Những cách bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ trong đại dịch
Giữ an toàn điện cho trẻ nhỏ trong mùa dịch Một số lời khuyên hữu ích để làm việc tại nhà hiệu quả dù có trẻ nhỏ |
Sức khỏe tâm thần của trẻ em đã trở thành một mối quan tâm nghiêm trọng trong đại dịch này, do nhiều nguyên nhân bao gồm cách ly xã hội, các lớp học trực tuyến thay vì đến trường học như bình thường, thời gian sử dụng thiết bị điện tử kéo dài,... Do đó, để cải thiện sức khỏe tâm thần của con mình, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây.
Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thời gian sử dụng thiết bị kéo dài tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, bao gồm: tăng căng thẳng, lo lắng xã hội, cô lập, cơ thể mệt mỏi và mỏi mắt. Do đó, cần hạn chế lượng thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ và để trẻ dành thời gian cho tâm trí và cơ thể được thư giãn. Thực hiện các hoạt động như đọc sách hoặc thiền trước khi đi ngủ sẽ giúp chất lượng giấc ngủ cải thiện đáng kể.
Giữ bình tĩnh
Bố mẹ là người chăm sóc chính và là hình mẫu của con cái, vì vậy giữ bình tĩnh trong khi tức giận là vô cùng quan trọng để tạo cho con một lối sống lành mạnh. Hãy thận trọng và không gây áp lực lên con cái bởi nếu trẻ căng thẳng có thể sẽ dẫn đến hệ thống miễn dịch suy yếu, cũng như các nguy cơ sức khỏe khác.
Hoạt động thể chất
Một cách chính để giảm căng thẳng và giúp ích cho tâm trí của trẻ là tập thể dục. Khi duy trì hoạt động thể chất, não tạo ra các hóa chất tạo cảm giác dễ chịu ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng. Đặc biệt, cả gia đình cùng nhau tập thể dục sẽ tạo nên sự gắn kết với nhau hơn.
Thiền
Theo các nghiên cứu, thiền định mang lại một số lợi ích sức khỏe, trong đó hữu ích nhất là giảm lo lắng và thúc đẩy thư giãn. Thiền có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai ở độ tuổi phù hợp và cực kỳ có lợi cho những học sinh, sinh viên đang phải đối mặt với việc học online cũng như những hạn chế do COVID-19 gây ra. Chỉ cần dành ra 5-10 phút trong ngày để thiền và thường xuyên luyện tập.
Bố mẹ cần tạo lập kế hoạch trong ngày
Một trong những tác động bất lợi lớn nhất của đại dịch là lịch trình, các ngày lễ bị thay đổi và các kế hoạch bị hủy bỏ. Vì vậy, hãy tạo lập kế hoạch mỗi ngày bằng cách tuân theo một thói quen gồm các nhiệm vụ đã định và có sự kết hợp của các hoạt động, phân bổ thời gian dành cho con cái cũng như thời gian làm việc và cũng có thời gian dành riêng cho bản thân. Một ngày có kế hoạch sẽ cho phép mọi người vừa làm việc hiệu quả hơn vừa có thể dành thời gian cho trẻ.
Nói chuyện thường xuyên với con cái
Hãy lắng nghe những gì con bạn thực sự muốn nói mà không cần phản hồi bằng lời khuyên hoặc bài giảng, và thể hiện bản thân một cách lành mạnh. Đồng thời bố mẹ cũng nên thường xuyên tâm sự với con mình để trẻ không có cảm giác cô lập./.
Theo Lương Trâm/vov.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38