Các Hiệp định thương mại: Cơ hội và thách thức với nông sản Việt

(LĐTĐ) Sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và hàng hóa nông sản Việt Nam nói riêng, trong nhiều năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt không chỉ đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực và thế giới.
cac hiep dinh thuong mai co hoi va thach thuc voi nong san viet Nông sản Việt Nam: Nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu
cac hiep dinh thuong mai co hoi va thach thuc voi nong san viet Tuần hàng nông sản Việt Nam 2019 được tổ chức tại thành phố Paris, Pháp
cac hiep dinh thuong mai co hoi va thach thuc voi nong san viet Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu
cac hiep dinh thuong mai co hoi va thach thuc voi nong san viet
Các Hiệp định thương mại mang đến nhiều cơ hội, những thách thức cũng rất lớn đối với nông sản Việt Nam

Thách thức lớn…

Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng nông sản xuất khẩu, các mặt hàng có thế mạnh như gạo, chè, cao su, hồ tiêu... luôn đứng ở tốp 10 thế giới. Từ trước tới nay, Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi trọng vai trò của ngành nông nghiệp và đã có nhiều sự đầu tư thích đáng cho ngành nông nghiệp trong quá trình sản xuất chế biến và tiêu thụ các sản phẩm.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho mục tiêu phát triển trong những năm tới của ngành: “Trong 10 năm tới, Việt Nam phải phấn đấu để trở thành nước đứng trong tốp 15 nước phát triển nông nghiệp nhất Thế giới”. Đấy là những tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Đất nước đã mở cửa và hội nhập kinh tế sâu rộng với khu vực và thế giới, nhiều Hiệp định thương mại đã được kí kết giữa Việt Nam với các nước.

Gần đây nhất là Hiệp định Đối tác và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và Hiệp định thương mại Việt Nam – châu Âu (EVFTA) đã được kí kết, đây là một bước tiến mới trong việc xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường cho sản phẩm hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu đi các nước, điều cần đặc biệt lưu ý là các nước trong 2 hiệp định trên đều là những nước có trình độ phát triển kinh tế cao, với số lượng dân số cộng lại xấp xỉ 1 tỷ người, thu nhập bình quân đầu người hàng năm hầu hết ở mức cao…

Bước vào sân chơi hội nhập toàn cầu, nhiều cơ hội song cũng có nhiều thách thức và rủi ro đang chờ đợi chúng ta. Trước hết nói về thách thức, nhiều năm qua, sản xuất hàng hóa nông sản của Việt Nam tuy có nhiều tiến bộ song về cơ bản sản xuất hàng hóa ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không ổn định, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do trình độ sản xuất còn lạc hậu, giá thành các sản phẩm còn cao. Bên cạnh đó, kỷ luật sản xuất, kỷ luật thị trường lỏng lẻo, sự liên kết hợp tác còn ở trình độ thấp và ít hiệu quả.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì nguồn cung nông sản Việt Nam còn tương đối dồi dào. Nhưng chúng ta đang yếu ở 2 khâu là chế biến và tổ chức thị trường trong và ngoài nước. Còn theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ của Bộ Công thương thì: 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô hoặc sơ chế; kim ngạch xuất khẩu tuy lớn song, phần thu về cho đất nước lại rất khiêm tốn, nhiều mặt hàng chủ lực xuất thô là chủ yếu.

Chúng ta đã để lãng phí nguồn lực mà hiện nay đang sở hữu. Với những sản phẩm thô như chè, cà phê, hạt tiêu... nếu được chế biến sâu ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, thì giá trị gia tăng có thể gấp từ 5-10 lần hoặc nhiều hơn thế nữa. Nói như vậy để thấy vai trò của chế biến sâu quan trọng như thế nào đối với những hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam từ trước tới nay.

Trong thực tế, Việt Nam cũng có tổ chức chế biến song, 70% doanh nghiệp đầu tư công nghệ ở mức độ trung bình hầu hết là lạc hậu rất xa so với các nước tiên tiến trên thế giới. Sản phẩm ít có được thương hiệu đặc trưng và thương hiệu mạnh. Nhiều hàng hóa Việt Nam xuất khẩu thô, sau khi sang biên giới các nước đã trở thành hàng hóa mang thương hiệu của các nước khác rồi.

