Hoạt động dầu khí cần gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh

(LĐTĐ) Ngày 15/6/2022, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi). Các đại biểu đoàn thành phố Hà Nội đã tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào dự án Luật.
Đảm bảo vai trò của Công đoàn trong thực hiện quyền dân chủ của người lao động Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 Kết hợp cả “tiền kiểm” và “hậu kiểm” khi phổ biến phim trên không gian mạng

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) cho rằng, một trong những định hướng sửa đổi quan trọng là cần hình thành cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư nước ngoài.

“Tôi nghĩ rằng định hướng đó hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cũng rất cần đề cao tính thận trọng, vì trên thực tế dầu khí là nguồn tài nguyên không tái tạo. Trong những năm qua sản lượng luôn giảm. Năm 2018, số thu từ dầu thô chiếm 4,6%, đến năm 2021 còn 2,6%.

Trữ lượng dầu khí cũng là vấn đề rất cần quan tâm. Bên cạnh đó, trên thực tế thời gian qua cũng có những trường hợp đầu tư thu hút nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí cũng phải trả giá rất đắt. Vì vậy, tôi nghĩ trên cơ sở cân nhắc lợi ích quốc gia, không đầu tư bằng mọi giá”, đại biểu nói.

Hoạt động dầu khí cần gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội).

Đề cập đến quy định không thu tiền sử dụng khu vực biển là chính sách đã được áp dụng trong nhiều năm, tuy nhiên, theo đại biểu, với vai trò của một ngành được cho là siêu lợi nhuận thì có cần thiết chúng ta phải áp dụng lâu dài chính sách ưu đãi này không là điều cần cân nhắc.

Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn Hà Nội) khẳng định sửa đổi Luật Dầu khí để thể chế hóa và cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và khắc phục những bất cập, hạn chế của chính sách, pháp luật về dầu khí hiện hành, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới là hết sức cần thiết và cấp bách.

Để có được khung pháp lý hoàn chỉnh đồng bộ, thống nhất và khả thi, thúc đẩy và phát triển hoạt động dầu khí, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đánh giá kỹ lưỡng tác động và dự báo tốt bối cảnh tình hình khu vực và thế giới, nhất là tình hình biển Đông, cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Đồng thời, tiếp tục rà soát các nội dung liên quan đến các bộ luật, luật khác.

Hoạt động dầu khí cần gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh
Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn Hà Nội).

Theo đại biểu, trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng đang diễn ra nhanh chóng, cần hỗ trợ để tài nguyên dầu khí được khai thác kịp thời và đưa vào sử dụng, bảo đảm giá trị vốn có, làm nguyên liệu và nhiên liệu. Điều cần đặc biệt quan tâm là hoạt động dầu khí cần gắn liền với khẳng định chủ quyền biển đảo và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.

Ngoài việc điều chỉnh hoạt động điều tra cơ bản tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các hoạt động liên quan, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần quan tâm bổ sung hoạt động chế biến để tạo ra các sản phẩm hóa dầu. Công tác điều tra cơ bản dầu khí cần đầu tư nguồn lực rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, vì vậy đề nghị bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác điều tra cơ bản dầu khí cũng như các hoạt động dầu khí khác.

Mặt khác, cần có cơ chế để kết hợp các hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và về tài nguyên môi trường biển và hải đảo, chia sẻ, sử dụng dùng chung cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của các cơ quan; chia sẻ thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra để tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả chất lượng điều tra trên biển.

Đại biểu cũng cho rằng, vấn đề môi trường lớn nhất cho hoạt động dầu khí là sự cố tràn dầu, trong khi các sự cố tràn dầu không rõ nguyên nhân diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế, để lại hậu quả lâu dài đối với môi trường biển. Nguy hiểm hơn, khó phát hiện hơn, gây hậu quả lâu dài là hiện tượng dầu khí âm thầm rò rỉ, thoát ra từ các hoạt động dầu khí.

Vì vậy, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị làm rõ và bổ sung vào dự thảo Luật các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí và các cơ quan quản lý trong việc xây dựng, trình duyệt và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

Hoạt động dầu khí cần gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội).

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội) nhìn nhận, trong khuôn khổ pháp luật và chính sách hiện hành thì sức cạnh tranh của ngành dầu khí Việt Nam đang suy giảm, khó có thể thu hút thêm đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư chiến lược. Vì vậy, Quốc hội đưa ra bàn để sửa đổi luật lần này là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn..

Theo đại biểu, để thực hiện chính sách ưu đãi trong lĩnh vực này thì thuế là một trong những giải pháp quan trọng, chủ trương là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% về 25% là một quyết định rất phù hợp. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần phải phân tích sâu hơn về mức thuế này trên cơ sở tính toán tương quan chung trong các nước ASEAN và trên thế giới đã thực hiện chính sách thuế để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này như thế nào.

