Những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trên thế giới

Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia cho biết, số người thiệt mạng trong vụ sóng thần xảy ra tối 22/12/2018 xung quanh Eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia, đã lên tới 43 người và khoảng 584 người bị thương.
nhung tran song than tan pha tham khoc nhat tren the gioi Động đất nhẹ tại Hà Tĩnh không thể gây ra sóng thần
nhung tran song than tan pha tham khoc nhat tren the gioi Việt Nam hỗ trợ Indonesia khắc phục hậu quả động đất, sóng thần
nhung tran song than tan pha tham khoc nhat tren the gioi Động đất ở Indonesia: Thông tin mới nhất về 10 sinh viên Việt

Trả lời phóng viên, người phát ngôn cơ quan trên, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết, giới chức nước này đã thu thập thông tin về sự ảnh hưởng của đợt sóng thần đối với các khu vực như Pandeglang, Serang, và South Lampung.

nhung tran song than tan pha tham khoc nhat tren the gioi
Sóng thần bất ngờ tàn phá vùng bờ biển quanh Eo biển Sunda, Indonesia tối 22/12/2018. (Nguồn: BPBD Serang/ TTXVN)

Ông cho biết thêm hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy, trong khi số người mất tích ghi nhận được hiện là 2 người.

Indonesia là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do nằm trong khu vực Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực hoạt động mạnh mẽ của địa chất và núi lửa.

Dưới đây là những trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất trên thế giới

- Ngày 28/9/2018: thành phố Donggala và Palu, trên đảo Trung Sulawesi của Indonesia liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh 6,1 độ (lúc 15 giờ) và 7,5 độ (lúc 18 giờ) làm rung chuyển cả khu vực. Toàn bộ vịnh đã bị tấn công bởi sóng thần với chiều cao 2,2-6m và vào sâu khoảng 500m tính từ bờ biển.

Số liệu của Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) cho biết thảm họa động đất và sóng thần ở Trung Sulawesi đã cướp đi sinh mạng của 2.073 người, làm 10.679 người bị thương, trong đó có 2.549 người bị thương nặng và 680 nạn nhân mất tích. Thành phố Palu là khu vực có số người thiệt mạng cao nhất vì nằm ven biển.

nhung tran song than tan pha tham khoc nhat tren the gioi
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại hiện trường đổ nát sau thảm họa động đất sóng thần ở Poso, Trung Sulawesi, Indonesia ngày 10/10/2018. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trận động đất, sóng thần cũng phá hủy tổng cộng 65.733 căn nhà cùng nhiều công trình xây dựng trong khu vực. Hơn 70.000 người đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất. Ngày 12/10, Indonesia đã quyết định dừng các hoạt động tìm kiếm nạn nhân mất tích trong trận động đất và sóng thần này.

- Hơn 7 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần Nhật Bản vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân đất nước mặt trời mọc. Ngày 11/3/2011, động đất mạnh 9 độ gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản.

Trong vòng một giờ xảy ra động đất, các thị trấn dọc bờ biển đều bị những đợt sóng khổng lồ san phẳng. Những ngọn sóng cao 4-5 m liên tiếp ập lên nhà cửa và những cánh đồng. Ở mức cao nhất, sóng thần tại Miyako, Iwate, được ước tính cao đến 40m.

Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá.

nhung tran song than tan pha tham khoc nhat tren the gioi

Sóng thần đổ các tỉnh ven biển Nhật Bản. (Nguồn: Getty Images)

Thảm họa đã gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 và 2, đồng thời khiến nhiều nhà máy điện hạt nhân khác phải ngừng hoạt động.

Thảm họa kép ngày 11/3/2011 đã khiến toàn bộ đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. China.org.cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.

- Vào lúc 3 giờ 34 phút, ngày 27/2/2010: Động đất tại Chile xảy ra ngoài khơi vùng biển Maule với độ mạnh 8,8 độ và diễn ra trong vòng 3 phút. Động đất kéo theo sóng thần tàn phá các tỉnh ven biển ở miền nam và miền trung. Chile cũng đưa ra cảnh báo sóng thần ở 53 quốc gia. Theo các nguồn tin chính thức, số người thiệt mạng trong thảm họa này là 525 người và 25 người khác mất tích.

