Nhiều chi phí đè nặng, công nhân phải đi vay tiền

Trả tiền thuê trọ, tiền điện nước, chi phí sinh hoạt, nuôi con... là nỗi lo thường nhật của người công nhân. Với đồng lương hạn chế, không ít người đã phải đi vay tiền để xoay xở các chi tiêu phát sinh.
Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của công nhân lao động Phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Đảm bảo nâng cao chất lượng sống cho người dân

Vòng quay “vay - trả”

Đã 8 năm gia đình chị Nông Thị Tấm (SN 1993, ở Yên Bái) xuống Hà Nội làm công nhân. Khi bắt đầu sinh con thứ hai, chị phải thuê thêm một phòng trọ nữa để có chỗ ở rộng rãi hơn. Có thêm con, gánh nặng cơm áo gạo tiền càng đè nặng trên đôi vai của vợ chồng chị Tấm.

Con lớn 8 tuổi đã gửi về quê cho ông bà chăm sóc. Con thứ 2 còn non nớt, vợ chồng chị Tấm “quay cuồng” chưa biết tính toán ai trông con. Không còn cách nào khác, buộc chị phải nghỉ việc để chăm sóc cho con. Vì vậy, chi tiêu trong gia đình đều dựa vào đồng lương 8-9 triệu đồng/tháng của chồng chị.

Nhiều chi phí đè nặng, công nhân phải đi vay tiền
Chị Tấm đã từng nhiều lần vay tiền hàng xóm, đồng nghiệp để trang trải cuộc sống. Ảnh: P.V

Chị Tấm nhẩm tính, tiền thuê 2 phòng trọ mỗi tháng hết 1 triệu đồng, tiền điện, tiền nước, khoản gửi về quê cho ông bà chăm con… cũng “ngốn” hết tháng lương của chồng. “Những ngày hè nắng nóng, hai mẹ con ở nhà cũng không dám bật điều hòa. Chỉ khi nào anh đi làm về tôi mới bật cho bớt nóng. Bật nhiều lấy đâu ra tiền trả tiền điện” - chị Tấm ngậm ngùi.

Nếu có phát sinh như con ốm, có người mời đám cưới… buộc chị Tấm phải đi vay tiền của hàng xóm, đồng nghiệp. “Nhớ lần đó chưa đến cuối tháng thì trong nhà đã hết tiền. Con ốm đau, sốt cao… Buộc tôi phải vay tiền hàng xóm để cho cháu đi khám, mua thuốc. Sau đó, đến ngày có lương mình lại trả cho họ. Vòng luẩn quẩn này tôi đã phải trải qua nhiều rồi” - chị Tấm chia sẻ.

Khi nào cháu thứ hai có thể đi lớp, chị Tấm sẽ tìm công việc khác đỡ gò bó, không phải làm ca kíp như công nhân để có thời gian nhiều hơn chăm sóc gia đình.

Bữa cơm chỉ vẻn vẹn có vài ba con cá mương, ít rau cải luộc, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1992, quê Nghệ An) - công nhân khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) ăn cho qua bữa. Chị Thúy vừa nghỉ việc ở công ty cũ, chuyển sang làm công ty mới được chưa đầy 2 tuần.

Vì là công nhân mới nên mức lương cơ bản của chị Thúy chỉ khoảng 4,6 triệu đồng/tháng, thấp hơn lương công nhân đã có thâm niên làm việc. Chồng chị là lao động tự do, hai vợ chồng chị phải chật vật trong thời kỳ giá cả tăng chóng mặt.

“Cầm đồng lương chưa “nóng” tay thì đã hết vì đủ khoản phải chi tiêu. Nhiều khi không muốn hỏi chồng về tiền bạc, sợ làm gánh nặng nên chỉ còn cách đi vay”- nữ công nhân ngậm ngùi.

