Để bệnh nhân F0 yên tâm điều trị tại nhà
Những việc cần làm ngay khi trở thành F0
Chị N.T.H tại phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) phát hiện mắc Covid-19 ngày 7/1, sau khi có một đồng nghiệp cùng công ty được xác định là F0 qua test nhanh. Chị H sau đó được test nhanh ngay tại công ty và có kết quả dương tính. Sau khi liên hệ với nhân viên y tế phường qua đường dây nóng, chị H đã được tư vấn và hướng dẫn cách ly, theo dõi tại nhà.
Chị H cho biết, trường hợp của chị là F0 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, gia đình có đầy đủ điều kiện cách ly nên được cách ly ở nhà. Mọi hỗ trợ đều được thực hiện qua điện thoại hoặc tin nhắn Zalo. Ngay sau khi nhận được kết quả F0, gia đình chị được hướng dẫn làm test Covid-19 cho tất cả mọi người. Tiếp theo là chuẩn bị một phòng cách ly cho F0. Chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả những người khác trong gia đình được hướng dẫn cách ly riêng rẽ với nhau, ngay cả các bữa ăn cũng tránh ăn cùng nhau.
“Qua báo chí, tôi cũng biết số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội đang tăng cao và có thể lực lượng y tế bị quá tải. Do đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 nên tôi cũng khá yên tâm khi được điều trị tại nhà”, chị H cho biết.
Nhân viên y tế quận Bắc Từ Liêm phát thuốc cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. |
Trên thực tế, hiện nay không chỉ riêng chị H, theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội có 48.524 trường hợp F0 đang được điều trị, trong đó có 38.685 trường hợp theo dõi cách ly tại nhà. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên bình tĩnh xử lý khi có kết quả xét nghiệm dương tính.
Trước đó, để hỗ trợ bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, thành phố Hà Nội cũng đã triển khai phát các túi thuốc. Sở Y tế Hà Nội cho biết, túi thuốc phát cho F0 đang điều trị tại nhà bao gồm 3 gói A, B, C và sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.
Hiện Sở Y tế Hà Nội được các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ và cấp phát cho các Trung tâm Y tế 11.700 túi thuốc A. Sở Y tế cũng đã chuẩn bị 18.875 túi thuốc C và đã cấp phát 12.000 túi thuốc này về cho các đơn vị để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà, trong đó có 10.000 bệnh nhân đủ điều kiện được cấp. Số lượng túi thuốc còn lại sẽ chuyển cho các bệnh nhân trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện nay, khi dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng điều này khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng. Nhiều người đã tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ. Nói về việc này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo: Trong túi thuốc phát cho F0 điều trị tại nhà thì gói thuốc B có những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Gói thuốc B chỉ sử dụng trong một số tình huống đặc biệt, có triệu chứng sớm của suy hô hấp như: Cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần mỗi phút hoặc đo SpO2 dưới 95%. Trong thời gian, này người bệnh cần tiếp tục liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.
Hơn nữa, việc tuỳ tiện tìm mua sử dụng thuốc corticoid và thuốc chống đông khi mới phát hiện dương tính và uống thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn làm cho bệnh nặng và kéo dài hơn. Ví dụ, ở giai đoạn sớm nhiễm vi rút chưa có viêm, uống thuốc kháng viêm (corticoid) sẽ ức chế vi rút. Điều này sẽ khiến cho cơ thể không thể chống chọi lại vi rút gây ra bất lợi có thể làm cho tiến triển bệnh nặng hơn. Việc uống corticoid khi chưa cần sẽ làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể với vi rút, đặc biệt trong 4 ngày đầu khi bệnh nhân nhiễm.
Trường hợp thứ 2, bệnh nhân chưa cần dùng tới thuốc kháng đông đã dùng thuốc thì có khả năng xảy ra tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng chảy máu. “F0 khi điều trị tại nhà nên bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Mỗi gói thuốc khi thành phố phát cho người dân đã được nhân viên y tế dặn dò cách sử dụng và có cả giấy hướng dẫn trong mỗi gói thuốc”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Sẵn sàng ở mức cao nhất
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, dù F0 điều trị tại nhà chiếm tỷ lệ lớn, nhưng công tác quản lý vẫn đang được triển khai tích cực. Hiện các quận, huyện đang khẩn trương triển khai tiêm vắc xin tại nhà để hỗ trợ người cao tuổi, người có bệnh nền. Đoàn thanh niên vận động xã hội hóa hỗ trợ hàng trăm bình ôxy cho công tác điều trị F0 tại nhà. Đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội đã có hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Hà Nội cũng đã triển khai cấp phát các loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 và lượng thuốc này được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.
