Áp lực lạm phát trong năm 2023 sẽ không quá lớn
"Việt Nam là một trong số ít những quốc gia kiểm soát lạm phát hiệu quả", đó là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính được Bộ Tài chính công bố. Theo Bộ Tài chính, năm 2022, bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều biến động phức tạp. Những tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc… đã khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt trên toàn cầu.
Lạm phát trở thành câu chuyện chung của không ít các quốc gia và tại nhiều nền kinh tế lớn đã lạm phát mức cao nhất trong 40 năm qua. Việc các nền kinh tế phát triển tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát đã gây ra tình trạng “nhập khẩu lạm phát”, với lạm phát ở hầu hết các nước trong khu vực đều tăng.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả, đồng bộ trong quản lý, điều hành để bình ổn giá nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần đảm bảo đời sống người dân. Với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ, linh hoạt với các bộ, ngành chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm cũng như từng thời kỳ trong năm kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp để kiểm soát lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của Việt Nam năm 2022 tiếp tục đạt mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đặt ra là dưới 4% (Ảnh minh họa) |
Theo đó, công tác quản lý điều hành giá đã được thực hiện thận trọng, giá các mặt hàng nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định; Việc điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng, dầu thế giới với mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng, dầu thế giới…
Kết quả là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân của Việt Nam năm 2022 tiếp tục đạt mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đặt ra là dưới 4%. Con số này thấp hơn so với nhiều nước, khu vực trên thế giới đã góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, mặc dù kinh tế thế giới 2022 ảm đạm, nhiều nền kinh tế rơi vào đình trệ song Việt Nam dường như đã vượt qua thách thức, đạt mức tăng trưởng cao và lạm phát thấp.
Tại Hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo 2023", lý giải lạm phát tại Việt Nam vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức mục tiêu là 4% và khá thấp nếu so sánh với các nước phát triển, điển hình là Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính phân tích 3 nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2022 đạt mức 8,02% nhưng tính trung bình giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4,52%, tức thấp hơn nhiều so với mức tiềm năng khoảng 6-6,5%. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều công suất dư thừa. Do vậy, các doanh nghiệp không thể tăng giá mạnh, khi cung hàng hoá vẫn khá dồi dào. Đây là yếu tố kiềm chế giá cả của một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm cũng như hàng tiêu dùng thiết yếu.
Thứ hai, mặc dù mặt bằng giá cả trong nền kinh tệ năm 2022 chịu tác động tiêu cực từ xu hướng giá xăng, dầu, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao nhưng Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp kiểm soát lạm phát nhập khẩu, bao gồm: ổn định tỷ giá USD/VND (chính sách tiền tệ) và giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu (chính sách tài khóa).
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ giá USD/VND cũng được kiểm soát với mức mất giá khoảng 2,2%, thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và trong khu vực. Chính sự thành công của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát cung tiền, lãi suất hợp lý có thể đảm bảo lạm phát dài hạn ổn định.
Thứ ba, nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước là Chính phủ đã thực hiện kiểm soát giá một số mặt hàng như dịch vụ y tế giáo dục và điển hình là giá điện. Việc tập trung vào các yếu tố chi phí đẩy chính là điểm khác biệt dẫn đến thành công của chính sách kiểm soát lạm phát tại Việt Nam so với nhiều nước khác trên thế giới trong năm 2022.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ cũng nhận định, trong thời gian tới, lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 1/2023 nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022, cũng như nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Lạm phát trung bình trong năm 2023 được dự báo xoay quanh mức 3,5%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2023 khoảng 4,5% hay thậm chí dưới 4% là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, các thách thức đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2023 vẫn còn khá lớn, bởi tình hình lạm phát cao và xu hướng tăng lãi suất tại các nước phát triển được dự báo sẽ vẫn tiếp tục diễn ra ít nhất trong tương lai gần. Vì vậy, dù lạm phát đang hạ nhiệt nhưng vẫn không được chủ quan.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55
Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12
Tài chính 15/12/2024 16:47
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần
Tài chính 15/12/2024 16:42