Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo

(LĐTĐ) Vừa tan ca, người đàn ông liền về phòng trọ, tắm rửa vội vã, ăn gói mì tôm rồi xách xe đạp kèm theo “đồ nghề” chằng buộc phía sau. Lúc này đã chập tối, ánh đèn hắt mờ xuống những con hẻm sâu hun hút. Vừa đi người đàn ông vừa rung tay, làm vang lên những tiếng lắc xắc quen thuộc từ những đồng xu tự chế. Âm thanh này rất riêng, nghe qua không cần lời chào nhưng ai cũng đoán biết đó là người hành nghề đấm bóp dạo đang tới...
Nhọc nhằn “nghề” hái rau dại Người lao động TP Hồ Chí Minh mưu sinh trong "bình thường mới" Tâm sự của tiểu thương mưu sinh ngày cận Tết

Mưu sinh nơi đất khách

Đó là nhịp sống thường ngày suốt 12 năm qua của anh Nguyễn Minh T (tên nhân vật đã được thay đổi), quê Vĩnh Phúc hành nghề đấm bóp dạo tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Quãng đời mưu sinh nhọc nhằn của T cũng là tình cảnh chung của nhiều người, chủ yếu đến từ các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Thái Bình… vào TP.HCM hành nghề tẩm quất, giác hơi dạo.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Mỗi khi phố lên đèn, nhiều chiếu đấm bóp dạo lại được rải trên vỉa hè quốc lộ 1, khu vực ngã tư An Sương, quận 12, TP.HCM.

T đã có vợ và 2 con, hiện đều ở Vĩnh Phúc, chỉ mỗi T trụ lại TP.HCM làm nghề đấm bóp dạo. Mỗi tháng T chắt chiu gửi về quê 5-6 triệu đồng, riêng hơn 1 năm cao điểm dịch Covid-19 bùng phát, T không gửi được đồng nào về quê.

Trước đây T làm công nhân cho công ty tại một khu công nghiệp trên địa bàn quận 12, TP.HCM. Sau đó T bỏ hẳn vì thu nhập thấp trong khi phải bám suốt thời gian từ sáng đến chiều tối. Vì thế T chuyển sang công việc bán thời gian, ngày làm gia công ủi áo, tối về tranh thủ đi đấm bóp dạo.

Cao điểm để có được 500 nghìn đồng mỗi ngày, T phải là ủi khoảng hơn 2.000 chiếc áo, mờ mắt và còng lưng. Làm từ 8h sáng đến 11 giờ trưa, nghỉ ăn cơm rồi 1 giờ 30 phút làm tiếp cho đến 6 giờ chiều. Sau đó T về phòng trọ gần khu vực bến xe buýt Hiệp Thành, tắm rửa, ăn uống qua loa rồi xách xe đạp đi đấm bóp dạo.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Đấm bóp dạo cần sức khỏe, kỹ năng cũng như sự kiên nhẫn, chịu khó, chịu khổ.

Mỗi ca đấm bóp T được từ 60 nghìn đồng, nếu thêm giác hơi thì có 80 nghìn. Có hôm gặp “khách sộp” được bo thêm 10 - 20 nghìn đồng, nhưng có khi trắng tay vì khách “quậy”, quỵt tiền.

Chúng tôi (phóng viên) theo chân T. Chập tối, ánh đèn cao áp đổ sáng mờ ảo dọc tuyến quốc lộ 1. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, T đều đặn rung tay, lắc lên những tiếng lắc xắc quen thuộc. Đến gần khu vực ngã chung cư Thái An, T trải chiếu trên bãi đất trống, châm đèn dầu, dọn đồ nghề và đợi khách. Dọc tuyến Quốc lộ 1, đoạn từ Ngã tư Đình đến chân cầu vượt An Sương có khoảng gần 20 chiếu đấm bóp, họ ngồi chờ khách từ 7 giờ tối cho đến 2-3 giờ sáng hôm sau.

Vào đầu giờ tối khách đấm bóp thường là dân bốc vác chợ đầu mối, xưởng cơ khí còn đến rạng sáng hôm sau chủ yếu là cánh tài xế đường dài chạy tuyến Bắc - Nam, khu vực Tây Nguyên. Sau quãng thời gian dài di chuyển, tài xế cần thư giãn và tỉnh táo nên tranh thủ chợp mắt 5-10 phút trước khi tiếp tục hành trình.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Đấm bóp dạo "hoạt động" từ khoảng 7h tối cho đến rạng sáng hôm sau.

Như trường hợp của T, ngày nào may mắn có được 3-4 khách cũng kiếm được khoảng 200 - 300 nghìn đồng. Như đêm nay, T có khách quen là người đàn ông bốc vác ở chợ đầu mối Thủ Đức, cứ vài tuần lại đến chiếu của T để được đấm bóp, giác hơi.

T thể hiện những động tác xoa, chặt điêu luyện. Mỗi lần T vung tay lại vang lên những tiếng chan chát. Rồi những cái vặn tay, bẻ lưng, xương khớp rũ rượi sau một ngày lao động vất vả bỗng kêu răng rắc nhưng người khách không hề đau đớn mà tỏ ra thích thú, phấn khích, đầy sung sướng.

Khoàng 15 năm về trước, nhiều khu vực ở TP.HCM như Phạm Văn Đồng (Bình Thạnh), Khu Căn cứ 26 (Gò Vấp), Chợ Chó (quận 12), khu vực Sóng Thần (Thủ Đức)… có rất nhiều người từ các tỉnh phía Bắc đổ về làm nghề đấm bóp, giác hơi dạo. Họ chủ yếu làm nông nghiệp, rời quê đi mưu sinh. Người trước chỉ nghề cho người sau, lâu thành nhóm cùng làng, cùng huyện. Người nào gắn bó lâu nhất cũng tầm 15 năm rồi bỏ nghề về quê sinh sống, chuyển qua làm công nhân công ty, có người vay mướn tiền để đi xuất khẩu lao động. Hiện nay lượng người làm nghề đấm bóp , giác hơi dạo không còn “đông đảo” như trước do bỏ nghề, tìm kiếm nghề phù hợp hơn.

