Nhân rộng nhiều mô hình văn hóa
Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Hoàn thiện các mô hình văn hóa sức khỏe cộng đồng |
Từ mô hình cầu thang văn hóa
Ai từng đến Khu tập thể Bắc Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), hẳn không còn ngạc nhiên với tấm biển đề “Cầu thang văn hóa” treo ngay lối vào mỗi tòa nhà chung cư. Với người dân nơi đây, những cầu thang này không chỉ là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mà còn là không gian kết nối, sẻ chia, nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó.Nơi đầu tiên hình thành và áp dụng mô hình cầu thang văn hóa là ở nhà A3, (tổ 17, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy). Đến đây, người ta cảm giác như bước vào một thư viện thu nhỏ.
Hằng ngày, người dân thường đọc báo tại cầu thang văn hóa. Ảnh: K.Tiến |
Trong không gian thoáng đãng, rộng chừng 20 m2, ba bộ bàn ghế dài kê sát mép tường. Trên mặt bàn, hàng loạt báo chí đủ loại được bày ngay ngắn. Bên trên là bảng tin cùng nhiều bằng khen, giấy khen, đối diện là chiếc tủ kính tập hợp hàng trăm đầu sách, trong đó có cả những cuốn văn học kinh điển. Một không gian nhỏ xinh được treo kín bằng khen, giấy khen của chính quyền phường, quận là minh chứng cho những nỗ lực của cư dân nơi đây trong việc xây dựng nên một không gian văn hóa cho mọi người.
Chị Nguyễn Minh Phương đã sinh sống ở nhà A3 hơn 20 năm cho biết, ý tưởng biến chân cầu thang thành điểm giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin là sáng kiến đầy ngẫu hứng của một số cán bộ về hưu ngành quân đội sinh sống ở khu tập thể khi tình cờ cùng ngồi chơi nơi đây. Cũng chính các cụ đã đi vận động, thuyết phục từng hộ gia đình đồng thuận.Đáng nói, những góc nhỏ này đã xóa đi tình trạng trộm cắp vặt, tệ nạn xã hội hay quảng cáo, rao vặt trái phép.
Hằng ngày, tại khu vực cầu thang văn hóa, tiếng cười nói, bàn luận của những người cao tuổi ngồi đọc sách, báo vang lên rộn rã khiến mọi người cảm thấy rất vui. Không chỉ là không gian văn hóa, nơi đây còn kết nối những người dân sinh sống trong khu tập thể lại với nhau. “Những năm qua, góc nhỏ tại cầu thang văn hóa đã là một điểm đến thân thiện của cả người già lẫn người trẻ. Đây cũng là nơi giao lưu để các thế hệ hiểu nhau hơn. Là nơi giáo dục, tuyên truyền, nâng cao văn hóa đọc cho cộng đồng”, chị Phương chia sẻ.
Đến nay, mô hình cầu thang văn hóatại nhà A3 đã tồn tại được khoảng 20 năm. Để duy trì mô hình cầu thang văn hóa được lâu dài, một bản nội quy đi kèm cũng được niêm yết, với đầy đủ các quy định, như: Người dân chủ động luân phiên dọn dẹp vệ sinh; ngăn chặn quảng cáo, rao vặt trái phép; không tận dụng cầu thang làm điểm kinh doanh, đặt để đồ cá nhân; có ý thức đi nhẹ, nói khẽ… Đặc biệt hơn, thời gian qua, mô hình cầu thang văn hóa đã lan tỏa ra nhiều khu vực trên địa bàn phường Nghĩa Tân. Đến nay, phường có gần 100 điểm “cầu thang văn hóa”. Đây là điểm nhấn góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh ở khu dân cư.
Lan tỏa những mô hình hay
Những năm qua, trên địa bàn Hà Nội, có thể thấy hoạt động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được các cấp chính quyền quan tâm triển khai đến các quận, huyện, thị xã. Trong đó, trọng tâm là thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng các mô hình văn hoá. Việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên hưởng ứng và triển khai và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” luôn được đặt lên hàng đầu.
Trên địa bàn Thành phố, hằng năm, công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình, thủ tục công nhận các danh hiệu văn hoá cơ sở được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, chú trọng đến chất lượng. Kết quả, các mô hình đều đạt so với kế hoạch; công tác xây dựng mô hình văn hóa phù hợp hơn với đặc thù của từng địa phương. Bên cạnh đó, phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị được triển khai rộng rãi trên địa bàn Thành phố. Huy động nguồn lực trong cộng đồng, nhân dân tích cực thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường và tham gia giám sát việc triển khai thực hiện ở cộng đồng dân cư. Qua quá trình này, xuất hiện một số địa phương có những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.
Lấy ví dụ, những chuyển biến rõ nét về giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các tổ dân phố “5 không” trên địa bàn phường Khương Mai (quận Thanh Xuân) cho thấy mô hình này đang phát huy hiệu quả tích cực. Điều kiện để xây dựng tổ dân phố “5 không” là địa bàn phải liên tục 3 năm liền đạt tổ dân phố văn hóa, từ đó nâng tầm lên mô hình mới. Theo tiêu chí “5 không”, 100% các hộ dân trong tổ phải thực hiện đúng các quy định đổ rác đúng giờ, không để tồn tại chân rác, thường xuyên tổng vệ sinh ngõ phố; 100% hộ gia đình trong tổ chấp hành thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; không có tệ nạn xã hội và phát sinh các trường hợp vi phạm pháp luật mới; không có hộ nghèo.
Chỉ sau khoảng 2 năm triển khai, từ 2 tổ dân phố đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình tổ dân phố “5 không”, phường Khương Mai đã phát triển trên 10 tổ dân phố “5 không”. Mô hình đã thực sự phát huy hiệu quả trong công tác giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường và cần được nhân rộng nhằm mang lại môi trường sống xanh, sạch đẹp, an toàn cho nhân dân trên địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung.
Trong những năm gần đây, Hà Nội đang vươn mình phát triển mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống người dân đang ngày càng được cải thiện. Không chỉ khu vực nội thành, các làng quê ngoại thành cũng khang trang, đổi mới, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa. Hoạt động hiệu quả của các mô hình văn hóa cùng hệ thống nhà văn hóa cơ sở đã giúp người dân vừa là chủ thể tham gia, vừa là đối tượng thụ hưởng. Từ sự sáng tạo, linh động trong thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa, văn minh đô thị đã giúp Hà Nội ngày càng đẹp và văn minh hơn./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06