Ngoài những thách thức kể trên, hàng hóa nông sản của nước ta còn bị những thách thức khác như, vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... vì chưa được quản lý chặt chẽ nên bị ép cấp, ép giá khi mua vào để sử dụng hoặc mua phải hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, làm thiệt hại nặng nề cho người sản xuất. Hàng hóa khi sản xuất ra đến kì thu hoạch vì không có điều kiện bảo quản đúng tiêu chuẩn, ít kho dự trữ chiến lược, dẫn tới tổn thất hao hụt lớn từ 20-30%.

Ngoài ra, còn một số thách thức liên quan đến các chi phí phục vụ cho sản xuất hàng hóa bao gồm, chi phí tổ chức chuỗi sản xuất chế biến, chi phí logistic, chi phí kiểm dịch, kiểm soát ở thị trường nội địa và xuất khẩu còn nhiều danh mục và rất tốn kém bởi các chi phí không đáng có.

Việc đầu tư vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, đôi lúc nhỡ thời cơ cho kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp và các hộ nông dân. Mặt khác cũng cần đề cập đến, đó là sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, hàng hóa ứ đọng do cung cầu mất cân đối từng thời kỳ trong một năm v.v. việc này cũng chưa được quan tâm đúng mức như Hàn quốc, Nhật bản đã làm. Chỉ một mùa lũ, người nông dân hay doanh nghiệp nông nghiệp sẽ gặp điêu đứng khó khăn, thậm chí đưa tới phá sản thua lỗ.

Cùng với đó, nông sản Việt cũng gặp những thách thức về lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù có những cơ hội, do biểu thuế xuất khẩu sang các nước giảm nhanh theo các hiệp định đã được kí kết song không phải tất cả mảng xuất khẩu là màu hồng. Hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam vừa phải bị thử thách bởi những rào cản kỹ thuật ngày càng nâng cao, chặt chẽ hơn của các nước. Đồng thời, các nước nhập khẩu hàng hóa rất quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc, rộng ra…

Thậm chí, nhiều nước còn quan tâm đến các lĩnh vực khác có liên quan đến sản xuất hàng hóa như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, vấn đề sử dụng lao động trẻ em, minh bạch công khai trong quá trình sản xuất hàng hóa của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam hiện nay vẫn chưa được công nhận là một nền kinh tế thị trường, chính vì vậy hàng hóa xuất khẩu sẽ phải đối diện với những vụ kiện chống bán phá giá và những rào cản phát sinh khác nữa trong quá trình giao dịch với các nước.

Chuyên gia các nước từng khuyên rằng, muốn xuất khẩu được những hàng hóa có chất lượng trước hết người nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp phải yêu quý trân trọng những sản phẩm của mình làm ra. Phải luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu những nhu cầu sở thích của người tiêu dùng các nước để luôn luôn đổi mới và cải tiến cho phù hợp, đặc biệt cần chú ý nâng cao tính trung thực và trách nhiệm giải trình khi có những vướng mắc giữa các bên.

Đặc biệt trong thời đại công nghiệp 4.0 công nghệ cũng tác động đến sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, việc giao dịch với các đối tác không phải chỉ là làm trực tiếp tất cả mà còn có thể là các giao dịch được thông qua Amazon, Google... Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu còn phải cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu của các nước khác cũng kí kết các hiệp định với các nước mà Việt Nam vừa ký kết.

…Cơ hội lớn

Về cơ hội, ngoài những thách thức mà chúng ta phải vượt qua như đã kể ở trên thì khi Việt Nam ký kết 2 hiệp định, chúng ta cũng có nhiều cơ hội. Trước hết là về cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông sản, với điều kiện thuế xuất ngày càng cắt giảm. Các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm bắt được những cơ hội, cần vượt qua chính mình chớp lấy thời cơ có 1 không 2 này. Trong công tác xuất khẩu hàng hóa, rất cần có sự đồng hành từ Chính phủ, người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất một cách đồng bộ và tổ chức thực hiện một cách nhanh nhạy và hiệu quả.

