Nhìn lại diễn biến giá cả, lạm phát năm 2022
Kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng Áp lực lạm phát trong năm 2023 sẽ không quá lớn Dự báo lạm phát thấp, nhưng không thể chủ quan |
Theo Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố, lạm phát cơ bản bình quân cả năm 2022 tăng 2,59%, thấp hơn mức lạm phát tổng thể. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản liên tục tăng cao từ quý III/2022, đặc biệt trong quý IV/2022. Lạm phát cơ bản thậm chí còn đạt các mức kỷ lục 4,47%, 4,81% và 4,99% trong các tháng 10, 11 và 12/2022 so với cùng kỳ năm 2021.
Diễn biến lạm phát cơ bản trong những tháng cuối năm đã vượt “thông lệ” khoảng 2% mà Việt Nam cố gắng giữ kể từ năm 2015 đến nay, cao hơn cả mức lạm phát cơ bản cuối năm 2019 - nửa đầu năm 2020 (đạt mức đỉnh 3,25% vào tháng 1/2020; trung bình năm 2020 là 2,31%).
Tuy nhiên, so sánh quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế có tốc độ tăng CPI thấp. Nhiều quốc gia hiện đáng đối mặt với những mức lạm phát cao kỷ lục, tập trung ở châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ, như Khu vực châu Âu (10%), Đức (10%), Anh (10,7%), Italy (11,8%), Argentina (83%); Venezuela (hơn 80%). Lạm phát tại Mỹ cũng đã đạt cao nhất kể từ năm 1980, lên tới 9,1% trong tháng 6 trước khi giảm còn 7,1% vào tháng 11/2022 nhờ động thái thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh và mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Theo Báo cáo, CPI tăng nhanh trong nửa cuối năm 2022 chịu tác động từ cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy. Giá hàng hóa thế giới nhiều nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm giữ xu hướng tăng mạnh so với năm 2021 đã tạo áp lực lớn đối với giá cả trong nước, nhất là nhóm hàng xăng dầu, phân bón, sắt thép...
Dịch Covid-19 được kiểm soát khiến nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại (Ảnh minh họa: BT) |
Cụ thể, chỉ số giá nhập khẩu bình quân cả năm 2022 tăng 8,56%18. Tính chung cả năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 28,01% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,01 điểm phần trăm; giá gas tăng 11,49%, làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,11% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,59 điểm phần trăm. Chỉ số giá vận tải và kho bãi cũng liên tục tăng cao, phản ánh giá đầu vào đã tăng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu chuyển hàng hóa.
Việc gián đoạn nguồn cung cục bộ đối với một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là xăng dầu, tại một số thời điểm (tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam, sau đó đã lan ra các địa phương phía Bắc, chủ yếu trong quý III, IV) đã tác động tới thời gian và chi phí tiếp cận các mặt hàng này.
Cùng với đó, việc điều chỉnh giá một số nhóm hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý giá trong trong nửa cuối năm (giá dịch vụ giáo dục quý IV tăng 12,09% so với cùng kỳ năm trước do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí năm học 2022-2023, thời hạn áp dụng miễn, giảm học phí do tác động của Covid-19 ở một số nơi đã kết thúc), điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 gây áp lực tới CPI trong quý III, IV.
Tổng cầu trong nước gia tăng cũng tạo áp lực nhất định tới lạm phát trong nửa cuối năm 2022. Dịch Covid-19 được kiểm soát khiến nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại; tích lũy tài sản tăng; nhiều dịp lễ lớn… làm gia tăng mạnh nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, gây sức ép với mặt bằng giá chung.
Tăng trưởng thực tế cao hơn so với mức tiềm năng trong quý II-III/2022 cũng làm tăng áp lực đối với giá cả hàng hóa trong nước. Trong đó chỉ số giá nhập khẩu 3 nhóm hàng xăng dầu, phân bón, sắt thép tăng lần lượt 43,66%; 33,27% và 20,92%.
