Dự báo lạm phát thấp, nhưng không thể chủ quan
Vào thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hầu hết các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách của các định chế lớn đều nhận định là lạm phát chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại khi lạm phát lên cao nhất 40 năm gần đây. Điều này cũng khiến các ngân hàng trung ương đều phải chuyển đổi chính sách tiền tệ. Từ nới lỏng chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.
Cùng với đó, mặt bằng lãi suất toàn cầu bị đẩy lên rất cao làm cho đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây đã tạo lên áp lực khủng khiếp lên chính sách tiền tệ, không chỉ của Việt Nam mà lên tất cả các nước mới nổi.
Tại Diễn đàn thường niên lần thứ 15 với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, đồng USD trở thành hầm trú ẩn cho tất cả các nhà đầu tư. Dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới sụt giảm gần 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng gần 9% tổng dự trữ ngoại hối thế giới vì dòng chiều đảo chiều chảy về Mỹ.
(Ảnh minh họa: Quang Linh) |
Với bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam rất khó khăn, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế đang rất lớn thì khả năng chống chọi với cú sốc khủng khiếp đó là rất căng thẳng. Ông Phạm Chí Quang cho rằng bài toán khó nhất đối với Ngân hàng Nhà nước là tìm điểm cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và tỷ giá. Bởi lẽ, nếu hy sinh tỷ giá thì giữ được lãi suất và giữ được dự trữ ngoại hối.
Ngược lại, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất lớn với kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 200% so với GDP, dẫn tới việc nhập khẩu lạm phát. Điều này khiến lạm phát trong nước khó kiểm soát được dẫn đến các mục tiêu vĩ mô cũng khó kiểm soát.
Làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo. Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 124%, mức cao nhất đối với các nước có thu nhập trung bình thấp. Nếu nhìn tỷ lệ trên thì chưa thể đánh giá hết, nhưng nếu nhìn con số tuyệt đối về dư nợ lên tới 12 triệu tỷ đồng thì thật sự là lớn.
"Thông thường, đầu tư cho nền kinh tế đến từ rất nhiều nguồn, từ vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn FDI, vốn từ thị trường trái phiếu, chứng khoán, đầu tư công, và kiều hối thì tín dụng chỉ là một kênh trong các nguồn vốn. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế việt nam là phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, cho nên áp lực đối với tín dụng trong bối cảnh biến động của năm 2022 lại càng lớn", ông Quang nhấn mạnh.
Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, mục tiêu xuyên suốt của điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của dòng tiền, kiểm soát lạm phát. Từ mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đạt được mục tiêu của nội bộ ngành là duy trì sự hoạt động lành mạnh, ổn định.
Tại Hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo 2023", lý giải lạm phát tại Việt Nam vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức mục tiêu là 4% và khá thấp nếu so sánh với các nước phát triển, điển hình là Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính phân tích 3 nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2022 đạt mức 8,02% nhưng tính trung bình giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4,52%, tức thấp hơn nhiều so với mức tiềm năng khoảng 6-6,5%. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều công suất dư thừa. Do vậy, các doanh nghiệp không thể tăng giá mạnh, khi cung hàng hoá vẫn khá dồi dào. Đây là yếu tố kiềm chế giá cả của một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm cũng như hàng tiêu dùng thiết yếu.
Thứ hai, mặc dù mặt bằng giá cả trong nền kinh tệ năm 2022 chịu tác động tiêu cực từ xu hướng giá xăng, dầu, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao nhưng Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp kiểm soát lạm phát nhập khẩu, bao gồm: ổn định tỷ giá USD/VND (chính sách tiền tệ) và giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu (chính sách tài khóa).
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ giá USD/VND cũng được kiểm soát với mức mất giá khoảng 2,2%, thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và trong khu vực. Chính sự thành công của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát cung tiền, lãi suất hợp lý có thể đảm bảo lạm phát dài hạn ổn định.
Thứ ba, nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước là Chính phủ đã thực hiện kiểm soát giá một số mặt hàng như dịch vụ y tế giáo dục và điển hình là giá điện. Việc tập trung vào các yếu tố chi phí đẩy chính là điểm khác biệt dẫn đến thành công của chính sách kiểm soát lạm phát tại Việt Nam so với nhiều nước khác trên thế giới trong năm 2022.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ cũng nhận định, trong thời gian tới, lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 1/2023 nhờ chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2022, cũng như nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Lạm phát trung bình trong năm 2023 được dự báo xoay quanh mức 3,5%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2023 khoảng 4,5% hay thậm chí dưới 4% là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, các thách thức đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2023 vẫn còn khá lớn, bởi tình hình lạm phát cao và xu hướng tăng lãi suất tại các nước phát triển được dự báo sẽ vẫn tiếp tục diễn ra ít nhất trong tương lai gần. Vì vậy, dù lạm phát đang hạ nhiệt nhưng vẫn không được chủ quan.
Bảo Thoa
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27