Những việc cần làm ngay khi phát hiện mình là F0

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn cho người nhiễm bệnh cũng như người cùng sống trong gia đình, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 cách ly, điều trị tại nhà cần luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác; không ăn uống cùng với người khác; không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác...
Để bệnh nhân F0 yên tâm điều trị tại nhà Hà Nội thêm 2.832 bệnh nhân F0, cả nước ghi nhận 31 ca Covid-19 do biến thể Omicron F0 tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn cách ly tại nhà 10 ngày

4 điều cần làm ngay

Có thể thấy, điều trị cho F0 tại nhà là biện pháp thích ứng phù hợp với tình hình dịch Covid-19 hiện nay. Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách - Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, khi một người trong nhà có xét nghiệm xác nhận dương tính, việc đầu tiên cần làm là test nhanh Covid-19 cho mọi người trong gia đình. Tiếp theo, gia đình cần chuẩn bị một phòng cách ly cho F0, chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả thành viên khác nên được cách ly riêng rẽ với nhau.

Cũng theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách, khi gia đình có người bị nhiễm, cần làm ngay 4 việc sau: Thứ nhất, lưu lại ngay số điện thoại phòng, chống dịch, số điện thoại được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.

Thứ 2, thống nhất với cả gia đình và người nhiễm về vùng không gian dành riêng cho người bị nhiễm. Thứ 3, phân công 1 người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm. Thứ 4, cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết.

Những việc cần làm ngay khi phát hiện mình là F0
Khi phát hiện mình là F0, người bệnh cần bình tĩnh và làm theo đúng hướng dấn của cơ quan y tế

Vật dụng cần thiết bao gồm: Khẩu trang y tế dùng 1 lần, đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần; găng tay y tế sạch, tối thiểu dùng đủ cho người chăm sóc từ 2-3 tuần; nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp; thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy hoặc các túi nilong màu vàng để lót bên trong thùng; dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người bị nhiễm như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, chậu giặt.

Ngoài ra, cần chuẩn bị bộ đồ dùng trong ăn uống, xà phòng tắm giặt, máy giặt (nếu có); dụng cụ phơi, sấy, tẩy trang; các thuốc đang sử dụng trong nhà có bệnh sẵn như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút với số lượng có thể dùng là ít nhất 30 ngày. Trong thuốc và đơn thuốc, các thuốc và đơn thuốc của bác sĩ đối với người bị nhiễm (nếu có).

“Khi 1 người trong nhà bạn bị nhiễm Covid-19 có nghĩa là bạn và những người khác trong nhà cũng có thể bị nhiễm. Do đó, cả gia đình cần phải cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Các bạn không nên quá lo lắng, tích trữ quá nhiều thực phẩm hay các nhu yếu phẩm khác”, bác sĩ Đỗ Doãn Bách lưu ý.

Bác sĩ Đỗ Doãn Bách nhấn mạnh, trong suốt thời gian cách ly tại nhà, người nhiễm và các thành viên trong nhà cần ghi nhớ 12 công việc cụ thể sau: Cách ly người nhiễm khỏi những người khác, bố trí người nhiễm phòng ngủ và các phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho những người bị nhiễm; luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m đối với người bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt, tuân thủ 4 “Không”: Không ăn chung với người khác; không di chuyển ra khỏi khu cách ly; không tiếp xúc gần với những người khác hoặc động vật nuôi; không dùng chung bát, đĩa, ly uống nước, bộ dụng cụ đồ ăn, khăn tắm hay ga giường với những người khác trong nhà.

Đảm bảo nhà ở luôn thông thoáng, luôn mở cửa sổ, cửa lối đi, nhằm không khí luôn được thay đổi. Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng không khí thổi từ phòng người nhiễm bệnh qua các không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.

Các phương pháp xử trí khi trở thành F0

Việc đeo khẩu trang đúng cách là một trong những điểm đáng lưu ý. Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách, người nhiễm, người chăm sóc và các thành viên trong gia đình cần phải đeo khẩu trang liên tục. Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút cho những người khác. Người chăm sóc thì sẽ phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc ở cùng không gian với người bị nhiễm và những người khác.

