Nhà hát Múa rối Thăng Long - "Địa chỉ đỏ" giữ hồn văn hoá dân tộc
Tỏa sáng tài năng Việt | |
Không gian văn hóa, du lịch mới của Thủ đô | |
Nhọc nhằn đời diễn rối nước |
Nhà hát Múa rối Thăng Long thành lập ngày 10/10/1969 với tên gọi ban đầu là Đoàn Nghệ thuật Kim Đồng với 9 thành viên. Nhiệm vụ của Đoàn là chuyên biểu diễn rối cạn phục vụ thiếu nhi Thủ đô. Năm 1975, Đoàn đổi tên là Đoàn Múa rối Hà Nội và năm 2001 đổi thành Nhà hát Múa rối Thăng Long.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, các nghệ sĩ đã vượt qua những thử thách, khắc phục mọi khó khăn gắn bó với nghề, nhiều tiết mục, vở diễn mới được ra mắt phục vụ đồng bào, chiến sĩ Thủ đô, góp phần vào công cuộc bảo vệ, giải phóng đất nước…
Những năm cuối thế kỷ XX, nhiều đoàn nghệ thuật trong nước tiếp tục rơi vào tình trạng bế tắc, phải đối mặt với nền kinh tế thị trường, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng gặp những thách thức và khó khăn liên tiếp. Đấu tranh để tồn tại đối với Nhà hát trong giai đoạn hiện nay là một phép thử gian nan, nhưng với ý chí quyết tâm của tập thể Nhà hát, đoàn kết chung tay, nỗ lực phấn đấu, sáng tạo vươn lên phát triển từ không đến có, tìm hướng đề tồn tại. Phục hồi nghệ thuật múa rối nước, tạo thế mạnh xây dựng Nhà hát đứng vững trong cơ chế thị trường.
Từ đó đến nay, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã không ngừng phát triển, thực sự đổi mới về cả lượng và chất. Sự ra đời của các vở diễn với nhiều hình thức, thể loại khác nhau đã góp phần tôn vinh nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, xứng đáng là tinh hoa văn hóa Việt. Nhà hát luôn khai thác, sáng tạo và phát triển không ngừng từ thiết kế sân khấu theo khuôn mẫu thủy đình truyền thống kết hợp với trang thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại, đến đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp.
Từ 1 đêm diễn chỉ có 10-20 khách/1 ngày, sau 50 năm cùng với tâm huyết, lòng yêu nghề, sự tận tuỵ của các bậc tiền bối, nghệ sỹ, diễn viên, tập thể cán bộ, nhân viên, Nhà hát đã khẳng định chất lượng nghệ thuật, giá trị cốt lõi, khẳng định thương hiệu đẳng cấp quốc tế và ngày nay mỗi đêm diễn Nhà hát đã đón tiếp 1500-2000 người/1ngày.
Hiện đây là đơn vị nghệ thuật sân khấu duy nhất ở Việt Nam "đỏ đèn" liên tục 365 ngày trong năm. Không những thế Nhà hát còn xác lập Kỷ lục Việt Nam (năm 2007), xác lập Kỷ lục Châu Á (năm 2013) và đạt được nhiều Huy chương Vàng, Huy chương Bạc tại các Liên hoan Múa rối Quốc tế, Liên hoan Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc.
Với thế mạnh sẵn có của một đơn vị nghệ thuật, Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Hà Nội, được các vị khách nước ngoài chọn để tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp mộc mạc và ý nghĩa biểu tượng phong phú của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động nhấn mạnh, từ sân khấu thủy đình dân gian ở các làng quê Bắc Bộ và những đêm diễn trong lễ hội của người nông dân Việt Nam, rối nước đã bước vào một trong những nhà hát lớn, hiện đại của Hà Nội và Việt Nam – Nhà hát Múa rối Thăng Long. Từ đây, rối nước đã đi qua mọi miền biên giới trên toàn thế giới.
Cũng theo Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, mỗi ngày Nhà hát Múa rối Thăng Long lại đón nhận nhiều hơn những người thích nghệ thuật rối nước đến từ mọi vùng miền của đất nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Hiếm có một sân khấu dân gian nào lại có sức mạnh quyến rũ người xem đến như vậy.
"Với tất cả những gì mà Nhà hát Múa rối Thăng Long đã và đang sáng tạo, cống hiến cho đời sống văn hóa Thủ đô cũng như cả nước, chắc chắn sẽ làm cho nghệ thuật rối nước trở thành di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và sống động chứa đựng thông điệp về hạnh phúc trong chính đời sống đương đại của con người Việt Nam và của cả những con người ở những nền văn hóa khác" - ông Tô Văn Động nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41
Hà Nội xem xét, thông qua đề án về giao thông thông minh
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:31