Từ việc “giải cứu” chuối cho nông dân:

Nông dân khi nào thoát cảnh “được mùa mất giá”?

Vài năm gần đây, hết dưa hấu, vải thiều, thanh long, hành tím, và gần đây nhất là chuối… bị ế thừa, nông dân phải “nuốt nước mắt” đổ cho bò ăn. Không ít lần, các tổ chức, cá nhân tự phát giải cứu nông sản, hỗ trợ bà con nông dân đỡ bị thiệt hại. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vấn đề là các ngành chức năng thiếu giải pháp căn cơ giải quyết tận gốc nguy cơ nông sản thừa ế.
nong dan khi nao thoat canh duoc mua mat gia Coi trọng chính sách tam nông
nong dan khi nao thoat canh duoc mua mat gia Để người nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

nong dan khi nao thoat canh duoc mua mat gia

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.Hồ Chí Minh bán chuối giúp nông dân Đồng Nai. Ảnh: K.Q

Đồng Nai lặp lại bài học Vĩnh Phúc Năm 2015, hàng trăm tấn chuối của người dân xã Liên Châu (tỉnh Vĩnh Phúc) bị tồn đọng do thương lái Trung Quốc từ chối mua, phải đổ cho bò ăn, phần thối rữa trong vườn.

Để giúp đỡ nông dân, các tổ chức, cá nhân đã tự phát kêu gọi người tiêu dùng thu mua, hỗ trợ. Bài học “chuối ế” của Vĩnh Phúc chưa kịp lắng xuống, thì từ 1 tuần nay, hàng chục ngàn tấn chuối của người dân trên các địa bàn huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán… (tỉnh Đồng Nai) đang phải đối mặt với tình cảnh rớt giá thảm hại, phải đổ bỏ và mang cho dê, bò ăn, do thương lái không thu mua. Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 24.2, ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai - cho biết: Xuất phát từ các vụ chuối của các năm trước đây, khi chuyển đổi mục tiêu cây trồng, người dân trồng chỉ cần đầu tư từ 150-180 triệu đồng/ha, thu hoạch về 50 tấn/ha, với giá bán 6.000 đồng/kg, người dân có lãi khá cao.

Đặc biệt, vụ chuối năm 2016, giá lên tới 18.000 đồng/ha, lãi rất lớn nên người dân đổ xô trồng chuối khiến “cung” vượt “cầu”, giá chuối rớt tận đáy. “Hiện nay diện tích trồng chuối của cả tỉnh Đồng Nai khoảng 6.500ha, trong đó có 672ha chuối già hương. Nếu như các loại chuối khác như chuối bom, chuối cau… có thể chế biến được để cất trữ, thì chuối già hương để ăn tươi, nên khi tăng diện tích, nếu không bán được cũng không thể chế biến” - ông Huỳnh Thành Vinh cho hay.

Theo ông Trần Lâm Sinh - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Đồng Nai - chuối già hương cấy mô chỉ phục vụ xuất khẩu, không thể ép sấy thành sản phẩm tiêu thụ. Trong nước cũng không ưa chuộng loại chuối này, khi diện tích tăng nhanh, đột ngột, việc xuất khẩu bị giảm lại, nên nhu cầu trong nước không thể tiêu thụ hết được. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các đội tình nguyện, giá chuối đã nhích lên một chút, khoảng 3.000-4.000 đồng/kg. “Với mức giá 3.000-4.000 đồng/kg, với mức giá này, bà con đã có thể có lãi” - ông Huỳnh Thành Vinh khẳng định.

Tuy nhiên, thông tin mà chúng tôi có được, số lượng chuối do các đội giải cứu bán ra không được bao nhiêu so với số lượng chuối đang tồn đọng trong vườn nông dân. Hàng ngàn tấn chuối thấm đẫm mồ hôi, công sức và tiền bạc của nông dân có nguy cơ để thối rục trong vườn. Giải pháp căn cơ để giải quyết tận gốc Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Thanh Tùng - Phụ trách Văn phòng phía Nam - Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) - cho rằng: Các bài học từ các vụ “giải cứu” dưa hấu, thanh long, khoai lang… từ nhiều năm trước đã có nhiều. Vậy nhưng, hầu như năm nào tình trạng này cũng lặp lại.

Khi thấy một mặt hàng nông sản nào đó xuất khẩu tốt, lập tức nông dân đua nhau ồ ạt mở rộng diện tích. Hơn nữa, nông sản chỉ chăm chăm nhìn vào xuất khẩu, mà không chú trọng thị trường trong nước. Vì vậy, khi doanh nghiệp nước ngoài ngừng mua, doanh nghiệp Việt Nam cũng ngừng mua luôn, rủi ro dồn hết lên người nông dân. Để giải quyết căn cơ tình trạng này, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành. Hiện nay, Bộ NNPTNT đang quy hoạch cây ăn quả của cả nước, trong đó đầu tư tập trung quy hoạch ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Tùng, “quy hoạch không có nghĩa là chế tài, mà sẽ thay đổi uyển chuyển dựa trên nhu cầu thị trường và điều kiện của từng địa phương để ứng phó với mọi biến động của thị trường.

Quy hoạch là góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, giải quyết tận gốc vấn đề. Trong đó, người nông dân phải tuân thủ mọi điều kiện mà doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đưa ra, tuân thủ quy trình, quy định về chất lượng nông sản, vấn đề an toàn thực phẩm, mẫu mã, bao bì… để đáp ứng được yêu cầu của thị trường cao cấp”.

Cũng theo ông Lê Thanh Tùng, “giải cứu” nông sản chỉ là giải pháp tạm thời, với số lượng tồn ứ vài chục tấn, chứ nếu số lượng lên đến hàng ngàn tấn, thì không đơn vị nào có thể “giải cứu” nổi. Bà Nguyễn Thị Mai Linh - Trưởng phòng xuất khẩu hàng nông-lâm-thủy sản (Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương) - cho rằng: “Giải cứu” nông sản chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giảm thua thiệt cho nông dân trước mắt, còn về lâu dài, cần phải nắm rõ thị trường để có định hướng đúng trong việc mở rộng diện tích nông sản xuất khẩu. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu nông-lâm-thủy sản bằng cách tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng, hạ mức thuế đến thấp nhất, phá các hàng rào kỹ thuật… tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thêm được thị trường mới. “Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ NNPTNT cung cấp thông tin cụ thể của thị trường từng nước, để định hướng đúng đắn cho người nông dân” - bà Nguyễn Thị Mai Linh khẳng định.

laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.

Tin khác

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Xem thêm
Phiên bản di động