Nhà nữ khoa học và sản phẩm nấm dược liệu hỗ trợ ức chế tế bào ung thư
Chia sẻ của bác sĩ đầu ngành về cách phòng, tránh ung thư vú và ung thư cổ tử cung Hội thảo “Phát hiện sớm và tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung” |
PGS.TS Nguyễn Thị Chính được nhiều người biết đến với tên gọi “Bà chúa Nấm”, “Nữ hoàng Nấm”. Bà chia sẻ, bản thân luôn luôn ý thức phải phấn đấu, giữ gìn danh hiệu phó giáo sư được Nhà nước phong tặng. Say mê nghiên cứu khoa học, bà đã đạt nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu về virus, nấm ăn, nấm quý, nấm dược liệu. Mới đây, bà đã chứng minh hoạt chất Beta glucan trong nấm dược liệu có khả năng góp phần hỗ trợ ức chế tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung và kháng virus SARS CoV-2 ở một số nồng độ vi rút khác nhau. PV Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà.
- PV: Bà bắt đầu “bén duyên” nghiên cứu về các loại nấm từ khi nào?
+ PGS.TS Nguyễn Thị Chính: Năm 1972-1973, tôi hoàn thành khóa học Thạc sĩ tại Viện vi sinh vật Praha Tiệp Khắc và về nước làm việc tại Bộ môn Vi sinh, Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).
PGS.TS Nguyễn Thị Chính và các sản phẩm từ nấm dược liệu. |
Thời gian học tập ở Tiệp Khắc, tôi thấy người dân ở đó sử dụng nấm thực phẩm rất thông dụng, nhưng ở Việt Nam lúc này, nấm còn khá lạ lẫm. Vì vậy, năm 1975, tôi bắt đầu trồng thử nấm và thành công với các loại nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ. Sau đó, tôi chuyển giao công nghệ cho Công ty thực phẩm Hà Nội, rồi tôi và công ty này cùng trồng và cung cấp cho các chợ tại Hà Nội. Tuy nhiên, số người biết để ăn nấm không nhiều.
Quá trình nuôi trồng, nghiên cứu về nấm, tôi càng thấy có nhiều hoạt chất tốt, phù hợp làm thực phẩm và cả chữa bệnh, nên càng say mê nghiên cứu hơn. Năm 2001, chồng tôi thành lập Công ty TNHH Nấm linh chi, trở thành một trong những công ty đầu tiên nuôi trồng nấm linh chi tại Việt Nam. Đến giờ, thị trường nấm ở Việt Nam rất phong phú, cả nấm thực phẩm và dược liệu, và tôi tự hào trong đó có sự đóng góp của bản thân và Công ty TNHH Nấm linh chi.
Nhờ có công ty riêng, mà các đề tài nghiên cứu về nấm của tôi ở trường được ứng dụng, trồng thử tiện lợi hơn. Thành công rồi, tôi lại chuyển giao công nghệ cho các công ty công nghiệp thực phẩm và nhiều cá nhân ở các tỉnh, thành khác. Nhiều nơi đã biết trồng nấm sò, nấm mỡ trên than bùn vốn bị bỏ phí, rồi trồng trên bông thải, rơm… vừa làm sạch môi trường, vừa giúp người dân có nguồn thu từ trồng nấm.
Năm 1993, tôi tham dự một hội nghị quốc tế về nấm dược liệu ở Hồng Kông, và được mời tham quan các nơi trồng nấm linh chi, nấm được liệu. Tìm hiểu giá trị của nấm dược liệu, tôi thu thập và nghiên cứu tiếp. Rồi từ đó đến nay, tôi cứ tích lũy, thu thập thêm cả các chủng giống nấm của Việt Nam và các nước, nuôi trồng trên các nguồn nguyên liệu của Việt Nam sẵn có như mùn cưa, lõi ngô, bã mía… rồi dần lựa chọn nguyên liệu nào là tốt nhất.
Hiện nay, trong số 20 loại nấm dược liệu quý đã được khẳng định có khả năng góp phần phòng, chống ung thư, tôi chọn nuôi trồng các loại nấm linh chi, vân chi, đầu khỉ, đông trùng hạ thảo, thượng hoàng… Tôi cũng tích lũy, đổi mới công nghệ nhân giống, nuôi trồng, chế biến để cho ra các sản phẩm phong phú, ưu việt hơn.
- PV: Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về công dụng của nấm trong bảo vệ sức khỏe?
