“Nơi gặp gỡ đất trời”

(LĐTĐ) Tọa lạc trên sườn núi cao hơn 1.500m so với mực nước biển, Sa Pa (Lào Cai) được ví là nơi gặp gỡ giữa đất trời, với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ.
Sa Pa hút khách du lịch sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 Kỳ tích trên “Nóc nhà Đông Dương”

1. Một ngày đầu xuân, vẫn còn dư âm của Tết cổ truyền, tạm xa Hà Nội, chúng tôi chọn Lào Cai để thực hiện chuyến đi thực tế đầu tiên của năm, cũng là dịp để mọi người “refresh” bản thân trước thềm năm mới. Sau khoảng thời gian chừng 4 tiếng đồng hồ di chuyển trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai, chúng tôi có mặt ở thành phố Lào Cai. Thành phố đã có những sự đổi thay đáng kể trong những năm gần đây. Bỏ lại phía sau sự sầm uất của thành phố vùng biên ải Cốc Lếu, chúng tôi theo ngã rẽ với quanh co đèo dốc hơn 30 cây số để đến với Sa Pa.

Tôi đến với Sa Pa không phải là lần đầu tiên. Thếnhưng, mỗi lần trở lại đều cho tôi một cảm giác thật dễ chịu, nhè nhẹ trong đó là một chút an yên, một chút thảnh thơi. Mặc dù, Sa Pa giờ đã khoác lên mình “những tấm áo mới” chứ không còn dung dị như hơn 20 năm về trước, khi lần đầu tôi đặt nhẹ bàn chân của mình xuống thị trấn mờ sương này.

Ngày đó, vừa tốt nghiệp đại học, mang theo ước nguyện được thỏa sức thưởng ngoạn, khám phá những miền đất xinh đẹp, tôi xách ba lô lên đường hòa vào dòng du khách lên Sa Pa - “nơi gặp gỡ đất trời”.

Sau này, tôi còn trở lại Sa Pa nhiều lần khác nữa, cũng có khi đi với bạn bè, cũng có khi đi cùng gia đình, xen vào đó có những chuyến độc hành, là khi những nắng mưa cuộc đời khiến mình “đuối sức” và cần một nơi để an trú, “chữa lành” rồi vững chãi trở lại “bung xõa” với đời. Có thể nói, Sa Palà một phần ký ức của tôi mà đôi khi bất giác “chạm vào”, vẫn khẽ mỉm cười!

2. Trước chuyến đi, bạn tôi nhắc nhẹ: “Sa Pa giờ đã thôi… lặng lẽ! Không còn là nơi trú ngụ cho một nỗi niềm”. Nhưng hóa ra không phải vậy, tôi vẫn tìm thấy một Sa Pa lặng lẽ, nối dài từ ký ức. Lặng lẽ mà tha thiết! Và, lần trở lại này tôi may mắn được gặp và nghe kể về những “mảnh đời” mới, những “mảnh đời” đã vươn mình, rực rỡ hơn từ chính sự đổi thay mạnh mẽ của thị trấn trong sương này. Đó là câu chuyện về Má A Tông - chàng trai người dân tộc Mông, dân tộc chiếm tới một nửa dân số ở Sa Pa.

Trước năm 2016, Tông phải chật vật với đủ thứ nghề để sống. Từ bốc vác thuê tại ga tàu, làm porter dẫn khách leo Fansipan, thậm chí đến cả việc vượt biên sang Trung Quốc làm thuê anh cũng đã thử. Tuy nhiên, cái nghèo vẫn đeo bám Tông như một thứ “di sản gia truyền”. “Làm tối mắt mà con cái vẫn phải ăn ngô độn. Thóc vừa gặt chỉ ba tháng là cạn bồ”, Tông nhớ lại.

Thế rồi, nhờ có kinh nghiệm làm du lịch, Tông được tuyển vào làm nhân viên tại tuyến cáp treo Fansipan của Tập đoàn Sun Group khi Tập đoàn này đầu tư phát triển du lịch ở Sa Pa. Thoáng chốc đã gần 7 năm. Có công việc và thu nhập ổn định, Tông lấy vợ, sinh còn rồi “cất” nhà mới, cuộc sống sang một trang mới, viên mãn hơn!

