Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ với Sân khấu đương đại Việt Nam

Những tác phẩm của nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Vũ tạo dấu ấn với sân khấu Việt Nam từ năm 1980. Qua đời ở tuổi 40, ngoài các tác phẩm thơ ca, Lưu Quang Vũ đã để lại hơn 50 vở kịch. Từ những chi tiết gần gũi, có thật trong cuộc sống, ông đã khái quát để trở thành chi tiết nghệ thuật trong các kịch bản vở diễn và từ đó lại được phổ vào đời sống nhân dân một cách chân thực. Cho đến hôm nay, sau 30 năm rời xa cõi tạm, những vở kịch của Lưu Quang Vũ vẫn còn sống mãi với thời gian.
tin nhap 20180824101324 Đêm thơ nhạc kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại
tin nhap 20180824101324 Vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ đến với khán giả Việt ở châu Âu

Kịch Lưu Quang Vũ rất đa dạng về thế giới nhân vật với đủ mọi tính cách, xuất thân từ nhân vật dân gian trong các vở: Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá… hay các nhân vật lịch sử của những vở: Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân công chúa cho đến những nhân vật đương đại của cuộc sống hôm nay ở lĩnh vực giáo dục: Mùa hạ cuối cùng; lĩnh vực y tế: Nguồn sáng trong đời, Hạnh phúc của người bất hạnh và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Nếu anh không đốt lửa...

Có nhiều lý giải vì sao kịch Lưu Quang Vũ vẫn thu hút người xem, tạo ra được niềm đam mê cho đạo diễn và các nghệ sĩ, diễn viên. Bên cạnh tính thời sự và giá trị nghệ thuật, nhân văn, còn một yếu tố quan trọng là lối dàn dựng, diễn xuất, hóa thân trong từng vai diễn, phù hợp đời sống đương đại.

tin nhap 20180824101324

Vở diễn “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” của cố tác giả Lưu Quang Vũ được Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng giành Huy chương Vàng Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2018. (ảnh cắt từ clip sân khấu vở kịch)

PGS, TS Lưu Khánh Thơ - em gái nhà viết kịch Lưu Quang Vũ chia sẻ trong cuộc Hội thảo với chủ đề “Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ với Sân khấu đương đại Việt Nam” diễn ra ngày 20/8 vừa qua: Chọn cho mình con đường viết kịch, Lưu Quang Vũ đã tìm ra lối đi ngắn nhất để đến với công chúng khán giả, để có dịp được bộc lộ những gì mình đang ấp ủ. Mỗi một vở kịch là một mặt cắt của hiện thực.

Ở đó hiện lên những số phận, những cảnh đời khác nhau. Có niềm vui, nỗi buồn, có khổ đau, hạnh phúc. Ngòi bút của anh khi đau đớn xót xa, lúc thâm trầm sâu lắng, khi mạnh mẽ đanh thép, lúc nghiệt ngã chua cay hoặc cao giọng phê phán. Anh gửi gắm trong đó những tâm tư, tình cảm, khát vọng, những trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, những suy tư về lẽ sống, lẽ làm người, cả những dự cảm về sự sống và cái chết.

Thời gian qua những tác phẩm của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ vẫn được các đơn vị kịch từ chèo, cải lương, rối, kịch dân gian và các đơn vị nghệ thuật Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang và các địa phương luôn khai thác dàn dựng. Đặc biệt, tại Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2018, vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” của Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng vừa giành Huy chương Vàng.

Theo NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam, cho đến hôm nay, sau hơn 30 năm, có thể khẳng định Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch, có số lượng tác phẩm gây chấn động dư luận nhất Việt Nam. Sự ra đi đột ngột của “Hiện tượng Lưu Quang Vũ”, sân khấu Việt Nam vẫn chưa có tác giả nào bù đắp trong khoảng trống mà Lưu Quang Vũ để lại. Nhưng chúng ta vẫn có Vũ ở bên mình. Lịch sử sân khấu Việt Nam sẽ dành những trang đẹp nhất để nói về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ”. NSND Lê Tiến Thọ cũng khẳng định Lưu Quang Vũ ra đi ở tuổi 40, nhưng những tháng năm ngắn ngủi của đời mình, ông đã sống, lao động miệt mài thắp lên ngọn lửa sáng tạo.

Có thể nhận ra, kịch Lưu Quang Vũ viết một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không to tát hay khiên cưỡng. Kịch của ông là tiếng nói của những người thường gặp: Một ông giám đốc, một chị công nhân, một bác sĩ, có cả kẻ lang thang, người say rượu, người bán hàng rong… Muôn mặt đời thường đều có thể đi vào tác phẩm và trở thành những điển hình nghệ thuật truyền tải những thông điệp về cuộc sống. Nét nổi bật trong nhiều vở kịch là sự vui hóm trong tính cách của các nhân vật mà người ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi và có khi gặp ngay trong chính bản thân mình.

Theo TS. Lưu Khánh Thơ, người ta đến với sân khấu không chỉ để thưởng thức nghệ thuật mà còn để sống cùng với những gì đang diễn ra, tìm lời giải đáp cho những vấn đề đang được quan tâm. Do đó, sân khấu là nơi giúp Lưu Quang Vũ thể hiện nhanh nhất tư tưởng và những trăn trở của mình. Kịch Lưu Quang Vũ đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất, tươi rói nhất. Các nhân vật như thể từ cuộc đời mà bước lên sàn diễn. Sân khấu trở thành diễn đàn để trao đổi, bàn luận, giao lưu giữa tác giả và khán giả.

Với hàng chục kịch bản ra đời luôn được sự đón nhận nhiệt tình của công chúng cả nước, một câu hỏi được đặt ra với mỗi chúng ta là: Vì sao tác giả Lưu Quang Vũ lại được yêu mến đến như vậy? Và câu trả lời chỉ đơn giản là những kịch bản đó hay, hấp dẫn trong câu chuyện kịch và quan trọng nhất là đã đánh trúng vào tâm lý, giải quyết được những vấn đề bức xúc của xã hội mà chưa có ai nói thay được tiếng nói của đại đa số người dân trong bối cảnh nước nhà khi đó còn loay hoay giữa thời kỳ bao cấp chuyển sang một mô hình xã hội mới.

NSND Doãn Châu cho rằng, Lưu Quang Vũ là một “hiệp sĩ” dám dấn thân vào cuộc chiến giữa cái cũ và cái mới với một tấm lòng khát khao cháy bỏng để dùng ngòi bút của mình góp phần thay đổi đất nước, mang lại sự công bằng, ấm no hạnh phúc cho mọi nhà. Ông là tác giả dám xông pha vào lĩnh vực vô cùng nhạy cảm của xã hội lúc đó.

Có thể nói, nhiều năm đã trôi qua, những tác phẩm của Lưu Quang Vũ vẫn đầy sức sống trên sân khấu Việt Nam và trong lòng người xem bởi nó vẫn còn nguyên tính thời đại, thể hiện tâm tư nguyện vọng, trăn trở về cuộc sống. Xem tác phẩm của ông, người ta vẫn thấy đâu đây trong xã hội này những con người, vẫn thấy đau đáu trong xã hội này những câu chuyện, tính cách, những biến cố và cách xử lý vấn đề hiện hữu, cũng như giúp công chúng hôm nay nhìn lại tầm vóc của một tác giả đã góp sức đưa nền sân khấu Việt Nam đạt đến một đỉnh cao mà cho đến nay nhiều người vẫn còn mơ ước. Tác phẩm của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ là lời nói hộ những trăn trở của hàng triệu người Việt Nam mong ước vào công cuộc đổi mới của đất nước.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động