Nhật Bản cần nhiều lao động Việt Nam
Phóng viên: Nhật Bản là thị trường XKLĐ chủ lực của Việt Nam, dự kiến năm 2015 cung ứng trên 20.000 lao động. Việc đồng yen bị mất giá, nền kinh tế Nhật đang trong giai đoạn khó khăn, có ảnh hưởng gì đến kế hoạch này không?
- Ông Toshiyuki Iwasaki: Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hiện nhiều doanh nghiệp (DN) Nhật Bản có xu hướng tuyển lao động Việt Nam để thay thế lao động các nước khác. Bên cạnh đó, Nhật đang thiếu khoảng 150.000 lao động xây dựng để phục vụ sự kiện Olympic mùa hè 2020. Việt Nam hoàn toàn có thể tăng số lượng lao động sang Nhật trong năm nay, dựa trên nhiều yếu tố thuận lợi như nói trên.
Chính sách điều hành hiện nay của Thủ tướng Shinzo Abe cho thấy sự tăng trưởng bình ổn của kinh tế Nhật và do vậy sẽ không ảnh hưởng tiêu cực nào đến việc làm của lao động Việt Nam.
Năm qua, rất nhiều hiệp hội DN, nghiệp đoàn Nhật sang Việt Nam tìm kiếm đối tác ký hợp đồng cung ứng lao động xây dựng. Vì sao có “cơn sốt” tuyển dụng này, thưa ông?
- Như đã nói, chính phủ Nhật Bản đang tập trung toàn lực cho việc triển khai các công trình thể thao trọng điểm để kịp tiến độ tổ chức Olympic mùa hè 2020. Do nguồn nhân công trong nước quá thiếu hụt nên buộc các nhà thầu, DN cần đến một số lượng lớn lao động nước ngoài. Đây là lý do vì sao năm 2014 và đặc biệt trong năm nay, các DN Nhật Bản tiếp tục cần nhiều lao động xây dựng từ Việt Nam. Chúng tôi cũng nằm trong số đó và rất quan tâm đến lao động Việt Nam.
Cụ thể, Nohara đã có kế hoạch gì về hợp tác tiếp nhận lao động Việt Nam?
- Nohara là tập đoàn xây dựng lớn của Nhật Bản. Ngoài mạng lưới DN thành viên, chúng tôi có 3.000 khách hàng DN. Hiện chúng tôi đã hợp tác với Công ty CP Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Hà Tĩnh (Haindeco) để tuyển khoảng 1.000 lao động xây dựng. Công ty này đã tích cực hợp tác và bước đầu mở được vài khóa đào tạo thực tập sinh lĩnh vực trang trí nội thất ở TP HCM.
Còn nhớ năm 2004, Việt Nam ồ ạt đưa lao động xây dựng sang Malaysia và ngay sau đó trên 1.000 lao động hồi hương do mất việc làm. Chính phủ và DN Nhật Bản có biện pháp can thiệp nào để ngăn chặn tình trạng tương tự có thể xảy ra?
- Chính phủ Nhật Bản cũng như DN ý thức rõ những rủi ro có thể xảy ra ở lĩnh vực này nên có những biện pháp can thiệp phù hợp. Cụ thể, quốc hội Nhật Bản đã thông qua đề xuất tăng thời gian làm việc từ 3 năm lên 5 năm đối với lao động nước ngoài vào Nhật Bản theo chế độ thực tập sinh ở lĩnh vực xây dựng. Việc kéo dài thời hạn này giúp các nhà thầu, DN chủ động về mặt nhân công để đáp ứng tiến độ thi công các công trình phục vụ Olympic mùa hè. Khi kết thúc công trình này, để phục vụ cho công cuộc tái kiến thiết đất nước, người lao động (NLĐ) tiếp tục được bố trí ở những công trình khác, không lo thiếu việc làm.
Chúng tôi cũng ý thức việc phòng tránh rủi ro cho NLĐ thông qua việc cam kết bố trí việc làm đầy đủ, kể cả vấn đề an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe. Ngay cả khách hàng của Nohara, để được cung cấp lao động, cũng phải chứng minh có đủ năng lực tài chính, năng lực sản xuất, bảo đảm việc làm, thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ hay không.
Ông có lời khuyên nào đối với lao động Việt Nam?
- NLĐ Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo. Trở ngại lớn nhất của họ là khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật. Trong khuôn khổ hợp tác giữa chúng tôi với Haindeco, việc học tiếng Nhật, học giao tiếp, ứng xử, văn hóa Nhật Bản rất được chú trọng. Khi hội đủ các yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng cần thiết, các bạn sẽ thành công không chỉ trên đất Nhật.
Thu nhập từ 30-35 triệu đồng/tháng
Theo thỏa thuận giữa Nohara và Haindeco, lao động xây dựng sang Nhật Bản hưởng lương cơ bản từ 730-890 yen/giờ (1 yen khoảng 178 đồng), tùy theo vùng. Tổng thu nhập bao gồm làm thêm giờ đạt khoảng 30-35 triệu đồng/tháng.
Theo Duy Quốc/ NLĐ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37