Nhà Quốc hội - Công trình kiến trúc độc đáo

(LĐTĐ) Hiện đại, uy nghi, Nhà Quốc hội không chỉ là công trình có kiến trúc độc đáo vì đã kết hợp được hơi thở kiến trúc đương đại mà còn pha lẫn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, biểu tượng của cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao.
nha quoc hoi cong trinh kien truc doc dao Nghệ thuật đương đại trong Nhà Quốc hội
nha quoc hoi cong trinh kien truc doc dao Sáng kiến, sáng tạo bật ra từ yêu cầu thực tiễn
nha quoc hoi cong trinh kien truc doc dao Khởi công Nhà Quốc hội - công trình biểu tượng cho mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào

Nằm trên đường Độc Lập, Tòa nhà Quốc hội (Hội trường Ba Đình cũ) là trụ sở làm việc của Quốc hội. Tòa nhà được xây dựng trên nền tòa nhà Quốc hội cũ, nằm cạnh Quảng trường Ba Đình, khu di tích Hoàng thành Thăng Long và có cửa chính nhìn sang phía Lăng Bác.

Nếu xét về giá trị tài chính, Tòa nhà Quốc hội chỉ dừng ở mức “khiêm tốn”, nhưng ở ý nghĩa chính trị, công trình được coi như biểu tượng cho sự tập trung ý chí, nguyện vọng của nhân dân; là biểu tượng của cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao.

nha quoc hoi cong trinh kien truc doc dao

Bắt đầu từ tháng 4/2007, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XI, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án quy hoạch, xây dựng nhà Quốc hội. Đây là quyết định có tính lịch sử bởi, để lựa chọn đưa ra phương án nào cho công trình nhà Quốc hội cũng đều rất khó khăn và phải qua nhiều phiên bàn thảo, hội họp, thậm chí phải triển khai cả việc phát phiếu tới từng đại biểu lấy ý kiến, cuối cùng việc biểu quyết mới được tiến hành.

Sau 5 năm thi công từ 2009 - 2014, Tòa nhà Quốc hội chính thức hoàn thiện với chiều cao 39m với lối kiến trúc hình vuông, gồm 5 tầng nổi và 2 tầng hầm. Tổng diện tích tòa nhà là 60.000 m2, với hơn 80 phòng họp lớn nhỏ và các phòng chức năng khác. Trong đó, phòng họp chính của Quốc hội nằm ở trung tâm tòa nhà, hình dáng cơ bản là hình tròn, gồm hai tầng (tầng một 575 ghế ngồi của đại biểu, tầng hai phía sau có 390 ghế ngồi cho khách và đại biểu dự thính)…

Nói về ý tưởng thực hiện dự án khi bắt tay vào xây dựng, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (nay là Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng chuyên ngành – Bộ Xây dựng) chia sẻ, khi xây dựng công trình đòi hỏi một giải pháp kiến trúc vượt lên các yêu cầu về chức năng, vừa phải hài hoà với quy hoạch đô thị nhưng vẫn mang biểu tượng của sức mạnh, quyền lực. Biểu tượng này không thể hiện qua sắc màu hình thức, mà qua hình tượng mang đậm chất truyền thống văn hóa Việt. Đó là hình tròn tượng trưng cho Mặt trời (người cha) và hình vuông tượng trưng cho Trái đất (người mẹ).

Tọa lạc giữa trung tâm chính trị – lịch sử – văn hóa của Thủ đô và cả nước, Tòa nhà Quốc hội không phải là quần thể kiến trúc khép kín, mà là một không gian mở và còn lưu dấu vết của các thời đại. Mặc dù công trình kiến trúc xung quanh không cùng phong cách, song hòa đồng với nhau thành một thể thống nhất nằm giữa những rặng cây và thảm cỏ. Chẳng mấy nơi có một trung tâm quốc gia thể hiện hồn dân tộc như thế.

nha quoc hoi cong trinh kien truc doc dao
Tòa nhà Quốc hội (mới) biểu tượng cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Ảnh: Minh Phương

Có thể khẳng định, Nhà Quốc hội là một tác phẩm kiến trúc đồ sộ không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt tư tưởng, văn hóa, trở thành biểu tượng của nhân cả nước. Bởi thế, khi xây dựng Tòa nhà Quốc hội mới, chúng ta đã tạo ra một không gian nghị trường dân chủ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng giải thích một cách giản dị, dân chủ nghĩa là “dân là chủ và dân làm chủ”. Nhận được sự ủy quyền của nhân dân, Quốc hội là nơi quyết định những vấn đề quan trọng với nhân dân và đất nước.

