Những kỳ tích trong gian khó của du lịch Việt Nam năm 2020

(LĐTĐ) Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát 2 đợt liên tiếp cùng tình hình bão lũ kỷ lục hoành hành miền Trung đã giáng đòn nặng nề lên ngành kinh tế vốn đóng góp 9,2% GDP. Dù phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề chưa từng có, song du lịch Việt Nam vẫn tìm được cho mình lối đi riêng, để lập nên những kỳ tích cho năm 2020.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa Tạo đà để đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch Phấn đấu trở thành trung tâm du lịch tâm linh Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long: Cửa ngõ thăm Vịnh di sản Sun Group nhận giải thưởng đặc biệt tại Vietnam HR Awards 2020 Khám phá từng ngóc ngách “Khách sạn hàng đầu châu Á” tại Sa Pa

Khách quốc tế giảm 79,5%, du lịch nội địa trở thành "trụ cột"

Bước sang đầu năm 2020, du lịch Việt Nam giữ đà tăng trưởng ngoạn mục, đón xấp xỉ 2 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 1, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát bất ngờ đã khiến toàn ngành tê liệt, kéo lùi tăng trưởng của ngành công nghiệp không khói.

Những kỳ tích trong gian khó của du lịch Việt Nam năm 2020
Du khách thăm quan Bà Nà Hills cuối năm 2020

Theo thống kê, năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỷ USD. Khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%.

Mặc dù đối mặt với thách thức chưa từng có, song năm 2020 cũng là một năm đánh dấu du lịch nội địa bứt phá ngoạn mục với những thành quả ấn tượng nhất từ trước đến nay, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự chuyển hướng linh hoạt, sáng tạo của các doanh nghiệp.

Tháng 6/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động chương trình kích cầu "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", thu hút sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, hiệp hội, địa phương, doanh nghiệp và cả người dân. Tới cuối tháng 9/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phát động chương trình kích cầu nội địa lần 2 với chủ đề "Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn", hướng đến 2 đối tượng chính gồm người dân và người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam.

Với sự dẫn dắt của những “ông lớn” trong ngành du lịch như Sun Group, Vingroup, Vietnam Airlines, Vietravel…., sự phối hợp vào cuộc của các địa phương, hàng loạt liên minh kích cầu nội địa đã xuất hiện, tạo nên hiệu quả chưa từng có với thị trường du lịch nội địa.

Những kỳ tích trong gian khó của du lịch Việt Nam năm 2020
Du khách thăm đỉnh Fansipan dịp Tết Dương lịch

Lần đầu tiên du khách trong nước được trải nghiệm các gói dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp... với mức giá giảm sâu đến 50-80%. Đến thời điểm cuối năm 2020, thị trường du lịch nội địa đã sôi động trở lại. Nhiều điểm đến thu hút rất đông khách như Sa Pa, Phú Quốc, Quảng Ninh, Tây Ninh… Đến hết tháng 12/2020, tổng khách du lịch trong nước đạt 56 triệu lượt, chỉ giảm 34,1% so với cùng kỳ.

Nhiều xu hướng mới, sản phẩm du lịch mới ra đời

Điều đáng chú ý là cuộc hồi phục của ngành du lịch năm nay không chỉ dựa vào chính sách giảm giá, kích cầu. Ngành du lịch và các doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện tinh thần nhạy bén sáng tạo, khi liên tiếp cho ra đời những sản phẩm mới mẻ, hấp dẫn ngay trong mùa dịch. Nhiều điểm đến đã chịu khó đầu tư thay đổi, từ diện mạo cho đến các dịch vụ, sản phẩm mới mẻ để thu hút khách trở lại.

Điển hình nhất là Tập đoàn Sun Group, với việc đưa vào hoạt động khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh (Quảng Ninh) từ tháng 5/2020, mang tới các trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp chuẩn Nhật Bản. Sản phẩm mới này đã nhanh chóng đánh trúng thị hiếu ưa chuộng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của du khách, tạo sức hút lớn đối với đông đảo du khách toàn quốc.

