Níu giữ… vàng son một thuở
Tranh Đông Hồ được tái hiện trên 300m tường tôn | |
Độc đáo làm tranh dân gian trên mẹt tre |
Đi qua chiếc cầu Hồ, rẽ vào đường bờ đê khoảng một cây số, làng Đông Hồ hiện ra yên bình. Kinh tế phát triển, những nóc nhà cao vợi ở làng cũng vì thế mà nối nhau san sát. Nhưng lạ ở chỗ, hiện giờ cái tên làng tranh Đông Hồ không còn được nhiều người dùng đến. Thay vào đó, người ta hay nhắc đến cái danh hàng mã Đông Hồ hơn. Vì sao ư? Bởi thay vì cảnh phơi tranh la liệt trước đây, giờ những nơi nào có thể phơi nắng được thì đều chất đầy đồ hàng mã.
Trong trí nhớ của các cao niên trong làng Đông Hồ thì nghề làm tranh đã có từ lâu lắm. Cụ thể vào khoảng thời gian nào thì không mấy ai nhớ rõ. Chỉ biết, khoảng thế kỷ XVIII đã có không ít nghệ nhân của làng được mời vào cung. Lại có ý kiến khác quả quyết rằng, cái nghiệp này ra đời ở thời vua Hồ Quý Ly. Bởi thời điểm này người ta bắt đầu ban phát, sử dụng tiền giấy. Họ dùng tiền giấy để giao thương, trao đổi sản vật. Hay nói cách khác, dấu tích đó chứng tỏ nghề in khắc gỗ đã phát triển với trình độ cao. Mà in khắc gỗ, lại xuất phát từ hình thức in kinh Phật. Vậy thì in khắc gỗ - hình thức in tranh, phải có từ nghìn năm về trước. Dĩ nhiên, nếu cứ nương theo sự suy luận thì hẳn nghề in tranh làng Hồ phát tích từ thời điểm ấy…
Giờ đây trong làng rất ít gia đình còn làm nghề tranh. |
…Thuở nghề thịnh, 17 dòng họ làng Hồ cùng làm tranh, cùng gây dựng thương hiệu Đông Hồ nức tiếng Kinh Bắc. Nhưng nay, trải qua không ít biến thiên của lịch sử giờ những người níu giữ hồn cốt của nghề chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Theo một thống kê sơ bộ, hiện tại dòng tranh Đông Hồ chỉ còn khoảng 20 người thực hành nghề và 4 nghệ nhân truyền dạy. Nói như vậy để thấy rằng, nghề làm tranh Đông Hồ những năm gần đây đang mong manh tựa tấm lụa trước gió.
Làm thế nào để giữ được nghề? Đó là câu hỏi thường trực trong đầu các nghệ nhân còn lại của làng Hồ. Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh – người nữ nghệ nhân duy nhất của làng tranh Đông Hồ cũng luôn đau đáu với câu hỏi như vậy. Theo tìm hiểu, bà Oanh năm nay gần 60 tuổi. Thế nhưng, bà là một trong số ít người có trên 40 năm gắn bó với những nét vẽ mộc mạc của tranh Đông Hồ. Theo thông tin riêng của người viết, bà Oanh cũng chính là con dâu của nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam – người có công phục dựng dòng tranh dân gian Đông Hồ năm xưa.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam từng là chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất tranh Đông Hồ. Sau khi hợp tác xã giải thể, ông đã hướng cho con cháu làm tranh tại nhà, quyết lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc qua những bức tranh mộc mạc khi mà cả làng tranh đều đã chuyển sang làm vàng mã.
Cả đại gia đình ông Nguyễn Hữu Sam hơn chục con người ai ai cũng biết làm tranh, từ con trai con dâu cho đến các cháu chắt. Theo lời kể của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, để giữ cho màu sắc của tranh đông Hồ không bao giờ biến mất. khi người ta vứt hết những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ cổ thì gia đình bà lại chia nhau đi xin về. Và hiện tại, ngay trong gia đình bà hiện còn lưu giữ rất nhiều bản khắc có niên đại trên 100 năm.
Nói sâu về nghề làm tranh, nghệ nhân Oanh bộc bạch: “Chỉ gọi là đủ ăn để giữ lấy nếp nghề của cha ông chứ không nghĩ đến làm giàu. Sản xuất tranh truyền thống Đông Hồ cũng là một nghề. Muốn nghệ nhân và người làm tranh bảo tồn bền vững nghề thì nhất thiết sản phẩm tranh phải bán ra được. Hay nói cách khác, tranh phải nuôi sống được họ và nhất thiết phải có đầu ra tốt”.
Mang theo nỗi niềm của nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, chúng tôi tiếp tục ghé vào thăm nhà ông Nguyễn Đăng Chế, gia đình có truyền thống 20 thế hệ làm tranh. Nhắc đến ông Chế, không ít người trong làng hồ hởi khoe rằng, đây là “địa chỉ đỏ” âm thầm gìn giữ những tinh hoa của nghề tranh suốt bao năm nay. Ở trong làng người ta có thể quên nghề tranh nhưng trong khuôn viên gia đình ông thì khác. Nơi đó lúc nào cũng tấp nập với tiếng đục bản khắc và rực rỡ với màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ.
Nghe nói, thời trẻ, ông Nguyễn Đăng Chế cũng theo học Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội và công tác tại nhà xuất bản Mỹ thuật. Và chỉ sau khi về hưu năm 1991, ông mới có thời gian riêng để thực hiện ước mơ ấp ủ của mình. Ông đi tìm mua những bản ván khắc cổ. Đến nay, ông Chế sở hữu khoảng 1000 bộ ván khắc, độ tuổi từ 50 đến 100 năm, trong đó bộ ván xưa nhất hơn 400 năm do cụ tổ 9 đời để lại.
Giã từ làng tranh nức tiếng đất Kinh Bắc, người viết không khỏi băn khoăn bởi như lời những nghệ nhân âm thầm níu nghề tranh như Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Thị Oanh thì họ đều sống được với nghề. Thậm chí, như ông Chế nói, ông còn khá lên được, các con ông khá lên được như ngày nay là nhờ tranh. Nếu như vậy, tại sao gần như cả làng Đông Hồ lại không thể tiếp tục làm tranh mà phải chuyển sang làm hàng mã? Hay phải chăng đó là quy luật thịnh suy tất yếu?
Mong rằng với tình yêu của những người nghệ nhân với làng nghề, dòng tranh quý mang tên Đông Hồ sẽ tiếp tục lưu giữ và phát triền trong nền văn hóa Việt Nam. Để rồi, lớp hậu thế mai này, mỗi khi nghe lời nhắn: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về làng Mái với anh thì về/ Làng Mái có lịch có lề/ Có ao tắm mát có nghề làm tranh…” sẽ đều thấy thổn thức, rộn rã tìm về Đông Hồ.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40