Nguy cơ úng ngập từ các công trình xây dựng

(LĐTĐ) Trong quá trình thi công, một số dự án chỉnh trang đô thị, thi công xây lắp, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đã và đang ảnh hưởng đến công tác tiêu thoát nước của Hà Nội. Để giảm thiểu nguy cơ này, các đơn vị thoát nước đã chủ động phối hợp với chủ đầu tư có các phương án khắc phục kịp thời, bảo đảm tiêu thoát nước hiệu quả.
nguy co ung ngap tu cac cong trinh xay dung Hà Nội: Chủ động các phương án để ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan
nguy co ung ngap tu cac cong trinh xay dung Hà Nội: Phát huy thế mạnh công nghệ trong phòng chống mưa bão, úng ngập

Thi công gây ảnh hưởng hệ thống

Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội), hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 37 dự án đã và đang triển khai xây dựng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến công tác thoát nước.

nguy co ung ngap tu cac cong trinh xay dung
Công nhân công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện nạo vét lòng cống, đảm bảo kế hoạch vận hành hệ thống thoát nước.

Trong đó, nhiều dự án trong số này thi công trên sông, mương thoát nước chính: Dự án cống hóa mương Hoàng Văn Thụ (Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai), dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai); dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đầm cụm 1 (ngõ 310 Nghi Tàm, quận Tây Hồ); các dự án xây dựng đường Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở, nhà ga ngầm S12, S11, S9 và giếng thoát hiểm thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội...

Đảm trách công tác thoát nước địa bàn quận Hoàn Kiếm, một phần quận Ba Đình và Tây Hồ, ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 1, cho hay, dự án cống hóa mương Thụy Khuê (thuộc dự án cải thiện môi trường từ dốc La Pho đến cống Đõ) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ làm chủ đầu tư, mới hoàn thành một số đoạn. Tuy nhiên, lòng cống còn tồn tại các tường xây, nhiều bùn đất chưa được thanh thải... ảnh hưởng đến dòng chảy của mương, gây ngập tại dốc La Pho mỗi khi mưa lớn.

Tại trọng điểm úng ngập ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), hệ thống thoát nước chảy theo hướng qua phố Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu, đổ ra hồ Thiền Quang, Ba Mẫu. Song việc thi công xây dựng ga ngầm S12 (nhà thầu đang thi công tường dẫn, tường vây, đào sâu 34m, kéo dài 100m từ Phan Bội Châu đến ngõ Hàng Cỏ)… ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước khu vực.

Tiếp đó, tại gói thầu cống hóa mương Thụy Khuê (Dự án cải thiện môi trường từ dốc La Pho đến cống Đõ), do dự án triển khai trong thời gian dài, các đoạn mương đã triển khai thi công không liền mạch, chiều rộng mương dẫn dòng và cống đã thi công không tương đồng. Mặt khác, trong quá trình GPMB thường xuyên làm rơi phế thải xuống lòng mương khiến công tác tiêu thoát nước gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, tại dự án Kè hồ và nạo vét bùn, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Linh Quang cũng tồn tại hàng loạt bất cập. Hiện vị trí cửa xả vào hồ của tuyến cống hóa mương Thông Phong – Linh Quang, cao độ sàn cửa phai cao hơn cao độ đáy cống D1500 vào hồ khoảng 70 - 80cm; hay cao độ đỉnh tường chắn nước thải trong ga tách dòng tại cửa thu từ hồ vào cống D2000 Trung Tiền còn cao… Đó là những lý do gây ảnh hưởng đến công tác thoát nước tại khu vực này.

Để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các công trình thi công đến hệ thống thoát nước, Chủ tịch công ty Thoát nước Lê Vũ Quảng Sương cho biết: “Công ty đã chủ động rà soát, lập danh sách và có văn bản đề nghị các chủ đầu tư cung cấp thông tin dự án, tiến độ thi công; lập biện pháp dẫn dòng bảo đảm thoát nước, gửi đến công ty để cùng thống nhất, phối hợp triển khai. Công ty cũng yêu cầu các xí nghiệp, đội trực thuộc kiểm soát chặt chẽ các dự án đang thi công trên địa bàn quản lý, bảo đảm tuân thủ biện pháp thi công đã thống nhất, hạn chế ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước”.

