Nhà thơ Anh Ngọc và hồi ký những ngày tháng ở chiến trường

(LĐTĐ) Vào một buổi chiều cuối tháng 4, chúng tôi có dịp được trò chuyện với nhà thơ Anh Ngọc tại khu tập thể 4B Lý Nam Đế (Hoàn Kiếm, Hà Nội) về các tác phẩm thơ ca cách mạng của ông và kỷ niệm khó quên trong những năm tháng tham gia chiến trận. Đến nay, dù không còn tham gia viết thơ nhưng ông vẫn đang nỗ lực làm sống dậy những tác phẩm xưa cũ và đưa nó đến gần với độc giả hơn.
Nguyễn Phong Việt trở lại với tập thơ thiếu nhi "Những chiếc ghế trong căn bếp nhỏ" Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69

Phóng viên: Năm 1971 nhà thơ mới bắt đầu đi lính nhưng những bài thơ về người lính đã được ông viết từ cách đó rất lâu. Vậy, điều gì đã mang lại cho ông nguồn cảm hứng vô tận về đề tài người lính đến vậy?

Nhà thơ Anh Ngọc và hồi ký những ngày tháng ở chiến trường
Nhà thơ Anh Ngọc.

Nhà thơ Anh Ngọc: Thật ra, ban đầu tôi không làm báo hay viết văn. Năm 1964 tốt nghiệp khóa 6, Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp, ra trường, tôi được phân vào dạy ở Trường Trung cấp Thương nghiệp ở Thanh Hóa. Năm 1965, máy bay Mỹ đánh cầu Hàm Rồng cực kỳ ác liệt. Hàm Rồng là nơi mà ông Trinh Đường từng viết: “Người đi qua rơi bút bỏ đi luôn”. Cái bút ngày xưa quý lắm, vậy mà đánh rơi cũng không dám quay lại nhặt. Tôi ý thức được rằng, người sáng tác ngoài tài năng, học vấn buộc phải có thực tế cuộc sống. Vì muốn có mặt ở nơi nóng bỏng nhất, nên năm 1967 tôi xin đi thực tế trên núi Hàm Rồng. Tôi vẫn nhớ chỗ ấy gọi là đồi Ba cây thông, cao điểm 54, sát cạnh bờ Nam của cầu Hàm Rồng. Ở đấy có Đại đội 4, về sau được phong anh hùng, có những người lính về sau cũng trở thành những người cầm bút như Từ Nguyên Tĩnh, Lê Xuân Giang...

Ở trên đó hai, ba tuần liền, tôi viết được bài thơ “Cao điểm” và có thể nó cũng mang khá đậm chất Hàm Rồng. Kể chuyện trên để nói rằng, ngày ấy những ai mê sáng tác văn học, làm thơ phú… đều muốn có mặt ở những điểm nóng. Còn nhớ, ngay từ bài thơ đầu tiên tôi in báo, đầu năm 1965, đã làm thơ về chiến tranh, với cái đầu đề “Hai anh em pháo thủ”, đăng trên báo Cứu quốc.

Phóng viên: Được biết, trong quá trình tham gia chiến đấu, ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ, thơ của ông cũng giống như những trang nhật ký viết về các sự kiện diễn ra lúc đó. Vậy với ông, bài thơ nào mang lại cho nhiều cảm xúc nhất?

Nhà thơ Anh Ngọc tên thật là Nguyễn Đức Ngọc. Sinh ngày 1/8/1943. Quê quán: Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Ông tốt nghiệp khóa 6, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1961-1964). Ngày 6/9/1971 nhập ngũ, chiến đấu ở Quảng Trị năm 1972, thuộc Đại đội 4, Trung đoàn 132, Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc. Từ năm 1973 đến 1979 là phóng viên báo Quân đội nhân dân, tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Nam Trung Bộ và Sài Gòn. Sau ngày 7/1/1979, có mặt ở Campuchia khi đất nước này vừa thoát nạn diệt chủng. Tháng 2/1979, có mặt ở biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Từ tháng 9/1979 đến khi nghỉ hưu, làm biên tập viên và cán bộ sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Về hưu năm 2008, với quân hàm đại tá.

