Nhóm cựu cán bộ Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn lập quỹ trái phép lĩnh án

(LĐTĐ) Ngày 30/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt đối với nhóm cựu cán bộ Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn vì tội “Lập quỹ trái phép”.
Đẩy mạnh phong trào thi đua Lao động giỏi, lao động sáng tạo trong Công an nhân dân Án tử cho nghịch tử giết mẹ, truy sát bố và em trai Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

Sau 2 ngày xét xử, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Khắc Hiệp (cựu Trưởng Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn) và Lê Xuân Hoàng (cựu Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính kế toán) 4 năm tù vì tội Lập quỹ trái phép. Nguyễn Mạnh Tấn (nhân viên Phòng Tài chính kế toán) nhận 2 năm tù vì cùng tội danh.

Về dân sự, Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo Trần Khắc Hiệp phải có trách nhiệm bồi thường 10 tỷ đồng, bị cáo Lê Xuân Hoàng phải bồi thường hơn 9,2 tỷ đồng cho PVN.

Nhóm cựu cán bộ Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn lập quỹ trái phép lĩnh án
Các bị cáo tại phiên xét xử. (Ảnh: M.T)

Theo cáo trạng, Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2011, Tôn Anh Thi giữ chức Trưởng ban Quản lý dự án và từ năm 2011, bị cáo Trần Khắc Hiệp làm Trưởng ban. Theo đó, PVN giao Ban Quản lý dự án xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng cho Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Để thực hiện xây dựng, Ban quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã ký hợp đồng với các nhà thầu phụ. Những hợp đồng này được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 - 2017 với tổng giá trị hơn 1.948 tỷ đồng.

Trước khi trả tiền cho các nhà thầu phụ, Tôn Anh Thi và Trần Khắc Hiệp đã lấy 1.600 tỷ đồng từ nguồn trên và 50 tỷ đồng khác từ PVN rót xuống để gửi vào Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tại Thanh Hóa (MB Thanh Hóa) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương chi nhánh Thanh Hóa (OceanBank Thanh Hóa).

Qua đây, các ngân hàng này trả cho Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn hơn 20 tỷ đồng lãi suất không kỳ hạn nhưng Tôn Anh Thi và 3 bị cáo nêu trên đã bỏ ngoài hệ thống sổ sách kế toán để chi tiêu.

Cụ thể, cơ quan chức năng xác định, trong giai đoạn từ năm 2010 - 2011, Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn thu hơn 1,1 tỷ đồng tiền lãi tại MB Thanh Hóa nhưng chỉ có hơn 300 triệu đồng được hạch toán đúng quy định, hơn 813 triệu đồng còn lại bị để ngoài sổ sách.

Trong thời gian từ năm 2011 - 2015, khi Trần Khắc Hiệp lên làm Trưởng ban, Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tiếp tục nhận hơn 14,8 tỷ đồng tiền lãi từ MB Thanh Hóa và các bị cáo trong vụ án vẫn để ngoài sổ sách, tự ý chi tiêu hơn 14,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, nguyên Trưởng Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn Trần Khắc Hiệp còn gửi hơn 300 tỷ đồng của Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn vào OceanBank Thanh Hóa, thu hơn 6 tỷ đồng tiền lãi. Trong đó, có hơn 1,3 tỷ đồng được chuyển về tài khoản của Ban Quản lý dự án, còn hơn 4,7 tỷ đồng được chuyển vào tài khoản của Lê Xuân Hoàng.

Tại tòa, các bị cáo Hiệp, Hoàng khai đã dùng hơn 19,2 tỷ đồng nói trên cho công tác đối nội, đối ngoại của Ban Quản lý dự án và chi cho một số lãnh đạo, cán bộ các đơn vị liên quan việc xây dựng.

Còn bị cáo Tấn kêu oan, cho rằng bản thân không bàn bạc, thỏa thuận hoặc được hưởng lợi từ việc gửi tiền vào ngân hàng rồi nhận lãi ngoài. Việc nhận, giữ và chi tiền bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên.

Luật sư của bị cáo Tấn nêu quan điểm, thân chủ của mình không thể là đồng phạm với Hiệp và Hoàng vì không bàn bạc, hưởng lợi hoặc biết nguồn gốc số tiền lãi từ đâu mà có.

Đồng thời theo Luật sư, Cơ quan điều tra chưa xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan trong việc để phát sinh nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong tài khoản của Ban Quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn suốt thời gian dài, dẫn đến các hành vi vi phạm của các bị cáo. Vì vậy, Luật sư đề nghị trả hồ sơ điều tra làm rõ ai là người chỉ đạo việc thực hiện giao tiền lãi cho bị cáo Tấn? Ai là người trực tiếp liên hệ, đàm phán với ngân hàng để gửi tiền có kỳ hạn?

