Những món ăn “đi nhớ, ở mê”

Người Hà Nội vốn nổi tiếng thanh lịch trong lối sống nên ẩm thực Hà Nội vì thế cũng mang nét đặc trưng riêng. Nhắc đến ẩm thực Hà Nội là nói đến sự tinh tế bởi nó hội tụ tinh hoa của đất Kinh Kỳ ngàn năm văn hiến.
Phở Việt Nam lọt top những trải nghiệm món ăn tuyệt vời nhất thế giới Những món ngon giải ngấy ngày tết

Nhà văn Vũ Bằng từng viết: “Miếng ngon Hà Nội, nhiều khi làm cho người ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội ê chề… Một bát phở khói bốc lên nghi ngút, một mẹt bún chả thơm ngào thơm ngạt, hay một đĩa bánh cuốn Thanh Trì, để bên cạnh một đĩa đậu rán phồng nóng rẫy lên, tự nhiên làm cho ta nhớ ra rằng những cái đó đã tạo nên một phần nào linh hồn của Hà Nội; sở dĩ ta thấy không thể quên được Hà Nội cũng vì những thức ăn đặc biệt Hà Nội đó”.

Những món ăn “đi nhớ, ở mê”
Phở Thìn.

Thật vậy, ẩm thực Hà Nội với đặc trưng riêng cứ thế lưu vào ký ức, tâm khảm của những người đã từng thưởng thức. Và khi nói tới món ngon Hà Nội, phở là cái tên được người ta nhắc tới đầu tiên.

Phở Hà Nội không chỉ là một món ăn đặc trưng mà nó còn mang trong mình “hồn quốc túy”, là “tinh hoa ẩm thực Việt” trong lòng nhiều du khách. Trước đây, có khá nhiều ý kiến tranh cãi về nguồn gốc của phở. Thế nhưng, dù bắt nguồn từ đâu đi chăng nữa, không thể phủ nhận rằng, phở đã nhanh chóng đi theo bước chân người Tràng An, trở thành món ăn nổi tiếng khắp dải đất hình chữ S. Phở xuất hiện trong từ nhà hàng sang trọng đến hàng quán vỉa hè. Trong bất cứ thời điểm nào trong ngày, phở đều là lựa chọn phù hợp để cho thực khách vừa no bụng, vừa ấm lòng.

Trải nghiệm thưởng thức “lạ lẫm” nhất phải kể đến phở gánh trên phố Hàng Chiếu, chỉ bán từ 3h - 6h. Khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, hầu như đêm nào thực khách cũng kiên nhẫn xếp hàng kín góc phố để được “xì xụp” một bát phở nghi ngút khói.

Một hàng phở độc đáo khác là phở cụ Chiêu ở phố Hàng Đồng. Hàng phở bò gia truyền này có một quy tắc “bất di bất dịch” là không sử dụng một chút chanh hay bột gia vị nào. Nếu muốn mặn, thực khách hãy cho nước mắm, còn muốn chua hãy dùng giấm tỏi.

Những món ăn “đi nhớ, ở mê”
Bánh cuốn Thanh Trì.

Hay như phở Thìn trên phố Đinh Tiên Hoàng với với công thức nấu gia truyền 60 năm không đổi. Bao năm nay phở Thìn chỉ có vài lựa chọn gồm phở tái, chín, nạm, gầu. Chỉ riêng phở tái thôi đã đủ nói lên cái tâm của người nấu phở. Để có được bát phở ngon, ngoài nước dùng chế biến cầu kỳ thì thịt bò phải tươi. Khách đến ăn, gia chủ mới lấy một lượng thịt vừa phải đặt lên thớt, nhẹ tay dần mỏng và thêm chút nước mắm cốt để thịt ngon, mềm. Sau khi xếp phần thịt lên trên bánh phở cùng một ít hành lá xanh mướt, chủ quán nhanh tay chan nước dùng nóng hổi lên bát. Nước thịt sẽ từ từ chảy ra, hòa quyện cùng bánh phở và nước dùng tạo thành vị ngọt thơm khó quên.

Cùng với phở, một món ngon của Hà Nội cũng được đưa vào thơ ca là bánh cuốn Thanh Trì: “Thanh Trì có bánh cuốn ngon/ Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng”. Xưa nay, bánh cuốn là món ăn quen thuộc của nhiều vùng miền, thế nhưng theo nhiều người, không đâu làm bánh cuốn ngon bằng người làng Thanh Trì.