Chuyện của Má A Tông là câu chuyện rất dễ bắt gặp ở Sa Pa, đặc biệt từ khi có sự đầu tư của Tập đoàn Sun Group với những sản phẩm du lịch như khu du lịch Sun World Fansipan Legend, khách sạn 5 sao quốc tế Hotel de la Coupole - MGallery Sa Pa.

Có lẽ hiếm công trình nào có sức ảnh hưởng lớn tới diện mạo Sa Pa như cáp treo Fansipan. Tuyến cáp của những kỷ lục sau 7 năm ra đời đã đánh dấu sự chuyển mình không chỉ của ngành du lịch, mà còn tác động rất tích cực tới cuộc sống của người dân địa phương.

Giống như Tông, Chảo Láo Sử, chàng trai người Dao cũng lớn lên với ký ức tuổi thơ là những mái nhà không đủ ấm và những ngày nheo nhóc theo mẹ lên nương. Mặc dù, được suất tuyển thẳng vào Đại học Bách Khoa Hà Nội nhưng vì cái nghèo mà Sử phải từ bỏ giấc mơ đại học để vừa đi làm nuôi gia đình, vừa học Trung cấp Y tế Lào Cai. Sau 2 năm, tấm bằng trung cấp vẫn không giúp anh có được công việc ổn định, Sử về bản làm nương rẫy, vay vốn chăn nuôi.

Nhưng đến đầu năm 2016, cuộc sống của những gã trai bản địa như Sử và Tông đã rẽ theo hướng khác. Cáp treo Fansipan khánh thành đã không chỉ mở ra một chương mới cho ngành “công nghiệp không khói” ở Sa Pa mà còn giúp Sử, Tông và hàng trăm cư dân bản địa khác thực sự đổi đời.

“Nóc nhà Đông Dương” kể từ khi có tuyến cáp cũng đã đón hàng trăm chàng trai, cô gái trẻ từ khắp nơi tìm tới. Nhiều người trong số họ đã chọn, gắn bó và coi đây là quê hương thứ hai.

Nhìn trên diện rộng hơn, cáp treo Fansipan cũng là công trình góp phần thay đổi diện mạo Sa Pa thị trấn từng lặng lẽ suốt nhiều thập kỷ.

Du lịch phát triển cũng là cơ hội để Sa Pa chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nếu như trước kia, 90% người thiểu số ở Sa Pa đốt nương, làm rẫy, phá rừng trồng thảo quả thì giờ đây, con số đó không nhiều. Từ một nền kinh tế nặng về nông nghiệp, nhiều người dân đã tự chuyển đổi sang làm nhà hàng, khách sạn hay nuôi trồng các loại đặc sản phục vụ ngành du lịch; nhiều bạn trẻ có được công việc ổn định với mức thu nhập khá, ngoài trang trải cuộc sống hàng ngày còn có “của để dành”, không còn phải tất tả về xuôi làm thuê, làm mướn.

3. Sa Pa hiện tại vẫn có những nét độc đáo rất riêng ở cả 4 mùa trong năm. Và, ca từ của bài hát “Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời” vẫn như đang mời gọi du khách:

“Vang tiếng khèn chàng trai xuống chợ, hẹn gặp ai mà sao vui thế

Tiếng đàn môi em nói điều gì cho ta ngồi bên nhau đêm nay

Sa Pa chiều nghiêng huyền thoại, mặt trời mọc lên từ má em

Phố nhỏ hiện lên từ trong mây, ơi Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời

Bốn mùa hoa trái và mùa con trai hát gọi con gái

Đắm say phiên chợ, ai về cùng Sa Pa?”

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

(LĐTĐ) Nhiều chiến dịch ra quân để tháo dỡ các công trình làm mất mỹ quan đô thị, cùng các công trình cộng đồng đang được Phú Quốc quyết liệt đầu tư, nhằm lấy lại cảnh quan cho đảo Ngọc.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia, trong đó có hai máy bay MIG-21 số hiệu 4324; 5121; xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Xem thêm
Phiên bản di động