Trong năm 2022, giá xăng dầu được điều chỉnh 34 đợt, làm cho giá xăng A95 giảm 2.590 đồng/lít so với cuối năm 2021; xăng E5 tăng 2.580 đồng/lít; giá dầu diezen tăng 4.030 đồng/lít. Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất tăng 6,79% so với cùng kỳ năm 2021; cao hơn gấp 2,4 lần so với mức tăng 2,82% của năm 2021; trong đó quý I tăng 5,7%; quý II tăng 6,38%; quý III tăng 5,92% và quý IV tăng 9,41%. Chỉ số giá vận tải, kho bãi quý I tăng 3,08% so với cùng kỳ năm 2021; quý II tăng 8,17%, quý III tăng 12,4% và quý IV tăng 9,41%.
Áp lực lạm phát phần nào được kiềm chế bởi những nỗ lực điều hành quyết liệt, linh hoạt và có trọng tâm của Chính phủ. Công tác tháo gỡ khó khăn đối với nguồn cung xăng dầu trong nước được đẩy nhanh. Nỗ lực ổn định tỷ giá đã giúp giảm áp lực lạm phát và kỳ vọng lạm phát.
Quốc hội, Chính phủ đã quyết liệt đối với việc cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2022 theo quy trình pháp luật cho phép, và sớm đánh giá, cân nhắc điều chỉnh sắc thuế này cho năm 2023.
Việc chú trọng thực hiện công tác truyền thông chính sách một cách thường xuyên, bài bản và chủ động cũng là một nhân tố góp phần ổn định kỳ vọng lạm phát. Công tác truyền thông về các nỗ lực, giải pháp xử lý kịp thời tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ xăng dầu trong nhất là trong quý II-III, đã giúp làm dịu quan ngại về rủi ro lạm phát tăng cao trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó là một loạt các nỗ lực truyền thông, giải trình về số liệu CPI đã được xây dựng theo phương pháp và thông lệ quốc tế.
Theo CIEM, diễn biến giá cả trong thời gian tới có khả năng chịu tác động cả trực tiếp và gián tiếp từ một số yếu tố. Thứ nhất, xu hướng tăng giá nguyên nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm thế giới vẫn diễn biễn phức tạp, rủi ro gián đoạn/đứt gãy chuỗi cung ứng còn hiện hữu, trong khi Việt Nam chưa tự chủ được nhiều nguồn đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất, xuất khẩu.
Thứ hai, nhiều quốc gia/khu vực vẫn đang đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao. Thứ ba, chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ có khả năng còn kéo dài tới hết năm 2023 để kiểm soát lạm phát, đồng USD tiếp tục có áp lực lên giá so với VNĐ và các đồng tiền chủ chốt khác, tạo áp lực với điều hành tỷ giá, lãi suất, tín dụng, và lạm phát ở Việt Nam.
Thứ tư, áp lực từ độ trễ của các chính sách kích thích kinh tế triển khai trong năm 2021-2022, nhất là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nếu không lưu tâm đúng mức tới các cải cách thể chế nhằm mở rộng không gian kinh tế và tổng cung của nền kinh tế. Thứ năm, khả năng điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng, tăng lương cho công chức, viên chức và lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá trong năm 2023 có thể gây thêm áp lực đối với lạm phát.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Tỷ giá USD hôm nay (10/11): Đồng USD thị trường tự do giảm mạnh
Giá vàng hôm nay 10/11: Vàng tiếp tục sụt giảm ở cả trong nước và thế giới
Dự báo giá vàng tuần tới: Đà “lao dốc” sẽ còn tiếp diễn
Dự báo thời tiết ngày 10/11: Đêm và sáng trời se lạnh, ngày nắng
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô
Đồng bộ giải pháp để thúc đẩy giải ngân đầu tư công đạt mục tiêu 95%
Tin khác
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27
Huy động thành công gần 30.600 tỷ đồng qua kênh đấu thầu trái phiếu Chính phủ
Tài chính 06/11/2024 06:31
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Tài chính 05/11/2024 19:32
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37