Vì vậy, nhân dân phải được chứng kiến, được biết Quốc hội quyết như thế nào, ai tham gia, theo quy trình, thủ tục nào, những vấn đề đang vướng mắc; hoặc lý do đưa tới việc tại sao lại quyết theo cách này mà không phải theo cách khác… Từ những điều đó, Tòa nhà Quốc hội đã tạo nên một không gian làm việc công khai, minh bạch, mang đến cảm giác gần gũi với nhân dân.

Đặc biệt, thật ý nghĩa khi hoàn thiện, hai từ “Diên Hồng” và “Tân Trào” được đặt tên cho các phòng họp trong Nhà Quốc hội. Tên Diên Hồng được đặt tên cho phòng họp chính; còn Tân Trào được đặt tên cho phòng họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Có thể thấy, chỉ với 2 cái tên “Diên Hồng” và “Tân Trào” đã tạo nên sự liên kết giữa hiện đại với quá khứ, với những ngày xa xưa hào hùng của lịch sử dân tộc. Hai phòng họp ấy như có “linh hồn”, khiến bất kỳ ai khi bước vào đây đều ý thức được trọng trách của mình, với nhân dân và với vận mệnh dân tộc.

Đề cập đến nét đẹp kiến trúc của công trình Nhà Quốc hội, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính chia sẻ, cái đẹp, cái quý được thể hiện qua sự chừng mực, giản dị, và sự chối bỏ mọi biểu hiện phù phiếm của công trình này. Thực vậy, nghĩ về Nhà Quốc hội, ta mường tượng nó phải đường bệ, quyền uy ra mặt với những hàng cột lực lưỡng đặt trên thềm cao. Song, kiến trúc Nhà Quốc hội hôm nay vẫn đủ trang nghiêm, đủ uy quyền, nhưng vẫn bộc lộ tính dân chủ, mở lòng ra với quốc dân đồng bào và trời đất, nó sáng và trong với hình hài mới lạ, hiện đại...

Đứng trước Tòa nhà Quốc hội, nhìn ngắm từng dòng xe tấp nập ngược xuôi, hay hình ảnh các cụ ông, cụ bà vui đùa bên những đám trẻ… tất cả như một bức tranh sinh động về một Việt Nam thanh bình, đổi mới sau những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Và đâu đó, chúng ta dễ dàng cảm nhận được Tòa nhà Quốc hội đang hoà mình với không gian xung quanh và không gian của đất nước, không gian của cả chiều dài lịch sử.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Người nổi tiếng tiếp tay tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

Người nổi tiếng tiếp tay tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, không ít người nổi tiếng, nghệ sĩ đã tham gia giới thiệu, mời chào hoặc quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng điều trị bệnh dù chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Sắp diễn ra Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Techfest Quảng Nam 2024, từ 14/5 đến 18/5/2024, tỉnh Quảng Nam, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức chuỗi các chương trình trong Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024.
Man City và Arsenal cả hai cùng bị loại

Man City và Arsenal cả hai cùng bị loại

(LĐTĐ) Real biến Man City thành cựu vương Champions League. Trong khi đó, Arsenal cũng bị loại bởi Bayern.
Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

(LĐTĐ) Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển.
Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội thông tin, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện các giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, rồi rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.

Tin khác

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Sáng 17/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

(LĐTĐ) Sáng 16/4/2024, tại TP.Vinh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh U-li-a-nốp chính thức khánh thành tượng đài V.I.Lê-nin nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 – 22/4/2024)
Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài; ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Cùng đi có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.
Xã Cổ Loa tổ chức lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

Xã Cổ Loa tổ chức lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(LĐTĐ) Ngày 15/4, xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024) nguyên Thường trực Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương - người cách mạng kiên trung, tận tụy, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cộng sản.
Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

(LĐTĐ) Ngày 12/4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, đã công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí TT&TT, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ TT&TT và Phó Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở.
Thêm 3 án chung thân trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Thêm 3 án chung thân trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm

(LĐTĐ) Sau bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, lần lượt 85 bị cáo còn lại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm lần lượt nhận các mức án tù treo, được thả tự do tại tòa và có đến 3 án chung thân.
Xem thêm
Phiên bản di động