Qua làm việc, Hội đồng xét xử nhận định các bị cáo trong vụ án có hành vi gửi tiền nhà nước vào ngân hàng để lấy lãi rồi tự ý chi tiêu, không hạch toán vào sổ sách. Việc này vi phạm quy định về quản lý kinh tế, gây thiệt hại cho nhà nước... Trong đó, bị cáo Trần Khắc Hiệp là người chỉ đạo, trực tiếp ký 66 Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với MB Thanh Hóa và 13 Văn bản thỏa thuận gửi tiền với OceanBank Thanh Hóa, nên bị cáo Hiệp giữ vai trò chính trong vụ án.

Bị cáo Lê Xuân Hoàng đã có hành vi bàn bạc, thống nhất với Trần Khắc Hiệp sử dụng 1.550 tỷ đồng do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn thanh toán và 50 tỷ đồng do PVN cấp để gửi có kỳ hạn tại MB Thanh Hóa và OceanBank Thanh Hóa lấy tổng số tiền lãi là hơn 19,2 tỷ đồng để chi tiêu, gây thiệt hại cho PVN.

Đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Tấn, Hội đồng xét xử xác định không được bàn bạc nhưng đã tiếp nhận ý chí từ cấp trên trong việc thực hiện hành vi vi phạm. Tấn là nhân viên kế toán có nhiệm vụ theo dõi các khoản từ ngân hàng, trực tiếp nhận hơn 6 tỷ đồng tiền lãi rồi quản lý theo chỉ đạo của Hiệp và Hoàng nên vai trò của Tấn trong vụ án này là đồng phạm tham gia giúp sức. Vì vậy, Hội đồng xét xử không chấp nhận việc kêu oan của bị cáo Tấn cũng như quan điểm bào chữa của luật sư.

Còn ông Tôn Anh Thi, Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo Thi có hành vi lập quỹ trái phép, tuy nhiên quá trình điều tra xác định, ông Thi đã dùng 813 triệu đồng để chi cho hai gia đình nạn nhân bị thiệt mạng khi giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của chính quyền tỉnh Thanh Hóa. PVN cũng xác nhận ông Thi có báo cáo phù hợp với quy chế.

Mặt khác, toàn bộ tiền lãi hơn 1 tỷ đồng từ 15 hợp đồng tiền gửi do ông Thi ký đã được ông này nộp khắc phục toàn bộ, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có quyết định đình chỉ bị can đối với ông Tôn Anh Thi. Do vậy, Hội đồng xét xử không xem xét trách nhiệm của ông này.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn

Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ án trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá diễn ra tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn ngày 29/11/2024, Cơ quan điều tra đã thu thập được các tài liệu, vật chứng chứng minh ý thức phạm tội, bàn bạc; vai trò chủ mưu của đối tượng cầm đầu...
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

(LĐTĐ) Với phương thức thủ đoạn tinh vi thông qua 3 sàn giao dịch ngoại hối gồm: Sàn GFS, sàn TOPMAX, sàn RICHSMART các đối tượng phạm tội đã dụ dỗ nhiều nạn nhân chiếm đoạt số tiền gần 500 tỷ đồng qua đầu tư ngoại hối, chứng khoán trái phép...
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu

(LĐTĐ) Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng QLTT thành phố Hà Nội vừa phối hợp với các cơ quan chức năng liên tiếp kiểm tra, phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa là thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu.
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Theo lời khai ban đầu của Cao Văn Hùng tại cơ quan Công an, do có mâu thuẫn từ trước nên đã mua xăng và đi taxi đến quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đổ xăng vào dãy xe máy và châm lửa đốt...
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án

Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bình Dương vừa phối hợp Công an thành phố Dĩ An, phát hiện và triệt phá đường dây mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn.
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại

TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại

(LĐTĐ) Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42 kg ma túy các loại.
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép

Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép

(LĐTĐ) Công an tỉnh Bình Dương vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thu Trinh (SN 1986, quê tỉnh Bình Định), và Ngô Việt Thanh (SN 1987, ngụ Thành phố Hồ Chí Minh) về tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”.
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD

Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD

(LĐTĐ) Các đối tượng đã lợi dụng cơ chế, chính sách pháp luật mở đối với thủ tục nhập khẩu khí N2O để mở gần 400 tờ khai nhập khẩu khí N2O nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với tổng số lượng N20 nhập khẩu 7.338 tấn, trị giá khoảng hơn 5 triệu USD tương đương khoảng 126,8 tỷ đồng của một số doanh nghiệp nước ngoài...
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ

Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ

(LĐTĐ) Theo cơ quan Công an, mặc dù hình thức lcủa đường dây lừa đảo xuyên quốc gia do "Mr Pips" Phó Đức Nam điều hành không mới, nhưng phương thức, thủ đoạn rất tinh vi của các đối tượng đã khiến hàng nghìn nạn nhân "sập bẫy", nhà đầu tư "cháy tài khoản"...
Xem thêm
Phiên bản di động