Nhọc nhằn làm việc dưới trời nắng nóng
Bà con nông dân khẩn trương thu hoạch lúa trong tiết trời nắng nóng | |
Làm gì để bảo vệ mình khi làm việc ngoài trời nắng nóng | |
Trời nắng nóng, làm sao để giảm nhiệt cho ô tô khi đỗ ngoài trời? |
Muôn nỗi vất vả
Lẽ thường, trong điều kiện thời tiết oi bức, nắng như chan lửa, nhiệt độ ngoài trời gần 40 độ C, nhiều người sẽ tìm cách “cố thủ” trong nhà, trong văn phòng với điều hòa và quạt mát để tránh nóng. Trên thực tế, nhiệt độ có thể cao hơn 3 đến 5 độ so dự báo thời tiết đưa ra do nhiệt cộng hưởng từ hiệu ứng nhà kính, từ sức nóng động cơ phương tiện giao thông, mặt đường đá, bê-tông... Vì vậy, mọi hoạt động sinh hoạt của người dân Thủ đô bị ảnh hưởng lớn, nhất là những người lao động buộc phải mưu sinh hằng ngày ngoài trời.
Anh Nguyễn Văn Thành (xe ôm công nghệ) chia sẻ: “Mấy hôm nay thực sự rất khó chịu, em ạ, cứ chạy một vài cuốc lại phải tìm chỗ có bóng râm để “trú”. Nhưng vẫn phải làm thôi em, không làm thì lấy đâu tiền cho con ăn học. Thời gian vừa rồi vì dịch bệnh mà không làm ăn được gì nên bây giờ dù nắng nóng hơn nữa thì cũng phải cố mà “cày” thôi”.
Các công nhân chăm sóc, cắt tỉa cây xanh dưới trời nắng nóng. |
Anh Thành cũng cho biết, mặc dù trang bị cả áo chống nắng nhưng với mức nhiệt hơn 40 độ C từ lúc 9 giờ sáng đến 5-6 giờ chiều thì dù áo dày, mũ, khăn kín mít nhưng vẫn cảm thấy bỏng rát da thịt, vô cùng khó chịu.
Hằng ngày đạp xe khắp các phố phường bán hoa, nhưng trong những ngày nắng nóng thế này, chị Vân (40 tuổi, ở Bắc Từ Liêm) chỉ có thể dừng lại ở những con phố nhiều tán cây, hoặc gầm cầu vượt để bán. “Nắng thế này ngồi không cũng mệt huống gì mình còn đạp xe, mà nếu cứ phơi hoa ngoài trời nắng thì hỏng hết, mất cả vốn ấy chứ”, chị Vân than thở.
Buôn bán vốn đã bấp bênh, ngày được ngày không, nay trời còn nắng gắt càng thêm vất vả, mệt nhọc, nhiều khi cũng muốn nghỉ nhưng như chị Vân tâm sự: “Thì cũng mệt đấy nhưng nghĩ đến gia đình, con cái lại phải cố thôi, không đi làm thì lấy gì mà chi tiêu,…”.
Nhiệt độ tăng cao cũng là nỗi ám ảnh của những người bán hàng rong, mua đồng nát, tài xế xích-lô, công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh môi trường,… Ngồi nghỉ tạm dưới gốc cây trên đường Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Mai (mua đồng nát) chia sẻ: “Nắng nóng vất vả tôi vẫn phải ra đi làm.
Nghỉ những ngày dịch bệnh cuộc sống đã khó khăn lắm rồi, thế nên giờ phải đi kiếm sống thôi... Tôi đi mua đồng nát thế này cũng được gần 10 năm rồi, cũng quen với khí hậu khắc nghiệt rồi. Vào mùa hè, những ngày thời tiết nắng nóng quá, buổi trưa tiện chỗ nào mát là tôi thanh thủ nghỉ chút rồi lại đi tiếp”.
Ngồi nghỉ cùng bà Mai, bà Xuyến cùng đi mua đồng nát kể: “Ở quê nhà tôi cũng cấy vài sào ruộng, công việc đồng áng chỉ mất ít thời gian. Những ngày không có việc làm tôi theo mấy người ở làng lên Hà Nội đi mua đồng nát để có thêm thu nhập. Nghề này cũng vất vả nhưng được cái tự do, mình muốn làm ngày nào, nghỉ ngày nào là do mình”. Theo bà Xuyến, làm nghề mua đồng nát phải đi rất nhiều thế nên buổi trưa tiện đâu thì nghỉ ở đó nhưng cũng chỉ tranh thủ nghỉ một lúc rồi lại đi tiếp.
