Nhiễm độc chì - mối họa bị bỏ qua...

Từ thuốc, thực phẩm, nguồn nước, đất, không khí cho tới các vật dụng trong gia đình… đều có nguy cơ gây nhiễm độc chì cho cơ thể người mà ít ai ngờ tới. Thế nhưng, với đặc trưng tích tụ lâu ngày rồi mới phát tác, nhiều người bỏ qua cảnh báo nguy hiểm nhiễm độc chì để rồi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
nhiem doc chi moi hoa bi bo qua Nước uống C2, Rồng Đỏ nhiễm chì nguy hiểm đến mức nào?
nhiem doc chi moi hoa bi bo qua Văn Lâm, Hưng Yên: Báo động nhiễm độc chì ở trẻ em

Nguy cơ nhiễm chì từ thuốc cam, sơn, thực phẩm...

Mỗi năm, Khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ em ngộ độc chì từ thuốc cam do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu chống độc bệnh viện cho biết, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc nhưng nhiều cha mẹ vẫn quá tin vào loại “thần dược” này. Nhiều người còn cho rằng, thuốc cam có thể giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường… những quan niệm sai lầm này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với trẻ.

nhiem doc chi moi hoa bi bo qua
Người dân làng tái chế chì Đông Mai (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe do hằng ngày tiếp xúc với các chất gây hại. (Ảnh: Môi Trường)

Tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), các bác sĩ cũng từng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi bị ngộ độc chì do sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc cam. Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc dẫn chứng, từ tháng 8-2017 đến nay bệnh viện đã tổ chức các đoàn bác sĩ về huyện Lục Nam, huyện Tân Yên và TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) để khám, điều trị và cấp thuốc miễn phí cho hàng chục trẻ em có nồng độ chì vượt ngưỡng cho phép. Ở Bắc Giang hiện có khoảng 50 trường hợp bị ngộ độc chì, chủ yếu là do cha mẹ dùng thuốc cam để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

“Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất loại chì, asen và thủy ngân ra khỏi danh sách nguyên liệu thuốc y học cổ truyền, tránh tình trạng nhiều loại thuốc cam, thuốc Nam có hàm lượng chì vượt ngưỡng được bán rộng rãi khiến từ năm 2011 cho đến nay, nhiều trẻ bị ngộ độc chì phải nhập viện”, Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên nói.

Nguy cơ nhiễm độc chì không chỉ từ thuốc cam mà còn đến từ nhiều tác nhân xung quanh môi trường sống. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, nồng độ chì cho phép tồn tại trong cơ thể người là dưới 10mcg/dL. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chì trung bình trong cơ thể người Việt Nam là 20mcg/dL (gấp đôi hàm lượng chì cho phép). Nguyên nhân được chỉ ra là do ô nhiễm chì từ trong không khí, nguồn nước sinh hoạt và một phần do con người trực tiếp đưa vào cơ thể thông qua ăn uống và sử dụng vật dụng gia đình.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, ngay cả các bao gói đựng thực phẩm, như: Giấy báo, bát đĩa in hoa văn, hộp đựng có chứa chì… hay nhiều nghề nghiệp, như: Sản xuất, tái chế, sửa chữa ắc quy, nung, nấu hoặc tinh chế chì… đến những vật dụng mỹ phẩm, son, đồ chơi có sơn chì, đạn chì… đều là mối nguy cơ khiến chì xâm nhập vào cơ thể. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm độc chì hơn cả, bởi mức hấp thụ chì ở trẻ em cao và lâu hơn ở người lớn.

Một trong những yếu tố có thể gây nhiễm, ngộ độc chì là sơn tường nhưng ít được đề cập đến. PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo, chì xâm nhập vào cơ thể con người nhiều nhất là qua đường ăn uống và hít thở. Nếu sử dụng các loại sơn nhiễm chì nhiều màu sắc bắt mắt trong phòng ngủ của trẻ thì nguy cơ trẻ sẽ bị nhiễm độc chì qua đường hít thở.

Càng để lâu, càng nguy hiểm

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nhiễm độc chì là một cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi chưa nhìn thấy hậu quả từ việc này, tức là khi cơ thể chưa phát bệnh nên trì hoãn chữa trị, hoặc bỏ dở điều trị. Thực tế, thải được nồng độ chì trong cơ thể không đơn giản, càng để lâu, càng nguy hại cho sức khỏe. Riêng với nhiễm độc chì khiến trẻ có những bất thường về thể lực và trí tuệ, gây thiếu máu, rối loạn ý thức, chậm phát triển về nhận thức, chậm phát triển về chiều cao... Nếu bị nặng, có thể bị liệt cơ, thiếu máu, co giật và hôn mê. Do vậy, khi có những biểu hiện đáng ngờ bị nhiễm độc chì cần đưa người bệnh đến bệnh viện và tuyệt đối tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ.

Bác sĩ Lê Ngọc Duy phân tích, các biểu hiện cấp tính khi trẻ bị nhiễm độc chì là tăng kích thích, co giật, ngủ lịm từng lúc, hôn mê... Các biểu hiện lâu dài cũng không điển hình, như: Chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất các kỹ năng học được, học kém. Ngoài ra, khi nhiễm độc chì còn ảnh hưởng về tiêu hóa khiến trẻ hay bị nôn, đau bụng, chán ăn. Nhìn bên ngoài, da trẻ xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu.

Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu. Để đề phòng ngộ độc chì, gia đình cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc có thể nhiễm kim loại nặng và chì.

PGS.TS Phạm Duệ cũng đưa ra khuyến cáo, các bậc cha mẹ không được tùy tiện cho con uống thuốc Nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc từ các thầy lang. Nếu có, chỉ sử dụng các thuốc của nhà sản xuất và phân phối có nhãn mác ghi rõ địa chỉ, có chứng nhận cho phép của các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên sử dụng các vật dụng liên quan đến chì, như: Ắc quy thải loại, đồ chơi có chứa chì… Khi chọn sơn nhà, người tiêu dùng cần tìm hiểu mua những loại sơn không chứa chì. Nếu cha mẹ làm việc trong môi trường có chì nên tắm gội, thay quần áo sạch sẽ khi xong công việc, nhất là trước khi tiếp xúc với trẻ để hạn chế nguồn lây nhiễm chì.

Theo Thu Trang/Hà Nội mới

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Xem thêm
Phiên bản di động