Còn một cơ hội nữa cũng không kém phần quan trọng, mà chúng ta phải nắm bắt lấy, đó là Việt Nam sẽ tiếp nhận những nhà đầu tư có tiềm năng về nhiều mặt trong lĩnh vực nông nghiệp, có trình độ sản xuất hàng hóa cao với một nền khoa học và công nghệ hiện đại có nhiều kinh nghiệm sản xuất và năng suất lao động trong lĩnh vực cao vượt bậc so với chúng ta. Thông qua công tác đầu tư vào các ngành của đất nước, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để tiếp thu những thành quả tiên tiến của các nước trên thế giới, áp dụng thành công vào công tác sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Nói đến cơ hội, không thể không nhắc tới cơ hội của người tiêu dùng Việt Nam bởi hàng hóa của các nước sẽ thâm nhập ngược lại vào thị trường với thuế xuất ngày càng giảm và nhiều thế mạnh của hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ làm quen với hàng hóa đa dạng phong phú, như hoa quả ở xứ ôn đới, sữa thịt… của các nước có sản phẩm chăn nuôi tiên tiến chất lượng cao và các hàng hóa tiêu dùng khác có nhiều ưu thế.

Kết luận lại, ngoài sự nỗ lực của nông dân và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp , rất cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của nhà nước bộ ngành có liên quan cùng các địa phương trong cả nước. Những việc cần làm đó là: làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất trên thế mạnh của các địa phương, của các vùng miền cả nước, đi đôi với đó là những chính sách đầu tư hợp lý và hiệu quả cho những vùng sản xuất được quy hoạch.

Sản xuất sản phẩm hàng hóa nông sản cần đi đôi với việc phát triển các nhà máy chế biến nông sản, các kho dự trữ, hệ thống giao thông vận chuyển, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả của các tổ hợp sản xuất công nông nghiệp hoàn chỉnh. Vừa nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản, vừa giải quyết đầu và và đầu ra, giảm bớt những tổn thất không mong muốn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa không đạt chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường, cần phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật, bảo vệ những doanh nghiệp nông nghiệp, người nông dân làm ăn chân chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại, liên doanh liên kết giữa các địa phương vùng miền, tạo điều kiện mở rộng hạn điền để sản xuất lớn hàng hóa, đưa khoa học kỹ thuật cơ giới hóa và sản xuất và chế biến sản phẩm...

Làm được những điều trên , chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua những thách thức khó khăn, nắm bắt các cơ hội do các Hiệp định đem lại để phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của dất nước trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu về vàng vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng gia tăng mạnh trong bối cảnh giá kim loại quý này liên tiếp phá đỉnh. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, ngược chiều thế giới, nhu cầu vàng bất ngờ sụt giảm trong quý 3/2024.
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 3/11, giá vàng thế giới giảm nhẹ khoảng 1,9% so với đỉnh 2,790 USD. Vàng nhẫn tròn giảm 100 nghìn đồng/lượng xuống 89 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

(LĐTĐ) Sáng nay (2/11/2024), giá dầu thô trên thị trường quốc tế ổn định nhẹ sau một tuần giảm do những yếu tố như căng thẳng tại Trung Đông và sản lượng dầu kỷ lục từ Mỹ. Cụ thể, giá dầu thô WTI 69,33 USD/thùng, tăng nhẹ 0,33% (tương đương 0,23 USD), dầu Brent 72,94 USD/thùng, tăng 0,4% (tương đương 0,29 USD).
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (2/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 VND/USD, giảm 1 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng 0,34%.
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (2/11/2024), giá vàng trên thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm do sự phục hồi của đồng USD mạnh hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao. Tại thị trường trong nước, nhiều thương hiệu vàng cũng đồng loạt điều chỉnh giảm giá.
Xem thêm
Phiên bản di động