Những cái share "vô hồn" trên Facebook có thể giết chết cả mạng người
Cẩn trọng với chiêu khuyến mại khủng trên mạng xã hội | |
Mạng xã hội đang trở thành công cụ quảng cáo 'hot' nhất | |
Hệ lụy từ tin đồn |
Tạo tin đồn để đùa giỡn
Hồi tháng 7 năm nay, cộng đồng mạng bất ngờ rộ lên tin 2 nữ sinh hiếp dâm thanh niên tới chết được xuất phát từ một trang mạng. Đáng chú ý, thông tin này được biên soạn như một bản tin báo chí thực sự với nội dung như Công an huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) đã bắt giữ 2 cô gái vì hiếp dâm 1 nam thanh niên khiến người này tử vong. Đáng chú ý, bản tin này đăng tải hình của 2 cô gái ở độ tuổi 19 tuổi và 20 tuổi, được cho là ngụ xã Măng Tố, huyện Tánh Linh và các tình tiết gây án khiến cho nó thu hút được người xem.
Hình ảnh hai nữ sinh bị gán ghép vào bản tin "lạ" mà nội dung tin cũng chưa được xác thực. |
Chỉ trong một thời gian ngắn, thông tin trên bất ngờ được like và share (chia sẻ) chóng mặt trên khắp các diễn đàn, trang Facebook và đi cùng những bình luận khiếm nhã. Thậm chí, có nhiều người còn đi truy lùng Facebook của 2 cô gái trên để “trả thù” cho nạn nhân nam xấu số.
Ngay thời điểm đó, 2 cô gái trong bức ảnh được đăng tải đã lên tiếng rằng họ bị lấy ảnh và bịa đặt thông tin. Dù bạn bè và người thân của 2 cô gái trên liên tục lên “kêu oan” nhưng với sức lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, vẫn không thể dập tắt được dư luận. Sự việc được đẩy lên đỉnh điểm khiến cho 1 trong 2 cô gái trên không dám ra ngoài đường và thậm chí có 1 cô gái còn cho biết vì thông tin đó mà mệt mỏi, đòi tử tự.
Tuy nhiên, ngay sau đó, nhiều trang báo đã lên tiếng khẳng định đây là thông tin bịa đặt, các cơ quan chức năng vào cuộc thì sự việc mới bắt đầu lắng xuống.
Các nguồn tin cho biết, thủ phạm tung tin đồn đã ra đứng ra thừa nhận sự việc và đặc biệt, ở cùng xóm với nạn nhân là một trong 2 cô gái trên. Đáng chú ý, thủ phạm này cho biết không có thù hằn với nạn nhân, mục đích chỉ là câu view và nghĩ đó chỉ là trò đùa và không thể lường trước những hệ lụy. Hiện cơ quan Công an vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng và chưa công bố danh tính của người đã tung tin đồn nhảm trên.
Tạo tin đồn để trục lợi
Không phải tạo tin giả để treo ghẹo và tạo ra các trò đùa trên mạng, đối tượng Trần Quang Hải (ngụ tỉnh Hà Nam) đã tạo ta những tin giả mạo, lợi dụng sự hiếu kỳ của cư dân mạng để trục lợi.
Trần Quang Hải tung tin đồn thất thiệt này là để kiếm tiền |
Đối tượng Hải này sử dụng các hình ảnh, thông tin về vụ thảm sát ở Bình Phước, “xào nấu” lại rồi tung ra tin tức một vụ thảm sát mới ở tỉnh Nam Định. Sau đó, đối tượng này tung tin lên trang Facebook raovatnamdinh với nội dung “Vụ thảm sát gây chấn động Nam Định vừa xảy ra…” để câu view, gây xôn xao dư luận.
Theo Phòng cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nam Định cho biết, đã triệu tập đối tượng Hải lên để điều tra, làm rõ hành vi bịa đặt thông tin, tung tin sai sự thật gây hoang mang dư luận.
