Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Văn Quang (Kim Liên, Hà Nội) hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh được quy định như thế nào?
Bầu cử Quốc hội: Phát huy vai trò của người đại biểu nhân dân Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân Nhiệm kỳ của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

Theo luật sư Ngọc Anh – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Hội đồng nhân dân tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật:

a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh;

b) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn tỉnh;

c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh;

d) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện;

đ) Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã.

2. Đối với xây dựng chính quyền:

a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh;

b) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu;

c) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;

d) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ;

e) Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường:

a) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền;

b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định các nội dung liên quan đến phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; các khoản đóng góp của Nhân dân; quyết định việc vay các nguồn vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Quyết định các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

e) Quyết định quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trong phạm vi được phân quyền theo quy định của pháp luật; việc liên kết kinh tế vùng giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân;

g) Quyết định quy hoạch phát triển hệ thống tổ chức khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

h) Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt; quyết định biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường trong phạm vi được phân quyền.

4. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao:

a) Quyết định biện pháp phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo trong phạm vi được phân quyền; quyết định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo đối với cơ sở giáo dục, đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định biện pháp khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh;

c) Quyết định biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương; biện pháp bảo đảm cho hoạt động văn hóa, thông tin, quảng cáo, báo chí, xuất bản, thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.

5. Trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội:

a) Quyết định biện pháp phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã;

b) Quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Quyết định biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo vệ và chăm sóc người mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người có hoàn cảnh khó khăn khác. Quyết định biện pháp phòng, chống dịch bệnh; biện pháp thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh;

d) Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương; biện pháp tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Quyết định chính sách thu hút, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại địa phương phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên;

e) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, biện pháp xóa đói, giảm nghèo.

6. Về công tác dân tộc, tôn giáo:

a) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương;

b) Quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

7. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội:

a) Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; giữ vững an ninh chính trị, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh;

b) Quyết định chủ trương, biện pháp nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc đáp ứng yêu cầu thời bình và thời chiến;

c) Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, công an xã ở địa phương; quyết định chủ trương, biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, chuyển hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương từ thời bình sang thời chiến;

d) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

8. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Xem thêm
Phiên bản di động