Trong cái nắng nóng gay gắt của mùa hè, những người như chị Vân, bà Mai hay bà Xuyến còn có thể tìm chỗ nghỉ chân dưới bóng cây để tránh nắng còn nhiều người khác vẫn phải vật vã, phơi mình dưới ánh nắng với công việc không thể tìm chỗ râm mát mà nghỉ.
Họ là những người công nhân xây dựng, những người đi giao hàng tranh thủ thời gian từng giờ từng phút để có thêm thu nhập. Tại một công trường trên đường Giải Phóng, anh Lê Thanh Văn (công nhân xây dựng) than thở: “Trời nắng nóng thế này cũng muốn nghỉ lắm nhưng nghĩ kỹ thì thấy mình có việc làm là may rồi, nhiều công ty khác công nhân còn chẳng có việc mà làm, thu nhập không có nên đành cố gắng thôi”.
Ảnh hưởng sức khỏe
Lẽ thường, trong điều kiện thời tiết oi bức, nắng như chan lửa, nhiệt độ ngoài trời gần 40 độ C, nhiều người sẽ tìm cách “cố thủ” trong nhà, trong văn phòng với điều hòa và quạt mát để tránh nóng. Trên thực tế, nhiệt độ có thể cao hơn 3 đến 5 độ so dự báo thời tiết đưa ra do nhiệt cộng hưởng từ hiệu ứng nhà kính, từ sức nóng động cơ phương tiện giao thông, mặt đường đá, bê-tông... Vì vậy, mọi hoạt động sinh hoạt của người dân Thủ đô bị ảnh hưởng lớn, nhất là những người lao động buộc phải mưu sinh hằng ngày ngoài trời. Anh Nguyễn Văn Thành (xe ôm công nghệ) chia sẻ: “Mấy hôm nay thực sự rất khó chịu, em ạ, cứ chạy một vài cuốc lại phải tìm chỗ có bóng râm để “trú”. Nhưng vẫn phải làm thôi em, không làm thì lấy đâu tiền cho con ăn học. Thời gian vừa rồi vì dịch bệnh mà không làm ăn được gì nên bây giờ dù nắng nóng hơn nữa thì cũng phải cố mà “cày” thôi”. Anh Thành cũng cho biết, mặc dù trang bị cả áo chống nắng nhưng với mức nhiệt hơn 40 độ C từ lúc 9 giờ sáng đến 5-6 giờ chiều thì dù áo dày, mũ, khăn kín mít nhưng vẫn cảm thấy bỏng rát da thịt, vô cùng khó chịu. |
Theo bác sĩ Nguyễn Mai Hương (Bệnh viện Hòe Nhai), vào mùa nắng nóng, người lao động có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như: Say nắng, say nóng, ung thư da,… Biểu hiện của các vấn đề sức khỏe gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. Mức độ nhẹ: Mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. Mức độ nặng: Đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt,…) và có thể tử vong.
Về mặt thẩm mỹ, sẽ gây nếp nhăn nhiều, đồi mồi, tàn nhang, nám má, da sạm, da nâu đen, để lâu sẽ dẫn đến ung thư da, nếu bệnh nhân không phát hiện kịp thời có thể gây tổn thương mắt, mũi…Về lâu dài, thời tiết nóng bức là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh, những người lao động phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, hay rác thải,… rất dễ mắc những bệnh về tim, phổi,… Vì vậy, cần có những dụng cụ bảo hộ để hạn chế phần nào vi khuẩn gây hại.
Cũng theo bác sĩ Hương, để tránh những trường hợp trên xảy ra, những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu, sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.
Một số chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên: Nên hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.
Đặc biệt, không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt, cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.
Nếu có những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, ra mồ hôi quá nhiều,… phải lập tức ngừng làm việc, tìm ngay nơi mát mẻ, thoáng gió, uống nước mát và nghỉ ngơi. Các trường hợp nặng phải lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34