Các thành viên trong gia đình, trong hộ gia đình thì phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc cùng không gian với những người khác. Các đối tượng không đeo khẩu trang bao gồm: Trẻ em dưới 2 tuổi, những người gặp khó thở hoặc là không thể tự bỏ khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.

Đặc biệt, theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, khi F0 điều trị ở nhà, nếu có những triệu chứng đơn giản, người bệnh hãy bình tĩnh xử lý. Ví dụ, đối với người lớn: Nếu sốt > 38.5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều, cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. Đối với trẻ em: Nếu sốt > 38.5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.

Đối với triệu chứng ho: Dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. Có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 ≤ 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường; thở rên; rút lõm lồng ngực; phập phồng cánh mũi; khò khè; thở rít thì hít vào; nhịp thở tăng; các chỉ số sinh tồn khác bất thường như chỉ số bão hòa oxy máu giảm: SpO2 < 96%, mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg; đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật; tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân; không thể uống, trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn; trẻ có biểu hiện sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…

Hiện nay, khi dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng điều này khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng. Nhiều người đã tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ. Nói về việc này, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh, khuyến cáo, việc tuỳ tiện tìm mua sử dụng thuốc corticoid và thuốc chống đông khi mới phát hiện dương tính và uống thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn làm cho bệnh nặng và kéo dài hơn.

Ví dụ, ở giai đoạn sớm nhiễm vi rút chưa có viêm, uống thuốc kháng viêm (corticoid) sẽ ức chế vi rút. Điều này sẽ khiến cho cơ thể không thể chống chọi lại vi rút gây ra bất lợi có thể làm cho tiến triển bệnh nặng hơn. Việc uống corticoid khi chưa cần sẽ làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể với vi rút, đặc biệt trong 4 ngày đầu khi bệnh nhân nhiễm. Ngoài ra, khi bệnh nhân chưa cần dùng tới thuốc kháng đông mà đã tự ý dùng thuốc thì có khả năng xảy ra tác dụng phụ, bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng chảy máu.

“F0 khi điều trị tại nhà nên bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Mỗi gói thuốc khi phát cho người dân đã được nhân viên y tế dặn dò cách sử dụng và có cả giấy hướng dẫn trong mỗi gói thuốc”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày khoảng 3.000 ca mắc mới. Do vậy, mỗi người cần tự chuẩn bị kiến thức, trang thiết bị để có những cách xử lý phù hợp.

Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách: Rửa tay thường xuyên cũng là cách giảm lây nhiễm Covid-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước tối thiểu 30s hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Các thời điểm rửa tay hợp lý nhất là: Trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn uống; sau khi ho, hắt xì hơi, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác thải…
Kim Tiến

Bài viết cùng chủ đề

Phòng chống dịch Covid 19

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền cho Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhiều cấp học.
Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

(LĐTĐ) Chiều 29/8, tại Khu đô thị Vùng 4 Hải quân, Cam Ranh (Khánh Hòa) đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, giai đoạn 2023 - 2028.
Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

(LĐTĐ) Có lẽ cái tên "Chợ quê Trung thu" hay "Lễ hội trăng rằm" đã trở nên quen thuộc với học sinh Hà Nội. Không biết từ bao giờ, những "phiên chợ" này đã xuất hiện ở khắp các ngôi trường trên khắp Thành phố, để rồi những cô bé, cậu bé quàng khăn đỏ, những em bé mẫu giáo lại được tung tăng đi chợ Trung thu cùng bè bạn.
Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân sẽ tập trung tổng kiểm tra chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có nguy cơ cháy, nổ cao, hoàn thành trước ngày 30/10/2023. Trong đó, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng, các nội dung liên quan đến an toàn điện, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

(LĐTĐ) Ngày 29/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Đặng Thùy Chi (sinh năm 1982, trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trong quận Đống Đa đã tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều tấm gương “Người tốt, việc tốt” được phát hiện qua các phong trào thi đua liên tục, rộng khắp, hiệu quả trên toàn quận.
Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc vận động thu quỹ Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) tại Trường THCS Tứ Hiệp, UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, kịp thời xử lý với tinh thần cầu tiến, không né trách; đồng thời kiên quyết chấn chỉnh việc thu quỹ đúng theo quy định hiện hành.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động