+ PGS.TS Nguyễn Thị Chính: Từ thực tiễn giảng dạy, chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu cấp đặc biệt Đại học quốc gia, cấp Nhà nước, dự án quốc tế, rồi hướng dẫn sinh viên, thạc sỹ, nghiên cứu sinh liên quan đến vi sinh vật, tôi càng có thêm tài liệu khẳng định các loài nấm có thể góp phần phòng, chống vi rút viêm gan B, tiểu đường, khối u… Tuy nhiên, công dụng đến đâu sẽ còn phụ thuộc vào từng loại nấm, công nghệ nuôi trồng, môi trường sinh thái…
Ví dụ với vi rút viêm gan B, sau khi nghiên cứu nấm linh chi dược liệu trồng theo công nghệ riêng trên mùn cưa thuần chủng, tôi xác định nấm này có hoạt chất sinh học cao góp phần phòng, chống bệnh gan và sản xuất sản phẩm Sinh linh. Những người đã bị vi rút hoặc có khối u, trước khi sử dụng sản phẩm, tôi đều cho đo nồng độ vi rút trong máu và đo kích thước khối u, men gan… để theo dõi và cho kết quả tốt, lượng vi rút giảm, men gan ổn định, khối u không phát triển. Đề tài này năm 2019 tôi đã báo cáo tại một hội nghị khoa học quốc tế.
- PV: Vậy còn công dụng của nấm dược liệu với việc phòng, chống ung thư, bà đã nghiên cứu như thế nào?
+ PGS.TS Nguyễn Thị Chính: Trong nuôi trồng nấm, có hai công nghệ là nuôi trồng ra quả thể và nuôi trồng sinh khối sợi. Các tác giả trên thế giới đều công nhận nuôi trồng sinh khối sợi cho sản phẩm tốt gấp 10 lần so với nuôi trồng quả thể. Ví dụ như nấm linh chi thì khả năng góp phần chống ung thư với nuôi trồng quả thể chỉ có 8,6%, còn với sinh khối sợi là 87,06%. Tôi đã nuôi trồng thành công với cả hai công nghệ này, đặc biệt là sinh khối sợi.
Sử dụng nấm dược liệu để góp phần hỗ trợ phòng, chống ung thư thì tôi đã nghiên cứu trong 30 năm nay. Là giảng viên dạy về tác nhân ung thư, tôi luôn muốn tìm ra những gì dẫn đến ung thư, và tìm được nguyên nhân thì phải tìm ra cách điều trị. Tôi cũng may mắn học tập được rất nhiều kinh nghiệm của các giáo sư dồng nghiệp ở Khoa Vi sinh, Đại học Khoa học tự nhiên nên tích lũy thêm được nhiều kiến thức.
|
Gần đây nhất, tôi nghiên cứu ra sản phẩm Beta Glucan Gold và Beta glucan Plus, đã được Bộ Y tế cấp chứng nhận là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là sản phẩm tập hợp những tinh túy, hoạt chất quý nhất của 7-8 loại nấm dược liệu với thành phần chính trong đó là beta glucan, tạo sức mạnh hiệp đồng, điều hòa hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là góp phần sinh tế bào giết tự nhiên cho cơ thể để tấn công, tiêu diệt các tế bào lạ.
Tôi đã dùng thử sản phẩm cho nhiều bệnh nhân tại một số Bệnh viện như Bệnh viện K, Bệnh viện Đống Đa… cho kết quả cải thiện sức khỏe tốt. Ngày 27/12/2021, qua phối hợp đánh giá, Khoa Vi rút, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đánh giá, kết luận hoạt chất chứa Beta glucan có khả năng ức chế vi rút SAR Cov-2 ở một số nồng độ vi rút khác nhau.
Ngày 17/1/2022, Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm thuộc Bộ Y tế cũng có kết luận đánh giá sản phẩm Beta glucan gold, Beta glucan plus1 (dạng viên) và dung dịch Beta glucan gold và Beta glucan có khả năng ức chế tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung - Hep2c với các nồng độ khác nhau, trong thời gian 3 ngày thì các tế bào co cụm và chết 100% so với đối chứng.
-PV: Là Phó Chủ tịch Hội chăm sóc giáo dục sức khỏe cộng đồng Việt Nam, bà có lời khuyên gì với việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân?
+ PGS.TS Nguyễn Thị Chính: Tôi rất mong Nhà nước có chiến lược quốc gia truyền thông mạnh mẽ về chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng, để người dân có sức khỏe tốt hơn, có thể chống đỡ trước các đại dịch như Covid-19 chẳng hạn.
Nói chung, muốn khỏe mạnh thì phải giữ cho môi trường trong sạch, tinh thần thoải mái, lạc quan, ăn uống phải chọn lọc. Đồng thời, mỗi người nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để đến lúc có bệnh rồi mới tập luyện hay sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Phương Thảo (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05