Đặc biệt, thời gian qua Sở Y tế đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý F0 tại nhà hiệu quả. Đơn cử, theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Long Biên Nguyễn Hữu Quốc: Trong 2 tuần trở lại đây, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn quận Long Biên tăng khá cao. Bởi vậy việc ứng dụng phần mềm quản lý F0 rất tiện lợi và hiệu quả.
Nhân viên y tế đến tận nhà người dân để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các trường hợp không thể đi đến điểm tiêm. |
Theo ông Quốc, quận Long Biên là đơn vị đầu tiên trên địa bàn Thành phố thí điểm phần mềm quản lý F0, nên tất cả những trường hợp người dân tự xét nghiệm hoặc xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 đều được đưa vào phần mềm quản lý. Những trường hợp đó, trên cơ sở quy định của Bộ Y tế, Trung tâm y tế kiểm tra và xác định lại, nếu là ca bệnh xác định Trung tâm sẽ đưa vào danh sách gửi Sở Y tế Hà Nội để lấy số bệnh nhân. Còn những trường hợp khác sẽ được Trung tâm y tế xếp vào đối tượng nghi ngờ đều cho vào diện quản lý, cách ly và điều trị tại cộng đồng rất tiện lợi.
“Hiện tất cả các đồng chí lãnh đạo của quận Long Biên, cũng như Trung tâm Y tế đều cài phần mềm quản lý F0, nên có ca F0 nào thì đều biết và quản lý được. Tính đến trưa ngày 11/1, trên địa bàn quận Long biên quản lý trên phần mềm 7.375 trường hợp, mỗi hôm tăng khoảng 500-600 trường hợp”, ông Quốc cho biết thêm.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Cùng với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với đội ngũ y, bác sĩ, các chuyên gia để xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi F0 trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định về phân tầng, theo dõi, quản lý F0 tại nhà của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, trên địa bàn các quận, huyện, xã phường đã thành lập tổ phản ứng nhanh để kịp thời tư vấn, thăm khám, chữa trị. Đó là những bác sĩ đã nghỉ hưu có trình độ, sức khoẻ; sinh viên trường y; tình nguyện viên tăng cường cho tuyến y tế cơ sở, trạm y tế lưu động. Tổ phản ứng nhanh sẽ thực hiện cấp phát thuốc đến tận tay các trường hợp F0 không triệu chứng, thể nhẹ đang được cách ly, điều trị tại nhà.
Thông qua Ban chỉ đạo, tổ phản ứng nhanh và phần mềm y tế, các F0 cách ly, điều trị tại nhà sẽ được giám sát, theo dõi, tư vấn và can thiệp của các nhân viên y tế. Theo đại diện chính quyền địa phương cũng như các bệnh nhân, việc điều trị F0 tại nhà giúp họ tự tin, có tâm lý thoải mái hơn trong quá trình hồi phục sức khoẻ.
Để giúp các F0 yên tâm điều trị tại nhà, nhiều bác sĩ cũng đã sẵn sàng hỗ trợ qua hình thức trực tuyến (online) bất kể ngày - đêm giúp bệnh nhân điều trị được giải tỏa tâm lý, sớm chiến thắng bệnh tật. Ví dụ, trang tương tác fanpage “Bác sĩ Quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà” trên mạng xã hội Facebook đã được thành lập với mục đích trợ giúp miễn phí và kịp thời cho các F0. Hiện nhóm thu hút hơn 51.000 thành viên, có 30 bác sĩ tình nguyện tham gia hỗ trợ 24/24 giờ. Trung bình, mỗi bác sĩ hỗ trợ cho 20-30 gia đình có F0/ngày, hiện tổng số ca bệnh được tư vấn, hỗ trợ là 4.000 ca và có khoảng 1.000 ca trong đó đã khỏi bệnh. Hiệu ứng và sự lan tỏa của nhóm như một “bệnh viện” thu nhỏ của hàng nghìn bệnh nhân F0. Trên thực tế, ngoài công tác điều trị, chăm sóc y tế, cần sự đồng hành, hỗ trợ về tinh thần, giúp họ bớt hoang mang, lo lắng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20