Những bóng giếng Hà thành

(LĐTĐ) Nằm trong không gian đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội là một trong những địa phương nổi tiếng bậc nhất với nhiều giếng làng cổ kính và rất đẹp. Trong dòng chảy thời gian, mỗi giếng là một số phận, có cái đoản mệnh, có cái đa đoan, lại có cái như biết nói, như biết nhắc người ta nhớ đến nó. Hơn hết, ngày nay nhớ đến những giếng làng, người ta sẽ nghĩ ngay đến mạch nguồn của văn hoá dân gian, là những ngày cuối năm, cả làng xóm tụ quanh miệng giếng để mổ lợn, lau lá, gói bánh chưng…
nhung bong gieng ha thanh Thưởng thức nét độc đáo ẩm thực đường phố Hà Thành
nhung bong gieng ha thanh “Phố khóa” đất Hà thành
nhung bong gieng ha thanh Người giữ hồn giò chả Ước Lễ

Nơi lưu giữ ký ức

Trong một dịp tình cờ khi tiếp chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Tọa (Nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội) về sự hiện diện của những giếng làng trong đời sống, tôi biết rằng, cách đây khoảng 50 năm, những chiếc giếng khơi là một phần không thể thiếu của Hà Nội tạo nên nét “văn hóa giếng”. Đó không chỉ là nơi lấy nước mà còn thành chỗ tụ tập của đám trẻ con mỗi khi đi đá bóng về; nơi những ánh mắt của trai gái trao nhau mỗi khi gánh nước, rửa rau; chốn để các bà nội trợ chia sẻ câu chuyện tưởng như không bao giờ hết. Cánh đàn ông còn thả cả chai bia xuống giếng để làm lạnh.

Kỳ thực, cho đến nay, ở không ít nơi, bên những miệng giếng dịp cuối năm, người dân vẫn tụ tập rửa lá dong gói bánh chưng, mổ lợn cùng ăn Tết. Chẳng hạn, ở làng Yên Thôn (xã Thạch Xá, Thạch Thất) còn có tục vào đêm 30 Tết, người dân ra giếng làng gánh nước về lấy may. Hoặc cũng có nơi giờ vẫn còn giữ lệ trai đi lấy vợ phải ra giếng làng lấy nước về thổi xôi làm sính lễ. Trân quý và quan trọng nhưng giếng giờ cũng chẳng được vị thế như xưa. Nhắc chuyện này, nhà nghiên cứu Nguyễn Tọa bảo, đó là sự biến thiên tất yếu.

nhung bong gieng ha thanh
Giếng cổ Phú Diễn theo lối chân quỳ dạ cá.

Phải. Khi có nước máy, giếng vẫn được dùng vì cả xóm phải dùng chung một vòi nước công cộng. Mất nước máy, giếng là lựa chọn duy nhất của dân trong phố. Khi nước máy vào từng nhà thì giếng khơi bỗng chốc bị… bỏ quên. Nguồn nước mát trong từ giếng khơi không còn được trọng dụng, người dân quên dần tính cộng đồng nơi sân giếng. Nay, có thể tìm thấy ở nhiều ngôi làng những giếng xưa cũ. Nhưng có một sự thật là hầu hết các giếng làng còn lại hiện nay đều chỉ như một… di sản của làng.

Đồng lòng gìn giữ

Đó là với góc nhìn nghiên cứu, với riêng cá nhân tôi, giếng vẫn hằn in như nguồn mạch của văn hoá dân gian. Quanh giếng cũng hội tụ không ít câu chuyện kỳ lạ. Ở di tích Đền Cổ Loa, huyện Đông Anh cũng vẫn còn di tích giếng Ngọc gắn với truyền thuyết chuyện tình của nàng công chúa Mỵ Châu. Dân ở đây cho rằng, những viên ngọc nếu được rửa bằng nước giếng này sẽ trở lại sáng đẹp. Hoặc ở Thượng điện chùa Linh Tiên quán, Hà Nội, có một giếng nước đặc biệt. Nước giếng quanh năm trong, ngọt và múc mấy cũng không cạn. Người dân vẫn lấy nước ở đây cúng tế thần tiên. Người bị thương, ốm đau hay mệt mỏi khi dùng nước giếng sẽ chóng bình phục, lành bệnh…

Rồi tại Đường Lâm (Sơn Tây), giếng còn mang ý nghĩa tâm linh như sự hưng vong của cả một làng. Tại đây, giếng thường rộng từ 3 - 5m, sâu trên 10m. Miệng giếng ghép bằng những tảng đá ong sần sùi, màu nâu trầm, rất bền và vững chãi. Hơn hết, bên đình Mông Phụ, còn có hai giếng cổ. Người làng thường bảo, giếng đã có tuổi đời 4 thế kỷ. Những giếng nước này tượng trưng cho đôi mắt rồng thiêng liêng của ngôi làng. Đó là những sự “lạ” quanh giếng mà tôi ghi được, nhưng để coi là kiến trúc độc đáo bậc nhất có lẽ phải kể đến giếng được đẽo đá nguyên khối theo thế “chân quỳ dạ cá” tại Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm). Làng Phú Diễn giờ đã ồn ào khác xưa. Vẫn xóm đấy làng đấy, vẫn ao sen sân đình nhưng không giấu nổi những xâm lấn phố phường. Có người tinh ý lại vui tính cứ ví Phú Diễn như cô gái xuân thì bước chân quê lên phố.

nhung bong gieng ha thanh
Độ sâu của giếng là 8 thước, và tang giếng bằng gạch xếp khít.

