Cư dân bãi giữa sông Hồng “lên bờ” sinh sống:

Những nỗi lo hiện hữu!

Được sự vận động của chính quyền địa phương, toàn bộ cư dân ở khu vực bãi giữa sông Hồng sau nhiều năm sinh sống trên các thuyền bè đã chuyển lên bờ định cư để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, song song với đó là những nỗi lo về cơm, áo, gạo, tiền luôn hiện hữu.
nhung noi lo hien huu Yêu cầu xử lý vi phạm pháp luật tại bãi giữa sông Hồng
nhung noi lo hien huu Trung thu cho trẻ em lao động nhập cư
nhung noi lo hien huu Lênh đênh con chữ ở bãi giữa sông Hồng

Khu vực bãi giữa sông Hồng (thuộc địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) trước đây từng có nhiều nhà thuyền, nhà bè tập hợp lại thành một khu dân cư. Những người sinh sống ở đây chủ yếu từ các tỉnh lẻ về Hà Nội lao động bằng nhiều nghề để mưu sinh. Họ sống tạm bợ trên những chiếc thuyền bè cũ nát và luôn phải đối mặt với những mối lo về bệnh tật vì phải sinh sống trong môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch để sinh hoạt. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và cả những cư dân ở bãi giữa sông Hồng cũng luôn nơm nớp lo sợ thiên tai, bão lũ sẽ cướp đi nơi ở, thậm chí là sinh mạng của họ bất cứ lúc nào.

Trước những nguy cơ đó, chính quyền địa phương đã nỗ lực vận động các hộ dân ở bãi giữa sông Hồng lên bờ sinh sống để đảm bảo an toàn và giải quyết những mối lo về bệnh tật, thiên tai. Đầu tháng 11 vừa qua, toàn bộ cư dân đang sinh sống ở khu vực bãi giữa sông Hồng đã chuyển lên bờ định cư, bắt đầu một cuộc sống mới với đầy đủ các điều kiện cần thiết như điện, nước sạch … nhưng kèm theo đó là những nỗi lo về tiền ăn, tiền thuê trọ luôn hiện hữu.

nhung noi lo hien huu
Lên bờ, điều kiện sinh sống tốt hơn nhưng vợ chồng bà Lê Thị Hạnh lại phải lo nỗi lo về tiền ăn, tiền ở. Ảnh Mai Quý

Chia sẻ với PV, bà Trần Thị Tuyết (69 tuổi, quê Thái Bình) đã sinh sống ở bãi giữa sông Hồng hơn 15 năm cho biết: “Sau khi được chính quyền vận động lên bờ sinh sống, tôi cảm thấy yên tâm và an toàn hơn vì có mái nhà để trú ngụ, không còn sợ bão lụt, nước lớn, nước ngập. Ngoài ra, chúng tôi còn được sử dụng nước sạch để sinh hoạt, chứ ở dưới kia thì không có”.

Nay lên bờ, điều kiện sống tốt hơn nhưng tôi lại thêm nỗi lo tiền thuê trọ, tiền điện, tiền nước mỗi tháng cũng cả triệu bạc. Mà tôi thì già yếu rồi, không ai thuê đi làm cả, hằng đêm ra chợ Long Biên nhặt con tôm con tép rơi vãi và thu lượm ve chai bán để kiếm tiền mưu sinh. Làm quần quật cả đêm cũng chỉ kiếm được vài chục bạc, nhiều khi mưa gió, ốm đau không đi làm được thì chẳng biết trông chờ vào đâu – Bà Tuyết thở dài.

Cùng một nỗi lo với bà Tuyết, bà Lê Thị Hạnh (54 tuổi, quê Bắc Ninh) đã sống ở dưới bãi giữa sông Hồng 7 năm, nay chuyển lên bờ sinh sống, cả hai vợ chồng già luôn đau đáu một nỗi lo về tiền ăn, tiền thuê trọ. Bà Hạnh chia sẻ: “Chồng tôi năm nay đã gần 70 tuổi, đang làm công việc quét dọn ở ga Long Biên, kiếm được vài đồng nhưng cũng chẳng đủ ăn. Còn tôi thì ốm đau bệnh tật triền miên, hôm nào khỏe thì đi gánh hoa quả ở chợ đêm Long Biên, gánh cả đêm được ba bốn chục bạc, giỏi lắm thì được trăm nghìn.

Ngày trước sống ở dưới bãi giữa sông Hồng, vợ chồng tôi không phải mất tiền thuê trọ, chỉ lo tiền ăn, tiền nước. Có những ngày không kiếm được đồng nào, hai vợ chồng ăn gói mì, không thì bòn nhặt vài cọng rau dại nấu lên là xong bữa. Lên bờ sinh sống lúc nào cũng phải lo làm sao kiếm đủ tiền nhà, tiền điện, nước nếu không thì chủ nhà không cho ở, mà khoản tiền nhà thì chúng tôi chịu rồi, không lo được”.

Theo ông Thành (63 tuổi, quê Sơn Tây) chia sẻ: “12 hộ dân chúng tôi đang sinh sống ở khu bãi giữa sông Hồng nay chuyển lên bờ để ổn định cuộc sống, phần đông là những người lớn tuổi, sức lao động không còn nên chẳng ai thuê mướn. Bảo về quê thì có người không còn người thân, hộ khẩu ở quê cũng không còn mà xét cho cùng thì về quê cũng không biết làm gì nên đa số quyết định bám trụ ở Hà Nội.

Trước đây, có sức khỏe thì tôi còn đi gồng gánh thuê, giờ già yếu rồi phải đi nhặt phế liệu để kiếm sống qua ngày. Hồi đầu tháng 11 chuyển lên đây, chính quyền hỗ trợ cho mỗi hộ dân 2 triệu đồng để ổn định cuộc sống nhưng về lâu dài thì chúng tôi không biết sẽ phải làm thế nào”.

Bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình cũng như nhiều người dân ở khu vực bãi giữa sông Hồng nay đã lên bờ sinh sống, bà Trần Thị Tuyết nói: “Chỉ mong sao chúng tôi có sức khỏe để đi làm kiếm sống, lo tiền nhà. Cũng mong chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ để chúng tôi được ổn định cuộc sống về lâu về dài”.

Thiết nghĩ, chính quyền địa phương đã có những nỗ lực rất lớn để vận động các hộ dân khu vực bãi giữa sông Hồng lên bờ sinh sống để đảm bảo an toàn cho người dân và đã có những hỗ trợ bước đầu để họ ổn định cuộc sống. Mong rằng, chính quyền địa phương, các ban ngành và tổ chức xã hội hãy cùng chung tay để giúp đỡ những cư dân này ổn định cuộc sống về lâu dài ở trên bờ.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ việc đi lại thuận tiện, an toàn của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, UBND quận Đống Đa yêu cầu các đơn vị trên địa bàn thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

(LĐTĐ) Nhằm vận hành an toàn, thông suốt hệ thống thoát nước, phòng, chống úng ngập, phục vụ nhân dân vui chơi trong các ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã lên kế hoạch, triển khai duy tu, duy trì thường xuyên, cũng như ứng trực kịp thời xử lý úng ngập khi có mưa lớn.
TP.HCM: Hoàn thành hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân sau gần 4 năm thi công

TP.HCM: Hoàn thành hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân sau gần 4 năm thi công

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khánh thành công trình xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân và dọc đường ray xe lửa tại phường Linh Đông.
TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Xem thêm
Phiên bản di động