Làm gì để bảo vệ mình khi làm việc ngoài trời nắng nóng
Hà Nội: Trời nắng như đổ lửa, chiến sĩ Cảnh sát giao thông căng mình làm nhiệm vụ | |
Nắng nóng gay gắt, người dân Hà Nội kín mít khi ra đường | |
Hà Nội: Dưới trời nắng gắt, người lao động vất vả mưu sinh |
Người lao động khi hoạt động ngoài trời nên chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng. (Ảnh: K.Tiến) |
“Ngâm mình” dưới nắng để mưu sinh
Hà Nội những ngày cuối tháng 5 đang bước vào những ngày nắng như đổ lửa, nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 40 độc C, thậm chí là 50 độ C vào những ngày cao điểm. Thời gian nóng nhất trong ngày là khoảng từ 10h-15h, thời điểm này khi ra đường, nhiều người có cảm giác nóng như thiêu đốt. Thế nhưng với chị Lê Thị Hằng (32 tuổi, quê Thanh Hóa) làm nghề bán trà đá thì thời điểm nắng nóng nhất cũng chính là lúc chị “ăn nên làm ra” sau những ngày nghỉ vì Covid-19 kéo dài. Bán hàng ngay cạnh một công trường xây dựng, những ngày này quán trà đá của chị tấp nập hơn mọi khi.
“Thời tiết nắng nóng thì nhiều người đi đường, công nhân xây dựng khát nước sẽ tranh thủ dừng lại nghỉ, uống nước. Mặc dù biết rằng ở ngoài trời nhiều trong thời tiết nắng nóng như thế này rất dễ kiệt sức nhưng vẫn phải cố gắng. Những thời điểm nắng nóng quá, tôi cũng tranh thủ tìm chỗ có bóng râm, che chắn cẩn thận để bán nhưng vẫn cảm thấy khó chịu vô cùng”, chị Hằng chia sẻ.
Không chỉ chị Hằng mà nhiệt độ tăng cao cũng là nỗi ám ảnh của những người bán hàng rong, thu mua ve chai, tài xế xe ôm, công nhân xây dựng… Hằng ngày đạp xe khắp mọi ngóc ngách phố phường bán hoa, nhưng trong những ngày nắng nóng, chị Nguyễn Thị Bé (42 tuổi, Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chỉ có thể dừng lại ở những con phố nhiều tán cây, hoặc gầm cầu vượt để bán. Chị Bé cho biết: “Nắng thế này đi xe máy còn mệt huống chi mình còn đạp xe, mà nếu cứ phơi hoa ngoài trời nắng như thế thì chết hết. Tôi ngồi đây cũng chỉ được một lúc thôi, những lúc nắng quá thì tôi phải dấp nước vào khăn rồi trùm lên đầu mà đạp, cũng đỡ được chút ít”.
Công việc vốn đã bấp bênh, ngày được ngày không, nay trời còn nắng gắt càng làm thêm vất vả, mệt nhọc, nhiều khi cũng muốn nghỉ nhưng như chị Bé tâm sự phải cố gắng để kiếm tiền nuôi con. Chị cho biết, cứ đi bán cả ngày, khi nào mệt quá, không chịu được nữa mới về, không thì bán hết hàng mới về, nhiều hôm nóng quá đi bán một lúc buổi sáng, rồi chiều tối lại đi đến khuya, về chỉ kịp nghỉ vài tiếng, rồi lại phải ra các đầu mối lấy hàng, ngày hôm sau lại tiếp tục công việc dù có mưa hay nắng gắt.
Chủ động bảo vệ mình trong mùa nắng
Trên thực tế, người lao động hoạt động ngoài trời cũng đã tự ý thức trong việc bảo vệ mình trước thời tiết nắng nóng. Anh Nguyễn Văn Khang (lái xe ôm) thì chia sẻ:“Trời nắng nóng thế này nhưng tôi phải ra đường đợi khách thôi, được cuốc nào, hay cuốc đó, chứ trong nhà thì làm gì có ai vào gọi mình đi. Mỗi lần ra ngoài, tôi phải cầm sẵn ba, bốn chai nước để uống, phải tiếp nước liên tục không rất mệt. Đặc biệt, tôi không bao giờ gắng sức quá, cứ chạy xong 1 chuyến, tôi sẽ tìm chỗ râm mát, nghỉ ngơi một lát rồi mới tiếp tục làm việc”.