Chị Tấm, chị Thuý là hai trong vô số công nhân phải đi vay tiền mới đủ chi tiêu cho cuộc sống. Theo khảo sát về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập và chi tiêu, đời sống của công nhân lao động Việt Nam năm 2022 cho thấy người lao động phải đi vay tiền để ổn định cuộc sống. Cụ thể là 12% người lao động phải thường xuyên đi vay tiền để chi tiêu; 35,5% người lao động thỉnh thoảng (3 -4 tháng/1 lần) phải đi vay tiền; 34,8% người lao động phải đi vay tiền 1 năm từ 1- 2 lần.

Tiết kiệm tối đa

Tại tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống - Góc nhìn đa chiều” ngày 16/6, bà Hà Thị Phương Anh - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty May liên doanh Plummy - cho biết, mức thu nhập tối thiểu của công nhân tại công ty là 5,32 triệu đồng/tháng. Mức bình quân chung theo khảo sát của công đoàn cơ sở 6 tháng đầu năm 2022 là 5,68 triệu đồng/tháng. So mức lương tối thiểu vùng 2 năm trước, Chủ tịch công đoàn cơ sở này khẳng định người lao động có thể tiết kiệm chi tiêu và có thể dự phòng. Tuy nhiên với thời điểm hiện tại, thực sự tiền lương với người lao động là không đủ sống.

Bà Phương Anh cho hay: “Với sự leo thang của giá cả thị trường, người lao động phải thực sự tiết kiệm tối đa chi phí để trang trải cuộc sống gia đình. Tôi dám chắc 50% người lao động cuối tháng của công ty phải vay tiền để chi tiêu vì những khó khăn phát sinh trong cuộc sống”.

Vị này nói thêm, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thường xuyên phải tăng ca đến 18 - 19 giờ tối. Vì vậy họ bắt buộc phải gửi con tại các trường tư thục, cho nên chi phí cũng sẽ tăng. Tính toán với một gia đình cơ bản (2 vợ chồng, 2 con) thì mức chi phí sẽ vào khoảng 12 triệu đồng/tháng - tương ứng với thu nhập của 2 vợ chồng; chưa tính đến việc người lao động phải chi trả tiền thuê nhà, khoản chi phát sinh trong cuộc sống.

Ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) - cho biết, theo điều tra, 30% công nhân vì thu nhập quá thấp luôn trong tình trạng khó khăn, túng thiếu. Đối với họ, đa phần đều không có tiền tích luỹ; cùng với đó là ốm đau bệnh tật, đóng học cho con phải đi vay tiền. Nhiều công nhân lao động còn phải cắm sổ bảo hiểm xã hội, chứng minh thư nhân dân để đi vay tiền chỉ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng để trả tiền thuê nhà, mua gạo…

Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng, thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp xác định, càng khó khăn thì càng phải tăng lương cho người lao động. Và từ việc tăng lương sẽ dẫn đến tăng năng suất, hiệu quả lao động, dẫn đến doanh thu tăng cao cho doanh nghiệp. Qua đó cho thấy, đây là mối quan hệ rất hài hoà.

Tại Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động ngày 12/6, chị Trần Thị Toan (sinh năm 1987, cán bộ Công đoàn cơ sở Công ty TNHH New Apparel Far Eastern Việt Nam) cho biết, chị là cán bộ công đoàn đã bị đối tượng cho vay nặng lãi đe dọa, bôi nhọ danh dự do công nhân công ty vướng vào tín dụng đen. Theo chị Toan, thực tế rất nhiều công nhân đang gặp khó khăn về tài chính, nhưng lại rất khó tiếp cận với các khoản vay cá nhân từ ngân hàng nên buộc phải tìm đến tín dụng đen. Tín dụng đen đang hoành hành gây hậu quả rất nghiêm trọng ở các tỉnh, thành phố.

Theo Anh Thư-Lương Hạnh/Laodong.vn

https://laodong.vn/cong-doan/nhieu-chi-phi-de-nang-cong-nhan-phai-di-vay-tien-1057747.ldo

Nên xem

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động