Các bài thơ tiêu biểu của ông gồm: Cây Xấu Hổ, Sài Gòn đến giao hưởng, Sóng Côn Đảo, Mỵ Châu…

- Ông hai lần được Giải thưởng các cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (giải nhì năm 1972-1973 và giải A năm 1975).

- Giải thưởng văn học sông Mê Công của Hội Nhà văn 3 nước Đông Dương, năm 2009.

- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, năm 2012.

Nhà thơ Anh Ngọc: Ngày 6/9/1971 tôi vào bộ đội. Luyện quân một thời gian ở Hà Bắc thì được đưa thẳng vào Quảng Trị đúng lúc chiến dịch Quảng Trị nổ ra vào ngày 29/3/1972. Đến tận khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 tôi mới được gọi ra Hà Nội để làm báo. Suốt thời gian ở chiến dịch Quảng Trị, tôi là binh nhì, lính thông tin, thuộc Đại đội 4, E132, Bộ Tư lệnh Thông tin, chuyên đi nối dây để đảm bảo liên lạc thông suốt từ phía sau ra tiền tuyến.

Những ngày tháng ấy tôi ghi nhật ký rất nhiều và làm thơ rất nhiều. Có thể nói là làm thơ chẳng khác gì ghi nhật ký. Thơ tôi viết về sự việc cụ thể, có sự chứng kiến của chính mình. Giống như nhà thơ Yesenin nói “Tiểu sử đời tôi là thơ tôi” thì thơ của Anh Ngọc cũng đúng y như vậy.Chính những bài thơ trong giai đoạn này mà tôi được giải Nhì cuộc thi báo Văn nghệ 1972 - 1973 trong đó có bài thơ “Cây xấu hổ” sáng tác năm 1972 tại mặt trận Quảng Trị. Tôi còn nhớ lúc ấy nhà thơ Xuân Diệu, một thành viên của hội đồng chấm giải đã nói riêng với tôi là “anh chấm bài thơ của em giải Nhất”.

Những ngày sau khi Hiệp định Paris ký kết, chúng tôi hành quân ra Hà Nội, tại đây, tôi về báo Quân đội Nhân dân. Đây chính là môi trường thuận lợi để tôi tiếp xúc và gặp gỡ những con người lịch sử, địa danh lịch sử. Tháng 1/1975, tôi bắt đầu hành quân vào Nam. Những ngày ấy, quân đi như một cơn lốc cuốn. Tôi còn nhớ thời gian giải phóng một ấp, đến một huyện, rồi một tỉnh rất nhanh, chỉ vài tuần. Ngày 1/5 tôi đang ở bãi biển Ninh Chữ (Ninh Thuận), chiều ngày 3/5/1975 tôi mới có mặt ở Sài Gòn. Những ngày ấy, nhật ký còn ghi lại “Đến Sài Gòn chiều qua. Tối ngủ ở Cảnh sát quốc gia. Sáng nay đến chỗ Hải quân ở cảng Bạch Đằng”.

Trong những năm tháng lịch sử đó, bài thơ cho tôi nhiều cảm xúc nhất chính là bài thơ “Sài Gòn đêm giao hưởng”. Bài thơ viết về một đêm sau giải phóng ít lâu, lúc ấy, khi bộ đội giải phóng vào Sài Gòn thì các đoàn văn công của miền Bắc cũng theo vào, trong đó có Nhà hát giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch. Đêm đó, đoàn ca nhạc đã biểu diễn cho người dân Sài Gòn xem.

Trong không khí âm nhạc đấy, trong tôi trào dâng một cảm xúc đoàn viên, hòa hợp. Cát bụi đường xa khẩu súng ngọn cờ/Ngửa bàn tay gặp bàn tay nhạc trưởng/Mở tấm lòng gặp tấm lòng giao hưởng/Bổng trầm cung bậc tìm nhau/Phút này đây ta dành trọn cho nhau/ Anh dành trọn cho em đến tận cùng ý nghĩ/ Sài Gòn trong ta là trái chín vẹn nguyên/Chiến thắng đặt vào lòng hai đứa/Một nửa anh và em một nửa.

