Ngày đầu chùa Hương chính thức mở cửa trở lại: Du khách, tiểu thương vui mừng
Duy trì biện pháp an toàn phòng chống dịch trong suốt thời gian chùa Hương mở cửa đón khách Chùa Hương mở cửa đón khách từ ngày 16/2 |
Vui mừng đón khách
Ngày 8/2, thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức về mở cửa tổ chức đón khách tới chùa Hương từ ngày 16/2. Việc chùa Hương được đón khách trở lại không chỉ là tin vui của du khách thập phương mà hàng trăm lái thuyền, tiểu thương kinh doanh tại đây cũng phấn khởi, vui mừng.
Những con đò bên bờ suối Yến thoát cảnh nằm bờ, sẵn sàng đón khách, dãy ki ốt hàng quán dọc đường hành hương như được hồi sinh...
Du khách đến chùa Hương vãn cảnh, chiêm bái đầu năm. |
Ông Nguyễn Văn Chất, chủ một ki ốt kinh doanh ở chùa Hương cho biết: “Hàng năm tôi mở cửa bán hàng xuyên Tết phục vụ bà con chiêm bái đầu năm, nhưng từ năm ngoái đến năm nay ảnh hưởng của Covid-19 nên phải đóng cửa dài hạn. Nay chùa Hương chính thức được đón khách trở lại, ai cũng vui mừng, dù lượng khách vắng hơn mọi năm nhưng việc mở cửa đón khách giúp gia đình tôi và nhiều hộ dân có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống”.
Ông Chất làm nghề viết sớ, sắp lễ cúng ở chùa Hương hơn 10 năm, cửa hàng của ông nằm ở vị trí trung tâm, là một trong những ki ốt có tiền thuê đắt đỏ nhất. Từ Tết năm ngoái, chùa Hương đóng cửa từ mùng 4 Tết, đến tận thời điểm hiện tại mới hoạt động trở lại nên năm nay, Ban quản lý lễ hội hỗ trợ các tiểu thương, lái thuyền không mất tiền thuê mặt bằng, bến bãi.
Hàng trăm lái thuyền, tiểu thương kinh doanh phấn khởi, vui mừng khi chùa Hương được đón khách trở lại. |
Nhờ giảm bớt gánh nặng tiền thuê ki ốt, ông Chất yên tâm hơn trong việc kinh doanh. Dù mùa lễ hội năm nay lượng khách giảm, mỗi ngày chỉ viết được từ vài chục đến hơn 100 chiếc sớ (mỗi sớ khoảng 80.000 đồng tùy loại) nhưng tính tổng thu nhập vẫn ở mức ổn định.
Giống như ông Chất, bà Hương, một lái đò ở chùa Hương cũng được hỗ trợ tiền bến bãi nên chở được khách chuyến nào là được nhận toàn bộ số tiền chuyến đó. Vào dịp cao điểm, bà Hương chở được 2-3 chuyến/thuyền/ngày, nếu đều khách, mỗi vụ (3 tháng) bà có thể thu về khoảng 30-40 triệu đồng.
Bà Hương đã làm lái đò ở chùa Hương gần 20 năm, một ngày làm việc của bà bắt đầu từ 4h sáng đến khoảng 21h, hoặc có khi là nửa đêm từ 0h đến 2h nếu có khách bà cũng chở. Trong giai đoạn chùa Hương mở cửa thí điểm, bà chở được khoảng 2 chuyến/ngày.
Phương tiện chính để di chuyển từ bến vào chùa Hương là đò. |
“Những tháng khác trong năm nếu không lái thuyền ở chùa Hương, tôi đi làm thuê rồi ở nhà làm nương rẫy, nuôi tằm phụ chồng. Mùa lễ hội dù chỉ 3 tháng nhưng tôi có thể nói là “làm một vụ ăn cả năm” vì thu nhập tốt hơn hẳn những công việc khác. Năm nay, nghỉ mất hơn 1 tháng lại đúng vào tháng chính nên gia đình tôi loay hoay về kinh tế một thời gian dài. Giờ may quá đã được đi làm lại”, bà Hương nói.
Theo ghi nhận, năm nay, chùa Hương không còn cảnh đông đúc, chờ đợi lâu như các mùa lễ hội trước đó. Các điểm tâm linh như đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích… hay tại khu vực ga cáp treo, không có cảnh chen lấn, đông đúc. Người đi lễ Phật được tận hưởng cảm giác thư thái, thanh tịnh, yên bình hơn.