Theo kế hoạch thoát nước mùa mưa năm 2020 của Sở Xây dựng Hà Nội, để bảo đảm tiêu thoát nước kịp thời tại khu vực nội thành, đơn vị sẽ tập trung nạo vét, vệ sinh đường cống ở các vị trí trọng điểm thường xuyên xảy ra ngập úng mỗi khi có mưa lớn. Sau đó, tiếp tục triển khai làm vệ sinh, khơi thông dòng chảy ở các tuyến phố, khu vực khác để đảm bảo công tác thoát nước mùa mưa.

nguy co ung ngap tu cac cong trinh xay dung

Ngoài ra, công ty cũng đã yêu cầu các đơn vị kiểm tra, kiểm soát chặt tất cả các dự án đang triển khai thi công trên địa bàn quản lý tuân thủ nghiêm các quy định đảm bảo hệ thống thoát nước. Xây dựng phương án cụ thể, bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực đối với từng dự án có liên quan đến điểm ngập úng để tăng tính chủ động khi chủ đầu tư và nhà thầu thi công không sẵn sàng thực hiện các biện pháp trên công trường nhằm giảm thiểu ngập úng cho khu vực.

Tăng cường ứng dụng công nghệ

Đặc biệt, với những thiết bị giám sát thoát nước hiện đại nhất, các thông số về lượng mưa, mức độ ngập, lưu lượng nước... đều được cập nhật tự động liên tục 24/24 giờ. Theo Chủ tịch công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội Lê Vũ Quảng Sương, giờ đây, hệ thống thoát nước của 12 quận đã được số hóa và cập nhật lên bản đồ hệ thống thoát nước trên nền tảng GIS. Các thông số cơ bản của hệ thống thoát nước được cập nhật đầy đủ và là cơ sở để kiểm soát, đánh giá khả năng úng ngập cũng như lên kế hoạch duy tu, quản lý và lập dự án cải tạo các công trình chống úng ngập cục bộ.

Đối với 15 điểm nguy cơ xảy ra úng ngập đối với các trận mưa có cường độ từ 50-100 mm/hai giờ trở lên, công ty cũng bố trí sẵn nhân lực và thiết bị phù hợp để xử lý trong thời gian nhanh nhất.

Với việc số hóa bản đồ hệ thống thoát nước, giờ đây chỉ cần "nhấp chuột", người dùng có thể biết chính xác trên từng tuyến phố cụ thể có bao nhiêu mét cống, đường kính cống to hay nhỏ, hướng chảy về đâu, có bao nhiêu ga thoát nước... Việc có số liệu thực tế, chính xác là cơ sở quan trọng để các đơn vị có thể kiểm tra, kiểm soát được khả năng tiêu thoát ngoài hiện trường cũng như công tác vận hành trạm bơm, qua đó đưa ra những quyết định điều hành chống ngập theo hệ thống cho cả Thành phố.

Bên cạnh công tác tiêu thoát nước khi mưa, việc khơi thông định kỳ dưới lòng cống nhỏ và cũ của Hà Nội giờ đây cũng đơn giản hơn nhờ sử dụng công nghệ. Những người công nhân quanh năm dầm mình dưới dòng nước đen kịt giờ đây cũng đã được cầm trên tay những bộ điều khiển hiện đại, di chuyển những robot mang theo camera xoay 360 độ sục sâu vào lòng cống để quan sát rác, khơi thông vật cản dòng chảy, từ đó việc sục xả sẽ được tiến hành để đảm bảo lòng cống thông suốt.

Đặc biệt, nhờ phát huy hiệu quả hệ thống dữ liệu số hóa, phần mềm HSDC Maps đã trở thành một phần không thiếu của người dân Hà Nội mỗi khi mưa gió, việc cập nhật liên tục giúp người dân sớm phòng tránh các khu vực ngập úng, từ đó giảm thiểu ùn tắc giao thông cũng như những ẩn họa khi di chuyển trong thời điểm thời tiết không thuận lợi.

Trong thời gian tới, công ty Thoát nước Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả của trung tâm điều hành hệ thống thoát nước, tiếp tục tiến hành số hóa, áp dụng phần mềm quản lý chế độ hoạt động của các cửa phai điều tiết trên hồ điều hòa, mương, sông.

“Việc xây dựng sơ đồ vận hành trên cơ sở các thiết bị giám sát và hệ thống dữ liệu hiện có sẽ giúp công tác chỉ đạo, điều hành hệ thống thoát nước hiệu quả và trực quan hơn” – lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết thêm.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 2/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, lần thứ XVII, năm 2024. Giải bóng đá do Công đoàn và Đoàn thanh niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) phối hợp tổ chức nhằm tạo sân chơi cho các đơn vị trong Tổng Công ty cũng như cơ hội rèn luyện thể thao nâng cao thể chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.

Tin khác

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, tính đến 19h ngày 13/10, đã có 155/160 hộ dân ký biên bản bàn giao mặt bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động