Nhiều vấn đề nóng của ngành nông nghiệp được chất vấn

Sáng nay 13-6, ngay sau phần khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đã có 68 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường. 
nhieu van de nong cua nganh nong nghiep duoc chat van Tuần này, 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn
nhieu van de nong cua nganh nong nghiep duoc chat van Xem xét, thông qua 18 dự án luật, 5 nghị quyết
nhieu van de nong cua nganh nong nghiep duoc chat van Xem xét thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Trong đó, các câu hỏi tập trung chất vấn liên quan đến tái cơ cấu nền nông nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…nhằm tránh tỉnh cảnh được mùa nhưng mất giá như thời gian qua.

nhieu van de nong cua nganh nong nghiep duoc chat van
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn (Ảnh: Lâm Hiền)

Quy hoạch chăn nuôi còn bất cập

Theo ĐBQH Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), theo Quy hoạch số 24 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì tổng đàn lợn đến năm 2015 là 32,5 triệu con, đến năm 2020 là 34,4 triệu con. Nhưng theo số liệu thống kê hàng năm, thì đến năm 2015 tổng đàn lợn mới đạt 27,75 triệu con và đến tháng 10.2016 mới đạt 29,07 triệu con - thấp hơn nhiều so với quy hoạch mà thị trường đã dư thừa hàng triệu con, giá lao dốc không phanh. Người chăn nuôi lúng túng trong các giải pháp giải cứu. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp và giải pháp của Bộ NN - PTNT về lĩnh vực này.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, tổ chức thị trường và chế biến sản phẩm đang là 2 khâu yếu nhất của ngành nông nghiệp hiện nay. Đơn cử như việc dư thừa thịt lợn vừa qua. Nguyên nhân là do sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh trong thời gian quá ngắn, cùng với đó là cơ cấu rổ thực phẩm của Việt Nam đã thay đổi. “Trước đây bữa cơm bữa cỗ 70% là thịt lợn, giờ người dân có nhiều lựa chọn hơn dẫn đến cung lớn hơn cầu. Dự đoán nhu cầu thực phẩm trước đây dựa vào tốc độ tăng trưởng nhưng chưa tính được cơ cấu tương quan của thực phẩm. Hội nhập mang đến nhiều dòng sản phẩm nhập khẩu. Chúng ta không tính kỹ được ở chỗ này. Ở đây có trách nhiệm của ngành nông nghiệp” -Bộ trưởng cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, người sản xuất nông nghiệp đang từ bán ở chợ nhà, làm để ăn, giờ muốn hội nhập thế giới thì phải tổ chức lại sản xuất, từng ngành hàng phải có thời gian tổ chức, chế biến, quản lý…Vì vậy, trong thời gian ngắn tới, không thể tránh chuyện nơi này thừa cái này, thiếu cái kia. Song Bộ trưởng cũng thừa nhận việc tổ chức ngành hàng hiện chưa tốt, cả nước có 3 triệu hộ chăn nuôi, quy mô nhỏ như vậy thì giá thành cao, khó kiểm soát dịch bệnh. Khâu tổ chức thị trường được đánh giá yếu nhất. Hiện Việt Nam mới xuất khẩu lợn sữa sang 3 nước, còn lại chủ yếu ngoại thương qua Trung Quốc. Những thị trường khác chưa khai thác được. Từ đây dẫn đến hệ lụy tháng 4 vừa qua, khi biên giới bán hàng không được nữa, sức tiêu thụ giảm đi.

Chia sẻ thêm về vấn đề này với góc độ Bộ có liên quan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Anh Tuấn cho biết thêm, nói tới công tác thị trường phải giải quyết được 2 vấn đề. Một là, mở cửa thị trường về mặt thương mại, tức là các vấn đề liên quan thuế suất, thuế nhập khẩu. Hai là, phải mở cửa về mặt thủ tục hành chính và các hàng rào kỹ thuật nhằm đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. “Chúng ta đã làm tốt khâu đầu, tức là mở cửa thị trường, nhiều thuế suất thậm chí về 0%. Chúng ta có năng lực sản xuất rất nhiều sản phẩm, trong đó có thịt lợn. Nhưng còn hàng rào kỹ thuật là vấn đề cơ bản thì lại chưa bảo đảm theo quy chuẩn của các nước nhập khẩu. Cụ thể, từ năm 2016, hai Bộ đã liên tục phối hợp với nhau triển khai các hoạt động với phía Trung Quốc. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là để thông qua được hàng rào kỹ thuật với Trung Quốc thì việc đầu tiên phải được công nhận vùng chăn nuôi của Việt Nam không có dịch bệnh lở mồm long móng. Đây là yêu cầu tối thiểu cần có thông qua hàng rào kỹ thuật. Do đó, công tác quy hoạch phải tính toán lại và tổ chức sản xuất phải bảo đảm chất lượng, giá thành”- Bộ trưởng Bộ Công thương cho hay.

Tranh luận lại với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng trả lời của Bộ trưởng về căn cứ lập quy hoạch phát triển đàn lợn chưa thuyết phục. Xuyên suốt câu trả lời vắng bóng vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Lập quy hoạch thời điểm đó phù hợp nhưng cơ chế thị trường thay đổi thì vai trò của Nhà nước trong bối cảnh đó như thế nào để có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. “Lâu nay chúng ta có khẩu hiệu: người tiêu dùng thông minh, Bộ trưởng nói nhà sản xuất phải thông minh nhưng người dân thì yêu cầu nhà quản lý phải thông minh thì Bộ trưởng nghĩ sao?”, ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận trách nhiệm để xảy ra tình trạng dư thừa thịt lợn vừa qua và cam kết: thời gian tới, không chỉ với sản phẩm thịt lợn, mà nhiều sản phẩm khác sẽ được rà soát lại quy hoạch, chỉ rõ hơn sự phối hợp giữa Trung ương với địa phương, giữa các ngành kinh tế để làm tốt hơn, từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi với việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.