Những kỳ tích trong gian khó của du lịch Việt Nam năm 2020
Kiến trúc độc đáo của Khách sạn Hotel de la Coupole - MGallery tại Sa Pa

Yoko Onsen Quang Hanh đã trở thành “thỏi nam châm” hút khách đến Quảng Ninh ngay từ khi ra mắt và luôn là điểm đến “hot” bậc nhất dịp cuối năm 2020. Cũng trong năm 2020, du khách lần đầu tiên được trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mới vô cùng ấn tượng như thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam tại Sun World Fansipan Legend (Sa Pa, Lào Cai) hay cáp treo Cát Hải - Phù Long – tuyến cáp có trụ cáp treo cao nhất thế giới tại Hải Phòng...

Thăng hạng với hàng loạt giải thưởng quốc tế danh giá

Năm 2020, bất chấp những tê liệt trong hoạt động vì “bão Covid-19”, du lịch Việt Nam vẫn thăng hạng ngoạn mục trên bản đồ du lịch quốc tế, bằng hàng loạt giải thưởng quốc tế uy tín.

Tháng 11, vượt qua nhiều ứng viên “nặng ký”, du lịch Việt Nam đã được vinh danh ở nhiều hạng mục quan trọng của WTA thế giới 2020-giải thưởng được ví như “Oscar của ngành du lịch thế giới”, trong đó tiêu biểu nhất là danh hiệu Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới lần thứ 2 liên tiếp.

Bên cạnh các giải thưởng dành cho Việt Nam ở quy mô quốc gia, nhiều doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng được quốc tế ghi nhận. Hãng hàng không Vietnam Airlines đã được WTA trao giải “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa”. Tập đoàn Sun Group tiếp tục khẳng định đẳng cấp với 10 giải thưởng thế giới tại WTA 2020 và hơn 20 giải WTA 2020 khu vực châu Á.

Những kỳ tích trong gian khó của du lịch Việt Nam năm 2020
Khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsula Resort

Trong đó có nhiều giải thưởng quan trọng như: Khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới 2020 dành cho InterContinental Danang Sun Peninsula (Đà Nẵng); Khu nghỉ dưỡng Tiệc cưới xa xỉ hàng đầu thế giới - JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay (Phú Quốc); Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới và Điểm du lịch có phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới - Sun World Fansipan Legend (Sa Pa); Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới - Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng); Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới – Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills; Sân bay khu vực hàng đầu thế giới - Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn…

Những kỳ tích trong gian khó của du lịch Việt Nam năm 2020
Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới – Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills

Đánh giá về vị thế của du lịch Việt Nam tại WTA thế giới 2020, ông Graham Cooke – Chủ tịch WTA nhận định: “Thành công của Việt Nam tại World Travel Awards là sự phản chiếu nhận diện ngày càng tăng của thương hiệu Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới”.

Trong tháng 12, tạp chí du lịch nổi tiếng của Australia Lonely Planet đã chọn Việt Nam là điểm đến có ẩm thực tốt nhất cho chuyến du lịch cá nhân năm 2021, với nhận định: “Nếu chỉ có một quốc gia ẩm thực Đông-Nam Á được coi là “tốt nhất trong những nước tốt nhất” thì đó là Việt Nam”. Tạp chí du lịch uy tín nhất nước Mỹ Condé Nast Traveler (CNTraveler) cũng đã bình chọn Việt Nam đứng thứ 9 trong 20 quốc gia thuộc Top điểm đến yêu thích năm 2020….

Chưa ai có thể nói trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 bao giờ sẽ kết thúc, nhưng nhìn lại một năm 2020 với những nội lực bứt phá đầy tự hào cùng những ghi nhận quốc tế, du lịch Việt Nam đã có một nền tảng vững chắc để có thể tự tin tiến tới những thành công trong năm 2021.

P.Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Xem thêm
Phiên bản di động