Nhiều ngân hàng tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động Thêm hai ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi |
Dù room tín dụng hạn hẹp nhưng cuộc đua huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng nóng. |
Với nhiều chương trình, khách hàng vẫn được áp dụng chính sách rút vốn trước hạn; đồng nghĩa với việc khi có phát sinh nhu cầu sử dụng vốn đột xuất, khách hàng có thể rút một phần tiền gửi trước hạn với lãi suất không kỳ hạn, phần tiền gửi còn lại được tiếp tục áp dụng mức lãi suất ưu đãi như đã thỏa thuận tại thời điểm gửi ban đầu.
Đại diện ABBank ngày 13/10 cho biết: Từ nay tới hết năm 2022, khách hàng mở mới tài khoản tiết kiệm tại ABBank sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi lên tới 8,6%/năm kèm nhiều quà tặng hấp dẫn. Theo đó, trong khuôn khổ Chương trình “Tiết kiệm thu sang - Gửi tiền phát lộc”, khách hàng mở mới tài khoản tiết kiệm với giá trị bất kỳ tại hệ thống quầy giao dịch của ABBank theo kỳ hạn 6 tháng sẽ hưởng lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 12 tháng hưởng lãi suất 8,5%/năm và kỳ hạn 15 tháng sẽ hưởng lãi suất lên tới 8,6%/năm.
Ngoài ra, với các khoản tiết kiệm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, tùy vào các kỳ hạn gửi tiền, khách hàng sẽ được tặng thêm một phần quà bằng tiền mặt trị giá tương đương từ 0,3 - 0,8%/năm lãi suất cho tháng gửi tiền đầu tiên và một tài khoản số đẹp có giá trị từ 2 - 10 triệu đồng.
Song song với chính sách ưu đãi tại quầy, khách hàng chọn gửi tiết kiệm trên kênh online thông qua app AB Ditizen cũng sẽ hưởng mức ưu đãi lãi suất hấp dẫn tương đương cho các kỳ hạn từ 6 - 12 tháng tại chương trình mang tên “Lướt APP gửi tiền - nhận liền lãi lớn”. ABBank sẽ dành ra hạn mức 4.500 tỷ đồng cho chương trình ưu đãi tại quầy và 500 tỷ đồng cho các khoản gửi online”, đại diện ABBank cho biết.
Mới đây, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại LienVietPostBank được điều chỉnh tăng mạnh tại các kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng. Theo đó, lãi suất ngân hàng bật tăng mạnh từ 0,2 điểm % đến 1 điểm % so với tháng trước.
Lãi suất tiết kiệm thông thường tại quầy đang áp dụng lãi suất từ 4,5%/năm đến 6,99%/năm cho kỳ hạn gửi 1 - 60 tháng, trả lãi cuối kỳ. Biểu lãi suất này đã được điều chỉnh tăng thêm 0,8 - 1 điểm % tại tất cả các kỳ hạn. Lãi suất tiền gửi đang ấn định ở kỳ hạn 1 - 5 tháng có mức tăng mạnh nhất là 1 điểm %. Lãi suất ghi nhận được tại kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng là 4,5%/năm, kỳ hạn 3 - 5 tháng ở mức 4,8%/năm. Tiếp đó LienVietPostBank tăng thêm 0,8 điểm % cho lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Theo đó khách hàng tham gia gửi tiết kiệm với kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng sẽ cùng được nhận lãi suất là 5,9%/năm.
Đối với tiền gửi ngân hàng có thời hạn gửi từ 12 tháng đến 60 tháng sẽ được áp dụng lãi suất ngân hàng LienVietPostBank cùng ở mức 6,4%/năm.
Hiện nhiều ngân hàng ở kỳ hạn 1 - 3 tháng, lãi suất được áp dụng từ 3.8 -5%/năm. Theo đó, ngân hàng BVB, KLB, Vietbank, VIB và HDBank, Nam A Bank tăng lên mức trần là 5%; kỳ hạn 6 tháng duy trì ở mức 4,7 - 7%/năm và kỳ hạn 12 tháng ở mức 6,1 - 8.25%/năm. Dù mới điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi vào ngày 5/10 nhưng sau đó vào ngày 8/10, SCB tiếp tục thông báo nâng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 0,7 điểm phần trăm, từ mức 7.55%/năm mức 8.25%/năm.
Đối với tiết kiệm online, SCB cũng nâng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng tăng lên 7.8 – 7,95%/năm, 9 tháng lên 8,01 - 8,25%, 12 tháng lên 8,2 – 8,55%. Mức lãi suất cao nhất được áp dụng là 8,9%/năm ở kỳ hạn 36 tháng. Ở kỳ hạn 6 tháng, Bac A Bank và KienlongBank áp dụng lãi cao nhất ở mức 7%/năm, kế đó là VIB với 6,8%/năm và NCB là 6,75%/năm.
Trong Báo cáo thị trường mới phát hành, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết: Tính tới cuối tháng 9/2022, lãi suất huy động 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,06 điểm %, lên mức 6,24%/năm. Như vậy, lãi suất huy động 12 tháng đã tăng 0,45 điểm % so với cùng kỳ và 0,41 điểm % so với cuối năm 2021. “Nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% cho cả năm 2022, vẫn còn khoảng 3,46% hạn mức tín dụng sẽ được cấp cho các ngân hàng trong khoảng thời gian từ tuần cuối cùng của tháng 9/2022 tới cuối năm, tương đương với 361.365 tỷ đồng”, đại diện BVSC cho biết.
Theo BVSC, việc quyết định nâng lãi suất hiện tại là phù hợp với bối cảnh thực tế, vừa giúp ổn định tỷ giá trong bối cảnh đồng VND trở nên hấp dẫn hơn, vừa với mục đích duy trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ giờ tới cuối năm, nhiều khả năng NHNN sẽ tăng thêm lãi suất điều hành để hỗ trợ cho tỷ giá, do Cục Dự trữ Liên bang (FED) vẫn còn kế hoạch tăng cao lãi suất trong hai cuộc họp cuối năm, sẽ kéo Chỉ số US Dollar Index tiếp tục tăng. Động thái này sẽ khiến lãi suất huy động tiếp tục tăng trong phần còn lại của năm 2022.
"Hạn mức tín dụng đã được nới thêm khoảng 2% trong quý III và được kỳ vọng sẽ nới thêm 2% nữa vào quý cuối năm 2022. Đồng thời, việc bán USD của NHNN để cố gắng kiểm soát tỷ giá sẽ làm gia tăng áp lực thanh khoản của đồng VND. Dự báo, các ngân hàng có thể sẽ tăng lãi suất huy động thêm 0,5% trong thời gian đến cuối năm 2022 và tăng tổng cộng 1% trong cả năm nay để tăng cường nguồn vốn huy động", đại diện Công ty cổ phần Chứng khoán ACBS cho biết.
Theo Minh Phương/Báo Tin tức
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40