Dọa cướp, quỵt tiền

Nghề đấm bóp, giác hơi dạo luôn đối mặt với nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm do môi trường làm việc một mình, vào thời điểm đêm khuya, rạng sáng. Nếu gặp khách đàng hoàng, có tiền thì may mắn còn không sẽ tự nhận “xui” vào người.

Như trường hợp của T, thường xuyên đối mặt với cảnh dọa cướp, quỵt tiền. “Những lúc như vậy em cũng đành cắn răng chịu đựng chứ biết làm sao. Lúc 1 - 2 giờ sáng, gặp người nghiện, người say rượu, mình đấm bóp cho người ta xong bị quỵt tiền”, T kể và nhớ lại ký ức không quên lần đi đấm bóp ở quận Bình Thạnh. Lần đó tầm 2 giờ sáng, T đấm bóp cho nam thanh niên say rượu ở khu vực gần bến xe Miền Đông cũ, (quận Bình Thạnh), nổi tiếng là “xóm ngụ cư dân anh chị nghiện ngập”. Sau khi đấm bóp xong, T bị quỵt tiền và còn bị đe dọa cướp tiền và xe. Không kiềm chế được cảm xúc, cả T và người thanh niên này ẩu đá, khiến Công an phường phải về phường xử lý hành chính.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Vỉa hè quốc lộ 1 khu vực ngã tư An Sương, quận 12, TP.HCM được mệnh danh là "phố đấm bóp dạo" về đêm khi có tới khoảng 20 chiếu.

“Sáng hôm đó, em vừa không được tiền lại bị lên phường làm việc, vừa đói vừa tức, nghĩ lại thấy cơ cực quá anh ạ”, T không giấu được xúc động, kể lại.

Theo T, chỉ khi đến khu vực “quen chân”, khách quen thì mới dám chạy xe máy, còn không vẫn phải đạp xe đạp để khỏi bị cướp. Bao nhiêu năm nay, T rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ kỹ, len lỏi các ngõ hẻm từ quận 12, qua Gò Vấp, đến Tân Bình, Bình Thạnh, có khi qua quận 2 (nay là thành phố Thủ Đức), quận 7.

Ngoài rủi ro nêu trên, T kể còn có một số rủi ro khác như gặp trường hợp vào đấm bóp cho khách nữ góa chồng hoặc nam giới đồng tính. Quá trình đấm bóp bị chủ nhà “gạ tình”, sờ mó, yêu cầu đấm, xoa những khu vực nhạy cảm. Những lần đó T phải khéo léo từ chối để vừa không mất lòng khách vừa không phải mất tiền vì đã lỡ đấm bóp cho khách.

Đáng chú ý là việc những người như T phải “chia tiền” cho nhóm bảo kê, khi “xếp chiếu” ngoài khu vực quốc lộ 1, đoạn ngã tư An Sương. Theo lời T, tại khu vực này sẽ có nhóm người bảo kê, thu tiền, mỗi chiếu từ 15 - 20 nghìn đồng. Sau khi người hành nghề tẩm quất thực hiện xong cho khách thì nhóm người này sẽ trực tiếp thu. Tiền này được cho là để trông giữ phương tiện xe cho khách, không để khách say xỉn, nghiện hút quậy phá, quỵt tiền. Đa số nhóm bảo kê này có tiền án tiền sử, sử dụng ma túy.

Nhọc nhằn nghề đấm bóp dạo
Đấm bóp dạo tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu gặp khách say xỉn, nghiện ngập.

“Hôm em đấm lưng cho một người xăm trổ, nghiện hút khu vực chợ Hiệp Thành, quận 12, được người này đề nghị có cần giới thiệu với đàn anh ngoài chỗ ngã tư An Sương hay không sẽ nói một tiếng, anh em ngoài đó sẽ không thu tiền. Thấy bất an quá nên em từ chối luôn”, T kể.

Khi được hỏi bao lâu rồi chưa về quê, T trầm ngâm nói: “Hơn 5 năm rồi anh ạ. Làm nghề như bọn em, sao về quê thường xuyên được. Họa khi ở nhà có công chuyện thì mới về mà về thì đi phải xe đò thôi. Em tính gắn bó thêm vài năm nữa rồi về hẳn ở quê, vay vốn đi xuất khẩu lao động”.

Chúng tôi tạm biệt T khi đêm đã về khuya. Quốc lộ 1 dần vãn xe máy, chỉ còn những dòng xe tải, xe ben lao đi vun vút. Dưới ánh đèn vàng vọt, T và mấy chiếu đấm bóp vẫn còn chơ vơ ngóng khách. Khi thấy chiếc xe tải bật đèn xi nhan tấp vào lề, T và những cánh tay cởi trần, săn chắc lập tức vẫy vẫy, chào mời. Nghề đấm bóp dạo nhọc nhằn biết bao.

Xuân Tình - Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.

Tin khác

Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

(LĐTĐ) Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024 nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh

Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước vào mùa đông, nhưng những người yêu nơi đây vẫn luyến tiếc mùa thu dịu dàng. Nhiều người dân tấp nập chụp ảnh trên phố cổ, còn thợ ảnh và người bán hoa thì tăng thêm thu nhập từ nhu cầu này.
Xem thêm
Phiên bản di động