Ngày thống nhất đất nước, không chỉ là thống nhất về mặt lãnh thổ, mà còn sự chiến thắng về văn hóa. Từ sự đoàn viên của hai nửa dân tộc đến sự đoàn viên của gia đình, của tình yêu đôi lứa và đặc biệt là sự đoàn viên trong một con người. Mỗi con người được trở lại sống trọng vẹn với chính mình, bởi thời điểm trước đó, mình chỉ được sống một nửa, nửa đó là chiến tranh, là căm thù, ác liệt. Nay mình có thêm một nửa, là nửa đoàn viên, nửa hi vọng và tin cậy…

Phóng viên: Là nhà thơ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau khi chiến tranh kết thúc ông vẫn rất náo nức với các hoạt động thi ca. Hiện tại ông có đang ấp ủ dự định cho ra đời những tác phẩm thơ mới về người lính và thời kỳ kháng chiến không? Ông nhận xét như thế nào về thơ ca của thế hệ trẻ ngày nay?

Nhà thơ Anh Ngọc: Tôi làm thơ từ tuổi 14,15, in thơ từ tuổi 20, từ ngày đi lính, làm khá nhiều và dù có làm gì thì cũng bị/được xếp vào dòng thơ chống Mỹ... Và thực sự là nghiệp nên không cách nào bỏ nghề được, kể cả lúc chán nản nhất, thấy nghề này quá bất lực và chẳng giúp gì được cho ai... Tuổi tác dĩ nhiên làm khả năng sáng tác kém đi, nhưng bù lại, sức nghĩ và kinh nghiệm sống giàu có hơn, viết có chất cổ điển hơn, gần với thơ đích thực và vĩnh cửu hơn.

Thời gian này tôi không còn viết thơ nhiều nữa. Mỗi ngày tôi thường dành thời gian đọc trên mạng, gửi bài và giao lưu với bạn bè trên Facebook, viết chút ít theo yêu cầu, nói năng hay làm gì đó cho truyền thông... còn thơ thì chỉ viết khi có ý tứ thật thích thú... Tôi cũng đang chơi Facebook và hay đăng lại các bài thơ cũ của mình cùng những bài bình các bài thơ của thời Thơ mới và thơ kháng chiến, đó cũng là việc nên làm. Đồng thời, tôi đang dịch lại các bài thơ trong bản thảo nhật ký bằng thơ của mình (viết trong những năm tháng chiến tranh) và gửi tới một số đơn vị, dự kiến sẽ xuất bản trong thời gian tới đây.

Về thơ ca của thế hệ trẻ, thi thoảng, tôi có đọc thơ của các bạn và nhận xét, góp ý. Các bạn trẻ có nhiều sáng tạo, có nhiều ý tưởng và tôi cũng mong các bạn trau dồi thật nhiều để viết hay hơn. Thế hệ của các bạn khác với chúng tôi rất nhiều, nhưng để làm thơ thì ai cũng vậy, cần sự nghiêm túc và không ngừng tìm tòi, khám phá.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn nhà thơ!./.

Lê Thắm

Nên xem

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Urenco Hà Nội nỗ lực nâng cao thu nhập cho người lao động

Urenco Hà Nội nỗ lực nâng cao thu nhập cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2024.
Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1421/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
Chuyển vụ “hotgirl” Nguyễn Hoàng Mai Ly sang cơ quan điều tra

Chuyển vụ “hotgirl” Nguyễn Hoàng Mai Ly sang cơ quan điều tra

(LĐTĐ) Thông tin về vụ việc kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, tính pháp lý tại kho hàng do “hotgirl” Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle.com) là chủ cơ sở kinh doanh. Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hiện vụ việc đã được chuyển sang cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý và xử lý theo quy định pháp luật.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Thành phố sẽ có văn bản chỉ đạo giao Công an Thành phố xác minh làm rõ liên quan tới sự việc báo chí phản ánh 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc thời gian vừa qua.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động