Do tính chất công việc nên nhiều người vẫn chấp nhận mưu sinh dưới nắng nóng |
Theo các chuyên gia y tế, vào mùa nắng nóng, người lao động có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như: say nắng, say nóng, ung thư da… Biểu hiện của các vấn đề sức khỏe gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. BSCKII Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, trong thời tiết nắng nóng như thế này, mọi người nên uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, nhưng không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh. Bên cạnh đó, bác sĩ Khiêm cũng khuyến cáo, người lao động cũng cần biết một số cách xử lý tai biến thường gặp do nắng nóng, đặc biệt là các biểu hiện kiệt sức và sốc nhiệt.
Để phòng tránh các vấn đề sức khỏe cho người lao động khi làm việc trong môi trường nóng, các chuyên gia khuyến cáo, người lao động nên hạn chế ra ngoài đường trong khoảng thời gian nhiệt độ lên đỉnh điểm từ 10h - 16h. Nếu bắt buộc phải làm việc, cứ sau khoảng 45 phút - 60 phút làm nên vào bóng râm nghỉ ngơi từ 15 - 20 phút. Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, rộng vành, kính, khẩu trang…Uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc, đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol. |
Cũng theo bác sĩ Khiêm, đối với người kiệt sức khi đi nắng thì cơ thể sẽ tiết mồ hôi rất nhiều, cảm giác ớn lạnh, da lạnh và ẩm ướt, mạch nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chuột rút, mệt mỏi, ngất xỉu. Nặng hơn, người kiệt sức có thể bị đột quỵ do nhiệt, là thể bệnh nặng nhất trong các bệnh lý do tăng nhiệt độ gây ra. Lúc này, cách xử trí đưa ra là người dân cần ngưng mọi hoạt động, chuyển sang nơi thoáng mát và bù nước, muối khoáng bằng các dung dịch phù hợp... Sau thời gian nghỉ ngơi, cơ thể sẽ phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra có thể dùng khăn mát để lau, chườm vào các vùng có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn... nhằm hấp thu nhiệt, giúp cơ thể thải nhiệt nhanh hơn. Uống càng nhiều nước càng tốt.Trong 30 phút đến một giờ, triệu chứng không cải thiện mà tăng lên, ví dụ đau đầu, nôn, chóng mặt nhiều hơn, cần đến bệnh viện điều trị.
Bên cạnh đó, người lao động hoạt động ngoài trời cũng có thể gặp tình trạng sốc nhiệt. Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể quá nóng, ở lâu nơi có nhiệt độ cao khiến thân nhiệt lên tới 40 độ C hoặc cao hơn. Khi ấy, người bị sốc nhiệt do mất muối và nước kéo dài, trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể hoạt động quá tải.Đây là tai biến nặng nhất do nhiệt, tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ. Việc tăng thân nhiệt kéo dài cũng sẽ có khả năng làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận và đặc biệt là hệ thần kinh. Triệu chứng có thể gặp phải là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật và hôn mê.Trong trường hợp bị sốc nhiệt, người bệnh cần được nhanh chóng sơ cứu tạm thời bằng cách cho người bị nạn nằm đầu thấp, di chuyển ra khỏi vùng có nhiệt độ cao. Đồng thời, nhanh chóng làm giảm nhiệt cho nạn nhân như dùng quạt, ngâm trong nước mát vài phút kết hợp dùng khăn sũng nước lạnh hay nước đá đắp vào các vùng trên cơ thể có nhiều mạch máu như trán, lưng, nách, bẹn... Sau khi sơ cứu, cần chuyển người bị nạn tới bệnh viện sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33