Nới lỏng giãn cách nhưng phải đảm bảo phòng, chống dịch
Nguy cơ hiện hữu
Việc phát sinh những ổ dịch mới là điều không tránh khỏi vì hằng ngày vẫn ghi nhận các bệnh nhân dương tính trong cộng đồng. Các ca nhiễm tại Hà Nội đã giảm nhưng diễn biến dịch vẫn phức tạp. Hai trường hợp F0 ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông khiến người dân không khỏi lo lắng. Còn tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, chùm ca bệnh có triệu chứng ho, sốt… đến nay đã có tới 19 F0. Như vậy, Hà Nội dù đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, song vẫn tiếp tục có những ca F0 xuất hiện trong cộng đồng kể từ khi Thành phố áp dụng các biện pháp nới lỏng giãn cách.
Theo ghi nhận của phóng viên những ngày qua, lượng phương tiện tham gia rất đông trên các tuyến đường cũng làm tăng nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Một số điểm giao thông như đường Láng, Ngã Tư Sở, Vành đai 3… xảy ra hiện tượng ùn ứ, ùn tắc cục bộ, các phương tiện đi lại tấp nập như những ngày không xuất hiện dịch bệnh. Với số lượng đông nghịt của phương tiên giao thông, chỉ một hành động lơ là thiếu cảnh giác của những người tham gia cũng sẽ để lại nhiều hệ lụy khôn lường với xã hội, hệ thống y tế, lực lượng chức năng đang căng mình chống dịch không kể ngày đêm.
Đường phố Hà Nội đã đông đúc trở lại |
Ngay sau nới lỏng giãn cách, đông đảo người dân đã xếp hàng tại phố Thụy Khuê để mua bánh trung thu truyền thống. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng cả trăm mét để đợi đến lượt mua bánh trung thu, thậm chí chờ hàng tiếng đồng hồ. Trước tình hình đó, lực lượng chức năng đã nhắc nhở, yêu cầu người dân giữ khoảng cách và lập điểm bán hàng di động. Đặc biệt, đêm Trung thu, lượng người ra đường quá đông gây khó khăn cho các lực lượng kiểm soát dịch và nếu có ca F0 ngoài cộng đồng thì nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.
Việc nới lỏng giãn cách giúp Hà Nội có thể khôi phục sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh vì trong thực tế rất khó tách triệt để F0 khỏi cộng đồng. Hơn nữa, dịch đã từng lây nhiễm vào các chuỗi cung ứng như người bán hàng, lái xe, chợ… Dù Thành phố kiểm soát chặt chẽ người từ vùng dịch về, vẫn khó tránh khỏi trường hợp không khai báo và tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh.
Một số hàng quán không tuân thủ quy định phòng, chống dịch
Khi nới lỏng giãn cách, theo quy định, các hộ kinh doanh phải ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như như sử dụng mã QR, thực hiện sát khuẩn, khai báo y tế, nhắc nhở khách hàng tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc 5K. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều cửa hàng, đặc biệt là những nơi buôn bán nhỏ, lẻ chưa thực hiện, khách hàng thì vẫn ra vào tấp nập...
Cửa hàng búng chả tại số 79 Trần Quốc Vượng, người dân không thực hiện quét mã QR code |
UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch và triển khai việc quét mã QR để quản lý thông tin khách mua hàng…Theo đó, người đến mua hàng tại trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh hàng hoá thiết yếu, chợ... phải quét mã QR khai báo y tế. Mặc dù vậy, những ngày gần đây rất nhiều nơi không thực hiện theo quy định. |
Theo ghi nhận, tại cửa hàng ăn số 79 Trần Quốc Vượng, quận Cầu Giấy, trong ngày đầu mở cửa, chủ quán có sử dụng dây chắn để hạn chế tiếp xúc với khách hàng, nhưng chỉ ngay ngày sau đó, dây đã bị gỡ bỏ, đồng thời chưa có dụng cụ sát khuẩn, không có mã QR, thậm chí có một nhóm khách hàng ngồi trong quán chờ đồ mang về, không đảm bảo giãn cách.
Còn tại cửa hàng số 72 Trần Quốc Vượng, quận Cầu Giấy, mặc dù có dán mã QR để thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đủ quy định khi được phép kinh doanh sau đại dịch. Ngoài có mã QR, chủ cửa hàng chưa trang bị nước rửa tay sát khuẩn, chưa nhắc nhở khách hàng giữ khoảng cách an toàn, khai báo y tế theo quy định…
Cửa hàng số 72 Trần Quốc Vượng |
“Tôi chưa nhận được lời nhắc nhở nào về việc cần sát khuẩn hay khai báo y tế. Khi đến mua hàng, tôi cứ gọi suất ăn như bình thường, sau đó chủ hàng sẽ mang ra. Tôi nghĩ các quán ăn trên địa bàn cần tuân thủ nghiêm chỉnh hơn nữa quy định về phòng, chống dịch. Chủ hàng là người tiếp cận với nhiều khách đến mua, chỉ một phút lơ là, thiếu trách nhiệm cũng có thể để lại hệ lụy khôn lường”, chị Trần Ngọc Hoa, khách hàng đến mua chia sẻ.
Quan sát tại siêu thị Vinmart ở Khu tập thể D7 Trung Tự, quận Đống Đa, khách hàng ra vào mà không hề quét mã QR, không sát khuẩn… nhân viên không hề nhắc nhở khách hàng đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Cũng tại một số cửa hàng kinh doanh bánh, mứt, kẹo, cửa hàng ăn uống trên phố Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm, nhiều khách hàng không quét mã QR, không thực hiện sát khuẩn...
Tại siêu thị Vinmart ở D7 Trung Tự, quận Đống Đa, khách hàng không quét mã QR, nhân viên cũng không nhắc nhở các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch |
Để tạo điều kiện cho người dân được kinh doanh, buôn bán trở lại, UBND thành phố Hà Nội đã có biện pháp nới lỏng, từng bước phục hồi kinh tế. Song hành cùng điều đó, chủ các cơ sở, cửa hàng kinh doanh cần đáp ứng được các yêu cầu khi mở cửa trở lại, đặc biệt là hướng dẫn khách hàng mua hàng đúng quy định và giữ khoảng cách an toàn. Nếu nhiều cửa hàng tiếp tục không đảm bảo yêu cầu, dịch bệnh có thể bùng phát gây cản trở đến đời sống sinh hoạt.
Khi Thành phố càng nới lỏng giãn cách xã hội thì càng phải quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch. Nới lỏng là điều cần thiết để khôi phục đời sống, từng bước hồi phục phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dịch bệnh luôn hiện hữu, có thể bùng phát bất cứ lúc nào, vì vậy, người dân không được phép chủ quan, lơ là, đặc biệt hạn chế đi ra đường trong trường hợp không thật sự cần thiết.
Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22