Ngoài ra, đại biểu Vũ Tiến Lộc cũng cho biết ông đồng ý với kiến nghị của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi thẩm định dự án Luật này là đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí vì điều này cũng rất quan trọng.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, Luật Dầu khí phải làm rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động dầu khí của quốc gia, đặc biệt là giảm các rủi ro pháp lý. Đồng thời, do các dự án tìm kiếm, khai thác phụ thuộc vào các dự án chế biến tiêu thụ như nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện khí, vì vậy luật cũng cần có các quy định để ưu tiên cho các dự án liên quan, các dự án sử dụng các sản phẩm trong chuỗi giá trị hoạt động dầu khí để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả chung.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẻ chia giấc mơ an cư từ ngôi nhà đại đoàn kết

Sẻ chia giấc mơ an cư từ ngôi nhà đại đoàn kết

(LĐTĐ) Với tinh thần “tương thân tương ái" nhằm góp phần động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, chiều 9/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm tổ chức bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tính, tổ dân phố Yên Nội 2, phường Liên Mạc.
Dấu ấn doanh nghiệp Việt tại Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Dấu ấn doanh nghiệp Việt tại Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

(LĐTĐ) Sau một thời gian gián đoạn, năm nay Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tiếp tục tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam (với 50 doanh nghiệp, trưng bày hàng hóa trên diện tích 250m2) tham gia Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024...
Thương mại điện tử: Động lực cho doanh nghiệp Việt tăng tốc bứt phá

Thương mại điện tử: Động lực cho doanh nghiệp Việt tăng tốc bứt phá

(LĐTĐ) Sáng ngày 9/10, Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới 2024 tại Hà Nội, với chủ đề “Tăng tốc - Vươn tầm - Bứt phá thành công”, hội nghị nhấn mạnh các xu hướng phát triển của TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam, cập nhật các kết quả mới nhất từ các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon, và công bố trọng tâm chiến lược 2025 của Amazon Global Selling Việt Nam.
Giải Nobel Hóa học 2024 vinh danh những nghiên cứu "gỡ nút thắt" về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 vinh danh những nghiên cứu "gỡ nút thắt" về protein

Giải Nobel Hóa học năm nay thuộc về hai công trình có tiềm năng lớn của các tác giả người Mỹ và Anh, sử dụng Trí tuệ Nhân tạo để "giải mã" về protein.
Ra mắt "Điểm sinh hoạt Công đoàn": Ngôi nhà chung của đoàn viên phường Trung Văn

Ra mắt "Điểm sinh hoạt Công đoàn": Ngôi nhà chung của đoàn viên phường Trung Văn

(LĐTĐ) "Điểm sinh hoạt Công đoàn" tại Ủy ban nhân dân phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm vừa được ra mắt, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, công chức cấp cơ sở.
Bí thư Thành ủy Hà Nội tham quan triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội tham quan triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 9/10, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tham quan triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nội.
Bắt đối tượng giả danh shipper lừa đảo chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng

Bắt đối tượng giả danh shipper lừa đảo chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng

(LĐTĐ) Phát hiện nhiều khách hàng mua hàng online thường không nhận hàng trực tiếp, mà chỉ bảo nhân viên giao hàng gửi lại hàng hoá cho người quen hoặc để lại trước cửa nhà... đối tượng giả danh shipper đã lợi dụng kẽ hở này để chiếm đoạt tiền từ người mua hàng.

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hà Nội tham quan triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội tham quan triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 9/10, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tham quan triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nội.
ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Timor-Leste tham dự phiên họp hẹp, trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, chúng ta còn khá nhiều vấn đề phải xử lý để đẩy mạnh hơn nữa phát triển sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 là chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý và tập trung lại hai nhóm vấn đề mà Ban tổ chức đã chọn để giải quyết.
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Sứ mệnh xây dựng một Cộng đồng kết nối hơn, tự cường hơn

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Sứ mệnh xây dựng một Cộng đồng kết nối hơn, tự cường hơn

Ngày 9/10, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Viêng-Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste cùng nhiều đại diện đối tác, tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc.
GDP cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu đề ra

GDP cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu đề ra

(LĐTĐ) Ngày 9/10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 9/10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 9/10, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Hải Phòng đẩy nhanh khắc phục, ổn định sản xuất và  đầu tư sau thiên tai

Hải Phòng đẩy nhanh khắc phục, ổn định sản xuất và đầu tư sau thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 8/10, đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì Đoàn công tác làm việc với thành phố Hải Phòng về tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt; giải pháp thúc đẩy sản xuất- kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội; phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, xuất nhập khẩu; 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra, tổng duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra, tổng duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 8/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đi kiểm tra, dự tổng duyệt lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (số 1 Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm).
Cử tri và nhân dân lo lắng về giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định

Cử tri và nhân dân lo lắng về giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định

(LĐTĐ) Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và nhân dân lo lắng tình hình thời tiết cực đoan, thiên tai, mưa bão bất thường, tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ không ổn định...
Xem thêm
Phiên bản di động