Mời công an vào cuộc điều tra tàu vỏ thép bị hư hỏng

Liên quan đến chất vấn của một số ĐBQH về việc nhiều tàu vỏ thép của ngư dân 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên vừa mới đưa vào sử dụng chưa đầy năm đã bị hư hỏng. Thậm chí, có tàu mới đưa từ xưởng về đã hỏng máy móc, không hoạt động được dù những tàu này được đóng ở cơ sở đóng tàu mà Bộ NN-PTNT cho là đủ năng lực thi công, được trung tâm đăng kiểm Tổng cục thuỷ sản kiểm định chất lượng

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trên cơ sở những tiêu chí về mặt bằng, công nghệ…để lựa chọn làm đơn vị đóng tàu, đã có được 235 cơ sở đủ điều kiện trang thiết bị để thực hiện đóng tàu, tổng thiết bị 2.284 tàu phân bổ 28 địa phương. Đến giờ phút này đã đóng được 666 con tàu theo chương trình này với 3 loại: tàu vỏ sắt, tàu vỏ gỗ và vật liệu composite, trong đó có 297 chiếc tàu sắt. Hầu hết đều là tàu công suất lớn, trên 800 mã lực, để phục vụ khai thác ngoài khơi. Đánh giá chung, Bộ trưởng cho biết đến 31-5, trong 666 tàu có 297 tàu sắt, nhìn chung tất cả các chuyến ra khơi, bà con nhận xét chung ở các tỉnh báo cáo về là đều phát huy tác dụng, kể cả về hiệu quả, và về mặt an toàn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Cường thừa nhận hiện nay phát hiện một số tàu bị hư hỏng. Cụ thể, có 2 tỉnh là Bình Định và Phú Yên. Tại Phú Yên có 2 chiếc hỏng nhẹ, tỉnh đã chỉ đạo khắc phục trong thời gian ngắn và đi vào hoạt động bình thường. Riêng tại Bình Định có 19 chiếc hỏng, khi phát hiện Bộ đã ra 2 văn bản tập trung 27 tỉnh thành (trừ TP HCM) yêu cầu rà soát lại toàn bộ. Bộ đã cử ngay Tổng cục thuỷ sản vào làm việc với tỉnh. Tỉnh làm việc rất quyết liệt, khẩn trương. Tỉnh đã mời tất cả ngư dân và 2 đơn vị đóng tàu đến đối chất, làm rõ trách nhiệm của từng bên.

“Bộ NN-PTNT đã cùng với tỉnh Bình Định quyết định đình chỉ việc đóng mới của 2 công ty có liên quan. Bộ NN-PTNT yêu cầu không được đóng mới nữa để tập trung khắc phục hậu quả. Với các tàu hỏng về máy, Bộ yêu cầu thay máy mới, không sửa chữa. Một phương tiện như thế, đi biển như thế không thể nào có sửa chữa được mà phải thay máy. Các tàu hỏng hóc phải thay đúng chủng loại. Với các tàu còn nằm ở bờ khi chưa sửa chữa được thì công ty phải có trách nhiệm khi người dân mất thu nhập"-Bộ trưởng Cường cho hay.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng cho hay, tỉnh Bình Định thành lập 1 đơn vị thẩm định độc lập, bao gồm các cơ quan quản lý, cơ quan tư pháp, mời các chuyên gia để thẩm định rõ 19 tàu này hỏng hóc cái gì, nguyên nhân từ đâu. Tổ thẩm định này cần đẩy nhanh để có số liệu cuối cùng. "Tỉnh Bình Định cũng mời cơ quan công an vào cuộc để làm rõ. Bộ đang phối hợp chặt chẽ với tỉnh để sớm làm rõ nguyên nhân tại sao xảy ra tình trạng này"- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định rõ..

Trong quá trình Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, thay mặt Thủ tướng Chính phủ cũng đã có trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ.

Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

Tập trung tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát, tổng hợp lại công việc thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính để phối hợp thực hiện các công việc Thành phố giao; đề xuất tháo gỡ khó khăn về quản lý tài sản công, nâng mức tự chủ của các đơn vị.
Hà Nội: Tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ

Hà Nội: Tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ

(LĐTĐ) Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu thảo luận, làm rõ thêm những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại, những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 của Thành ủy; đặc biệt là đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những giải pháp khắc phục hạn chế và những vấn đề cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác cán bộ.
Hà Nội họp bàn về công tác cán bộ và nhiều nội dung quan trọng

Hà Nội họp bàn về công tác cán bộ và nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng. Trong đó có nội dung về công tác cán bộ.
Hà Nội: Thông tin về tiến độ một số dự án trọng điểm trên địa bàn

Hà Nội: Thông tin về tiến độ một số dự án trọng điểm trên địa bàn

(LĐTĐ) Ngày 29/4, Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024, trong đó có tiến độ triển khai 4 công trình hạ tầng giao thông cùng một số dự án trọng điểm trên địa bàn Thủ đô.
Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2185/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 26/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

Trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Huyện ủy Thanh Trì, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Lễ Công bố và trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Lê Tiến Nhật, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Xem thêm
Phiên bản di động