã được giới thiệu, quảng bá, giao dịch mua bán qua internet, giúp kích cầu tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Từ những thay đổi đó, Tản Hồng được đánh giá là một trong những địa phương thu được “trái ngọt” từ việc xây dựng nông thôn mới.

Để hoàn thành những mục tiêu chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông minh, thời gian tới, các địa phương cần rà soát, ứng dụng các công nghệ số phù hợp; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể thích ứng và vận hành có hiệu quả ứng dụng khoa học-công nghệ, để từ đó làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Bí thư Đảng ủy xã Tản Hồng Phương Văn Liểu cho hay: “Trong 15 năm qua, xã đã hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Hiện nay, xã triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Với sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, xã Tản Hồng đã khoác lên mình diện mạo mới, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp và chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên”.

Không chỉ riêng Tản Hồng, đổi thay đến với rất nhiều xã trên địa bàn huyện Ba Vì, giúp huyện phát triển khởi sắc trên nhiều mặt suốt 15 năm qua. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 29 triệu đồng năm 2008 lên 55,6 triệu đồng người/năm năm 2022. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, bền vững. Kết cấu hạ tầng đường giao thông, trường học, trạm y tế, trụ sở, nhà văn hóa được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh. 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 14,05% (năm 2008) còn 0,58% (năm 2022).

Xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất cũng có những thay đổi tương tự. Là một trong những xã khó khăn, có xuất phát điểm thấp, đến nay Tiến Xuân đã khoác diện mạo mới. Chẳng khó để thấy đó là điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa... được đầu tư đồng bộ và khang trang. Tại xã đã có hộ dân đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhiều hộ chăn nuôi quy mô trang trại; phát triển nghề trồng rừng (trên núi cao), trồng cây ăn quả (dưới chân núi).

Cùng với diện mạo kinh tế mới, xã tiếp tục có kế hoạch gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống bản sắc dân tộc Mường, nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Có thể nói, với sự lên ngôi của công nghệ, những vùng quê của Thủ đô cũng đã bắt nhịp với hơi thở thời đại, tự trang bị cho mình những kiến thức công nghệ để áp dụng vào sản xuất, biến những vùng quê vốn thuần nông thành những nông thôn mới thông minh.

Nguyễn Hoa

Nên xem

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.

Tin khác

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số

(LĐTĐ) Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) sẽ triển khai 4 mô hình gồm: Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt; chợ thanh toán không dùng tiền mặt; cơ sở kinh doanh thanh toán không dùng tiền mặt; trường học thanh toán không dùng tiền mặt.
Ghi nhận trên 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

Ghi nhận trên 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

(LĐTĐ) Thực hiện công tác kiểm tra, rà soát an toàn thông tin trên không gian mạng, trong tháng 3/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức.
169 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024

169 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Sao Khuê 2024 ghi nhận nhiều sản phẩm - giải pháp mới, những đổi mới sáng tạo công nghệ đa dạng phục vụ nhiều lĩnh vực, cũng như phát triển công nghệ lõi từ các nền tảng công nghệ AI, điện toán đám mây, đến 3D, Big Data.
Cần “chìa khóa” an toàn trong mọi tình huống

Cần “chìa khóa” an toàn trong mọi tình huống

(LĐTĐ) Một trong những vụ tấn công mạng nghiêm trọng diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, nhắm vào Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect, làm cho toàn bộ hệ thống của Công ty này bị tê liệt, nhà đầu tư chứng khoán không thể đăng nhập, thực hiện các giao dịch chứng khoán. Dẫu sự cố sau đó đã được khắc phục, song vấn đề đặt ra trong “thế giới phẳng” về công nghệ làm thế nào để đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch đối với chứng khoán nói riêng, giao dịch của cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cần phải được “ứng phó”, giải quyết trong mọi tình huống.
Ra mắt cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Ra mắt cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

(LĐTĐ) Hiện nay đang xuất hiện hình thức tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin đã xây dựng cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công Ransomware cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Ra mắt nền tảng quản lý bản vẽ trên nền điện toán đám mây

Ra mắt nền tảng quản lý bản vẽ trên nền điện toán đám mây

(LĐTĐ) Với sự ra mắt SaaS CADDi Drawer - nền tảng quản lý bản vẽ trên nền điện toán đám mây (SaaS) được phát triển dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) tại thị trường Việt Nam, CADDi Vietnam kỳ vọng sẽ đồng hành với doanh nghiệp Việt giải quyết các khó khăn tồn đọng trong quy trình vận hành - quản trị sản xuất.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) lưu ý người dùng internet về hình thức lừa đảo trực tuyến qua email, lừa đảo thông qua ứng dụng tiền điện tử… có quy mô quốc tế. Cục An toàn thông tin cũng cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Nhiều lợi ích từ chuyển đổi mã số thuế theo mã định danh cá nhân

Nhiều lợi ích từ chuyển đổi mã số thuế theo mã định danh cá nhân

(LĐTĐ) Việc sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp thay đổi phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý thuế và thuận tiện cho mỗi công dân.
Xem thêm
Phiên bản di động