Tại cơ quan Công an, Trần Quang Hải đã thừa nhận sự việc và cho biết mục đích của việc tung tin đồn trên là để kiếm tiền. Chỉ cần một click của người xem là Hải thu được 200 đồng.
Hội chứng sợ bỏ lỡ!
Qua 2 sự việc gần đây nhất có thể thấy, mục đích chính của những đối tượng này chủ yếu chỉ để câu view hoặc kiếm tiền… Mà không lường hết những hậu quả vô cùng lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những cái share của cộng đồng mạng có thể giết chết cả một số phận con người, có thể gây hoang mang cho cả cộng đồng.
Thực tế hiện nay cho thấy, có nhiều người chỉ mong khẳng định bản thân mình trên mạng xã hội thông qua những dòng trạng thái chia sẻ hoặc những bản tin mang tính thời sự. Có người share tin tức chỉ vì muốn share để người khác nhìn vào rằng, “Tôi cũng đã biết thông tin”. Có nhiều người share chỉ muốn khẳng định rằng, “Tôi rất nhạy thông tin” mà không không cần biết đúng sai.
Theo một Facebooker chia sẻ, nhiều người sống trên Facebook hiện nay có hội chứng sợ bỏ lỡ, họ luôn tỏ ra nguy hiểm, tỏ ra là nhạy thông tin và không bỏ lỡ các thông tin mang tính thời sự… Mục đính chính là khẳng định bản thân.
"Ở đó (Facebook), họ được sống với cuộc sống họ mơ ước, được người ta like, được người ta khen và được công nhận như một người nhanh nhạy. Những cái like đối với họ như là một cách giao tiếp thực thụ và họ xem như là một nguồn sống. Và khi họ chìm đắm vào thế giới ảo, được thể hiện cái tôi, được đưa ra chính kiến của bản thân mà quên kiểm chứng thông tin vì sợ bỏ lỡ. Điều này khiến cho những cái share trở nên nguy hiểm vô cùng chỉ vì muốn khẳng định bản thân”. Facebooker này nói thêm.
Một vấn đề khác cũng đáng quan tâm không kém những cái tin bịa đặt về các "bài thuốc" dân gian cũng đang là vấn đề nhức nhối mà người xem cần lưu tâm và cần tỉnh táo trước khi chia sẻ.
Mới đây nhất là một bài thuốc “thần dược” chữa sốt xuất huyết bằng lá tre được lan truyền mạnh mẽ trên Facebook. Bài thuốc này dùng sử dụng lá tre tươi và đem đi đun nước để uống sẽ trị khỏi sốt xuất huyết. Ngay lập tức, cách dùng liều lượng để “bào chế” thuốc này nhanh chóng được chia sẻ chóng mặt.
Trả lời trên một tờ báo, GS.TS Phạm Xuân Sinh, Nguyên chủ nhiệm bộ môn dược học cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội, cho biết: Lá tre (trúc diệp) là một vị thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt (làm mát), dùng chữa cảm mạo bằng cách đun nước lá xông và uống một chút. Do có tác dụng làm mát nên nước lá tre cũng có tác dụng hạ sốt. Nhưng trong trường hợp sốt xuất huyết thì uống nước lá tre lại “vô thưởng vô phạt”. Càng uống nước lá tre sẽ càng... no bụng và đi tiểu nhiều chứ không có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Nếu thông tin trên được nhiều người tin thật, áp dụng chữa bệnh tại nhà khi mắc phải bệnh sốt xuất huyết thì những hiểm nguy có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nó có thể giết chết cả mạng người!
Vì vậy, hãy share và like đúng chỗ, nên trang bị cho mình những bộ lọc cần thiết, tỉnh táo và kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ. Điều này góp phần tạo ra môi trường mạng lành mạnh, an toàn và tạo ra những giá trị thiết thực cho cộng đồng.
Theo Gia Hưng/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52