- Ngày 17/7/2006: Động đất 7,7 độ gây sóng thần ở vùng biển phía nam của đảo Java, Indonesia. Sóng cao hơn 3 m và tiến sâu vào đất liền khoảng 200 m tàn phá làng mạc, nhà cửa và khiến hơn 668 người thiệt mạng, ít nhất 65 người mất tích.

- Ngày 26/12/2004: Một trận động đất 9,2 độ Richter xảy ra tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30 m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), năng lượng khổng lồ tỏa ra từ trận động đất này được ví tương đương với năng lượng của 23.000 quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima, Nhật Bản. China.org.cn xếp trận đại sóng thần Ấn Độ Dương ở vị trí thứ nhất vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.

- Ngày 17/7/1998: Động đất mạnh 7,1 độ gây sóng thần lớn cướp sinh mạng của hơn 2.200 người gần khu vực Aitape ở bờ biển Tây Bắc Papua New Guinea. Thêm vào đó, thiên tai này còn khiến hàng nghìn người bị thương, 500 người mất tích và 9.500 người mất nhà cửa.

- Ngày 12/7/1993: Động đất mạnh 7,8 độ làm rung chuyển bờ biển Hokkaido và hòn đảo Okushiri của Nhật Bản kéo theo sóng thần. Trong vòng 5 phút, những con sóng lớn đã tấn công bờ biển Okushiri và Hokkaido. Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra cảnh báo nhưng quá muộn đối với người dân ở Okushiri. Sóng thần đã tràn vào nhiều vùng của khu vực này khiến 165 người thiệt mạng.

- Một trận động đất mạnh 8 độ đã xảy ra ngày 16/8/1976 gần quần đảo Mindanao và Sulu của Phlippines kéo theo sóng thần. Sóng lớn cao đến 5m đã tàn phá vùng ven biển khiến hơn 8.000 người chết hoặc mất tích, 10.000 người bị thương, 90.000 người mất nhà cửa. Đây là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử Philippines.

- Một trận động đất mạnh 9,2 độ được ghi nhận tại Alaska, Mỹ ngày 27/3/1964 khiến nhiều nhà cửa rung chuyển sau đó sập. Sóng thần do động đất gây ra khiến 139 người tử vong. Trận địa chấn này được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử Mỹ và Bắc Mỹ.

- Ngày 22/5/1960: Cơn đại địa chấn mạnh 9,5 độ xuất hiện tại thành phố Valvia, Chile trong vòng 10 phút và gây sóng thần. Sóng cao tới 25 m tàn phá miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia. Khoảng 5.700 người thiệt mạng trong thảm họa này. Nhiều nguồn tin khác cho rằng số người chết lên tới 6.000. Hơn 2 triệu người mất nhà cửa vì đợt thiên tai được ví như "cơn thịnh nộ của lòng đất."

Sau động đất, sóng thần xuất hiện và tàn phá cảng Puerto Saavedra. Thảm họa gây thiệt hại khoảng 550 triệu USD cho Chile.

Một ngày sau, núi lửa Volcán Puyehue phun trào, tạo thành cột tro bụi 6.000 m và kéo dài thảm kịch thêm nhiều tuần sau đó.

- Động đất ở Sanriku, Nhật Bản mạnh 8,4 độ xảy ra vào ngày 2/3/1933 tại bờ biển Sanriku. Tâm chấn cách phía đông của thành phố Kamaishi, tỉnh Iwate 290km về phía đông. Do nằm xa khu dân cư nên động đất không gây nhiều ảnh hưởng tới người dân. Tuy nhiên, sóng thần xảy ra sau đó gây ra cảnh tang thương. Tại tỉnh Iwate, những con sóng hung dữ cao tới 28,7m. 1.522 người đã thiệt mạng trong thảm họa này.

Theo Thanh Lâm/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động