Nông sản Việt tham gia sân chơi toàn cầu: Nâng cao vai trò liên kết của bốn nhà
Các Hiệp định thương mại: Cơ hội và thách thức với nông sản Việt | |
CPTPP và EVFTA cơ hội nào để nông sản Việt cất cánh? |
Áp lực vượt rào cản phi thuế quan
Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bắt đầu tư tháng 9/2019, nông sản xuất khẩu sẽ chính thức bị kiểm soát chặt chẽ khi vào thị trường châu Âu. Đây là thông điệp được Liên minh châu Âu đưa ra đối với các loại hàng nông sản nhập khẩu từ các nước trong đó có Việt Nam. Theo đó, Để tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thực hiện kiểm tra các lô hàng xuất khẩu theo đúng quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu.
Đối với các lô quả có múi và xoài tươi xuất khẩu, phải được sản xuất từ các vườn đã được cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra và đảm bảo không nhiễm ruồi, không bị sâu đục quả. Thông tin về vườn không nhiễm ruồi hoặc thông số về xử lý phải được ghi vào Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật để đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Con đường duy nhất cho nông sản xuất khẩu đó chính là nâng cao chất lượng sản phẩm. |
Như vậy, các sản phẩm nông sản xuất khẩu sẽ ngày càng phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn cao khi ra thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường châu Âu. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) chính thức được ký kết hôm 30/6/2019 mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, song có thể thấy, những hàng rào phi thuế quan mới chính là những rào cản lớn, đặc biệt là với mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Lâu nay, đối với thị trường châu Âu, hàng nông sản của Việt Nam vẫn hay gặp phải những rắc rối liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, rau củ quả là mặt hàng hay bị “tuýt còi” khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Còn nhớ, châu Âu cũng từng cảnh báo Việt Nam liên quan đến các loại rau thơm không đạt chất lượng, rau quả bị nhiễm sâu đục quả… Có thời điểm, Cục Bảo vệ thực vật buộc phải thông báo tạm dừng cho phép xuất khẩu năm mặt hàng rau sang châu Âu.
Trong khi đó, với nhóm hàng nông sản khác như thủy sản cũng không phải ngoại lệ. Hồi tháng 5/2019, Hệ thống Cảnh báo nhanh của Liên minh châu Âu đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) đã thông báo, có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc bị giám sát khi nhập vào châu Âu. Nguyên nhân được chỉ ra là bởi những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của châu Âu do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Theo các chuyên gia, châu Âu là thị trường rất khó tính, nhưng nếu nông sản Việt đáp ứng được các yêu cầu sang thị trường này thì cũng sẽ dễ dàng đến được các thị trường khác. Đặc biệt, để đối phó với những hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, các bộ ngành liên quan như công thương, nông nghiệp, khoa học công nghệ cần phải tổ chức ngay các buổi tập huấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất cá thể về các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm nông nghiệp.
Ngoài ra, cần phải xây dựng các trung tâm kiểm định có đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc và con người để kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu cũng như xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu từ đối tác.
Chất lượng là con đường duy nhất
Các sản phẩm nông sản xuất khẩu sẽ ngày càng phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn cao khi ra thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường châu Âu. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) chính thức được ký kết hôm 30/6/2019 mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, song có thể thấy, những hàng rào phi thuế quan mới chính là những rào cản lớn, đặc biệt là với mặt hàng nông sản của Việt Nam. |
Những năm qua, không chỉ tại thị trường châu Âu, nông sản xuất khẩu sang các thị trường khác cũng thường xuyên bị “nghẽn lại” do không đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam, nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn vì vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với hàng xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã bị trả lại hàng do vượt quá mức cho phép dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Châu Âu là thị trường có những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về chất lượng, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cao nhất trên thế giới. Họ kiểm soát sản phẩm nhập khẩu rất nghiêm ngặt, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Việc nông sản Việt liên tục bị “tuýt còi” khi xuất khẩu, một phần là do thời gian qua công tác kiểm định chất lượng của chúng ta quá dễ dãi với các doanh nghiệp xuất khẩu, mặt khác là do từ lâu chúng ta quen làm ăn với những thị trường dễ tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm không cao.
Tuy nhiên hiện nay thì khác, khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định EVFTA đặt ra những yêu cầu rất cao đối với hàng hóa xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi, làm ăn một cách chuyên nghiệp hơn, giữ chữ tín cho hàng hóa, thương hiệu của mình. Đặc biệt, quan trọng nhất vẫn là người nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp cần phải có bản lĩnh, trình độ để từng bước vượt qua sự kiểm duyệt khắt khe từ các hàng rào kỹ thuật, qua đó, tạo dựng một tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho nông nghiệp Việt Nam trước khi xuất khẩu.
Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, châu Âu là một thị trường có “kỷ luật” nghiêm ngặt, bởi vậy, chất lượng là con đường duy nhất cho nông sản xuất khẩu. Để làm được điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư mạnh mẽ vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là vào khâu chế biến. Đảm bảo khâu chế biến không chỉ giúp tăng giá trị xuất khẩu, mà còn đảm bảo tính bền vững của thị trường xuất khẩu và đảm bảo được yêu cầu khắt khe từ các hàng rào phi thuế quan. Khi đó, nông sản Việt sẽ không phải lo ngại bất cứ thị trường nào, quy chuẩn nào…
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05