Vì đổi thay nhiều nên đi tìm một chút hồn làng lắng đọng sao khó quá. Nhưng may thay, chút hồn làng cỏn con cũng còn sót lại ở cái giếng ngay đầu Xóm Giếng. Bước chân qua con đường làng vốn ken đặc xe cộ là một khuôn viên nhỏ. Bao giếng này không hình lục lăng như thường thấy, người ta xây bao đến sát vỉa hè. Bên trong, chếch tay trái là chiếc giếng cổ, mà người làng vẫn quen gọi là giếng khơi. Người ta thấy cái hình ảnh miệng giếng đẹp đẽ làm bằng đá tròn nguyên khối ẩn đủ những nắn nót của nghệ nhân.

Chếch sang phía bên phải vài thước là ban thờ nhỏ. Thì ra ở Phú Diễn, giếng cũng có thần bản thổ. Vẫn được hương hoa suốt ba mươi ngày trong tháng. Nếu thực có thần linh, thì hẳn thần giếng đây cũng hài lòng trước tâm tôn kính của nhân quần. Gần đó, một bia đá của thời mới, có ghi: “Giếng khơi làng Phú Diễn là ngôi giếng cổ. Tuy chưa biết đích xác niên đại. Nhưng những sợi dây gàu cọ vào miệng giếng có nhiều vết lõm rất sâu, là dấu ấn thời gian giếng tồn tại đã lâu đời. Vành giếng liền tròn, chạm chân quỳ dạ cá tinh xảo.

Người làng đến nay vẫn bảo, mạch nước giếng dồi dào, trong mát cung cấp cho cả làng dùng từ thế hệ này qua thế hệ khác quanh năm không bao giờ cạn, là nguồn sống của bao đời. Thế mới biết, giếng cổ ấy không chỉ là bảo vật làng hoặc chứng tích khai lập thổ cư xưa kia. Giếng đã được tôn thành “ngôi”, thì tất không thể thường được. Cứ những chữ nghĩa ấy mà xét mới thấy những giá trị không dễ cân đo của người Phú Diễn. Lại nói về những nét chạm khắc chân quỳ dạ cá, theo chút kiến thức nhỏ bé có được, tôi thấy cái thế chân quỳ dạ cá ấy mà người thợ lấy dáng cho miệng giếng kia đã cố cách điệu từ hình hoa sen. Ở gờ giếng có đường soi xung quanh nắn nót lắm.

Và ở cái gờ soi này, tôi đếm đủ 72 vết rãnh do những dây gầu kéo nước tạo ra. Cái thế bụng cá phình to nhưng chân quỳ chắc chắn tạo cho giếng cổ như vừa có khí thiêng, lại uy nghi lẫm liệt như giếng cung vua phủ chúa. Các bậc nho lão xưa của Phú Diễn chắc rằng không học đòi lối ấy, nhưng cũng sùng mộ đạo Phật mà cách điệu hoa sen cho tỏ chút chí tình. Cũng may, bảo vật quý không bị phá đi, lấp mất giữa cái thời mọi thứ có thể bị phá và lấp.

Nhớ lại, quãng thời điểm năm 2015, tôi từng có cơ may gặp ông Trần Đức Chính. Ông Chính là con trai cụ đồ Tái nổi tiếng bậc nhất Phú Diễn nên cũng rõ sử làng hơn ai hết. Ông bảo, trước làng Phú Diễn không ở đây, mà ở cạnh Cầu Sắt. Vì cha ông có va chạm với người Cổ Nhuế nên mới chuyển nơi ở đến chỗ này. Còn nói làng có đến nghìn tuổi không, thì ông lắc đầu, vỏn vẹn bảo tuổi làng chỉ ước chừng vào khoảng bốn đến sáu trăm năm gì đó.

….Thế mới rõ, người xưa lập làng là tìm nơi có mạch nước tốt để đào giếng. Giếng gắn liền với làng, giống như một sự đảm bảo cho cuộc sống, sự an cư lạc nghiệp của cha ông ta từ xưa. Thật mừng khi nay ai nấy về Phú Diễn, tìm chiếc giếng khơi miệng làm bằng đá tròn nguyên khối vẫn được được người dân gìn giữ rất có ý thức. Giếng được bao quanh tường rào, cổng vào có đôi câu đối: “Thuỷ mạch khai thông linh khí tại /Thạch nhi tái tạo thuỵ phong lai” như lời nhắn nhủ đầy thương nhớ đến một địa điểm gần gũi với làng xã. Nơi có những con người thuần phác, những ngày Tết đến lại xôm tụ, cười nói với nhau bên miệng giếng làng.

Thảo Phạm Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng nay (27/7), tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ.
“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

(LĐTĐ) Đối với bà con khu phố Thiền Quang và cán bộ, nhân dân phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tâm, có tầm của Đảng ta, trọn đời vì nước, vì dân mà còn là một người rất giản dị, chân tình, ấm áp, gần gũi với bà con khu phố.
Quận Hai Bà Trưng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Quận Hai Bà Trưng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, quận Hai Bà Trưng trang trọng tổ chức Lễ viếng, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố và Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ.
Các tuyến phố Hà Nội chiếu phim tài liệu tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tuyến phố Hà Nội chiếu phim tài liệu tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhiều bảng biển led cỡ lớn tại các tuyến đường ở Hà Nội đang được chiếu hình ảnh, phim tài liệu tưởng nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Công đoàn huyện Phúc Thọ tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Công đoàn huyện Phúc Thọ tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Xem thêm
Phiên bản di động