Trải nghiệm mọi khía cạnh của ẩm thực Hà Nội không chỉ là để thưởng thức mà còn là để nhớ về những hồi ức ngọt ngào, thi vị, những nét đẹp, tinh hoa văn hóa từ nghìn đời nay. Nó góp phần làm đẹp, tôn vinh nét văn hóa lâu đời của người Việt, ẩm thực Hà Nội còn đóng vai trò quan trọng trong việc kích cầu du lịch, thu hút khách nước ngoài tới Việt Nam.

Bánh cuốn Thanh Trì làm từ gạo ngon được chọn kỹ, sau đó ngâm rồi xay nhỏ mịn. Lá bánh cuốn được các bà, các cô tráng như múa trên khuôn vải căng trên miệng nồi nước đang sôi. Lá bánh mịn như tấm lụa, mỏng tang mà dẻo dai không rách. Mỗi lá bánh thoa thêm chút mỡ, rắc hành khô phi thơm với bát nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm dịu cùng vị cà cuống đặc trưng đã làm nên phong vị đặc sắc của bánh cuốn Thanh Trì, để một lần ăn là nhớ mãi.

Còn cốm lại là một thức quà độc đáo làm từ gạo và trở thành “biểu tượng” của mùa thu Hà Nội. Cốm quý, hiếm vì chỉ có thể làm từ lúa non thu hoạch trước vụ lúa mùa cuối hè, đầu thu. Hạt gạo non phải trải qua nhiều công đoạn như: Tuốt hạt, đãi qua nước, rang đều, để nguội, xát qua vỏ, giã rồi sàng bằng tay từ 5 đến 7 lần mới cho ra được thành phẩm như ý.

Ngay cả cách cốm đến tay thực khách cũng phải cầu kỳ. Gói cốm phải dùng hai lớp lá. Lớp bên trong là lá ráy tươi giữ cốm không bị khô, ngoài cùng là lớp lá sen, buộc bằng rơm. Cốm ngon nhất khi ăn với chuối tiêu, mà phải là chuối tiêu “trứng cuốc”, chín tới độ trên vỏ chuối vàng loang lổ những đốm nâu. Cốm dẻo thơm hòa quyện với chuối ngọt sắc tạo cho người thưởng thức có cảm tưởng như vừa đi qua cánh đồng, hồ sen, vườn cây, trung tâm của nền văn hóa lúa nước Bắc Bộ.

Cô Lê Thị Hồng (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, gần 50 năm gắn bó với mảnh đất Hà Thành, mỗi độ Thu đến, cô phải tìm mua cho mình 1 ít cốm làng Vòng về để thưởng thức. “Cùng với thời gian, ngày nay Hà Nội đã phát triển và thay đổi rất nhiều từ cách ăn mặc, đi đứng, ứng xử cho tới ẩm thực. Tuy nhiên, với tôi, cốm vẫn là thức quà tuyệt vời gợi nhiều kỷ niệm xưa cũ về Hà Nội. Không có gì nhã bằng trong một ngày thu ta thảnh thơi pha ấm trà, ngồi nhâm nhi chút cốm cùng với chuối tiêu và nghĩ về ngày cũ”, cô Hồng cho hay…

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian, tuy nhiên, khi nhắc tới các tên phố, tên làng của Hà Nội người ta vẫn dễ dàng liên tưởng tới những món ăn đặc trưng của nơi đây. Và từ những thức quà ngon của Hà Nội cũng khiến người ta khắc ghi hơn về những ngôi nhà, con phố đất Tràng An. Như nhà văn Vũ Bằng đã từng viết trong tác phẩm ký của mình: “Miếng ngon Hà Nội, nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội ê chề và làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn...”.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động. Hoạt động này thường được Công đoàn phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức. Nội dung khám tập trung vào sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư.
Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Melatec tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc 2 doanh nghiệp ngoài nhà nước là Công ty TNHH Trần Thành và Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc.
Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có Công văn gửi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đề nghị tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT; phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khám chữa bệnh BHYT.
Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.

Tin khác

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức chuỗi các hoạt động cao điểm như thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ, tổ chức Chợ Nhân đạo,…
Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử gồm: Đại đội nữ lái xe Trường Sơn và vợ thương binh nặng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 23/4, Báo Sài Gòn Giải Phóng chính thức ra mắt công trình báo chí dữ liệu đặc biệt mang tên “Thành phố Hồ Chí Minh 50 năm: Những dấu ấn tự hào qua trang Báo Sài Gòn Giải Phóng”.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Xem thêm
Phiên bản di động