Công tác phòng, chống dịch đặt lên hàng đầu
Sau một khoảng thời gian dài phải tạm dừng đón du khách thập phương để ngăn ngừa dịch bệnh, hiện nay, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được địa phương ưu tiên hàng đầu khi mà chùa Hương dự kiến sẽ đón hàng vạn du khách dịp đầu năm.
Trong ngày mở cửa trở lại, Ban Tổ chức đã chuẩn bị gần 3.000 đò, thuyền để sẵn sàng đón du khách. Các khách đến tham quan, lễ chùa đa phần đều được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19. Những người chưa tiêm vắc xin được khuyến cáo không nên đến di tích. Đối với các chủ đò, thuyền, ban tổ chức yêu cầu chở ít hơn so với trọng tải để đảm bảo giãn cách và nên cho khách ngồi theo một chiều, đặc biệt phải sát khuẩn trước khi lên thuyền.
Giá vé tham quan danh thắng là 130.000 đồng/người, trong đó 80.000 đồng là vé vào cửa và 50.000 đồng là phí thuyền đò. |
Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Việt cho biết, trên đánh giá cấp độ dịch thực tế, huyện đã chia ra 2 lộ trình: Từ ngày 11-15/2 vận hành bộ phận quảng bá thương hiệu, đón khách; ngày 16/2 chính thức đón khách.
Từ ngày 11-14/2, di tích đón 12.800 lượt khách qua thu vé. Số lượng khách không quá đông, đồng thời du khách về di tích tham quan, chiêm bái cơ bản đều chấp hành tốt các yêu cầu về phòng, chống dịch.
Xác định đây là di tích đặc biệt, với thời lượng tham quan lễ hội kéo dài, nên mặc dù Mỹ Đức đang kiểm soát tình hình dịch Covid-19 tốt, huyện vẫn yêu cầu các bộ phận chạy thực nghiệm để có kinh nghiệm. Duy trì làm tốt hơn công tác vệ sinh môi trường, gắn trách nhiệm và nâng cao ý thức người dân khi phục vụ tại các địa điểm di tích.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch ở chùa Hương, tại 3 cổng trạm vào khu di tích, huyện Mỹ Đức đã bố trí đầy đủ lực lượng yêu cầu du khách thực hiện nghiêm 5K: Yêu cầu 100% đeo khẩu trang (bố trí bán khẩu trang bổ sung), sát khuẩn tay, khai báo y tế bằng QR code. Bố trí 8 chốt kiểm soát dịch và 3 lều y tế lưu động để xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ: Sốt, ho, mệt mỏi có yếu tố dịch tễ.
Huyện Mỹ Đức đã bố trí các phương án phòng, chống dịch. |
Tại nơi thờ tự và thực hiện các nghi lễ tôn giáo (đền, chùa...), huyện cũng có lực lượng tuyên truyền và hướng dẫn du khách thực hiện các quy định về thời gian, cách thức tiến hành nghi lễ. Đảm bảo sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, thực hiện khoảng cách, không để tập trung đông người gây ùn ứ, ách tắc trong thời gian dài.
Tại ga cáp treo, huyện Mỹ Đức cũng đã thành lập tổ Y tế thường xuyên vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn tại các ca bin. Yêu cầu khách đeo khẩu trang, giảm số lượng ngồi trên ca bin và giữ khoảng cách…
Ban Tổ chức đã bố trí tăng cường 1 đội tuyên truyền lưu động bằng xuồng trên suối Yến dùng loa và máy quay hình ảnh để trực tiếp nhắc nhở du khách và lái đò thực hiện nghiêm túc các quy định phòng dịch của Ban Tổ chức, đặc biệt là việc bắt buộc đeo khẩu trang thường xuyên đúng cách và yêu cầu du khách không được chơi bài trên thuyền, đảm bảo phao cứu sinh, giỏ đựng rác…
"Chúng tôi mong muốn được đón khách thập phương về tham quan trong điều kiện thích ứng linh hoạt. Nêu cao trách nhiệm cấp uỷ, chính quyền địa phương nhưng mong muốn người dân nêu cao ý thức phòng, chống dịch. Đảm bảo tiêm đủ vắc xin, thực hiện tốt 5K khi đến khu di tích…", Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Việt cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07