Người "vác tù và" tuyên truyền phòng, chống Covid-19
Những cuộc chiến “thầm lặng” sau cánh cửa phòng mổ Chuyện chàng sinh viên làm nhiều việc tốt Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn |
"Tiếng nói" thân quen của người dân
Nhiều năm nay, người dân Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) đã quá quen thuộc với giọng đọc truyền cảm, dõng dạc của anh Phan Văn Toán trên hệ thống loa truyền thanh xã. Nhờ sự tận tụy, tâm huyết với nghề, anh đã thổi hồn vào mỗi bản tin của đài truyền thanh xã, đưa chiếc "loa xã" trở thành người bạn quen thuộc của mỗi người dân địa phương. Ngày nào cũng vậy, không kể ngày nghỉ hay ngày lễ tết, không kể nắng hay mưa, cứ đúng đến "giờ đài" là anh lại có mặt tại Ủy ban nhân dân xã để tiếp sóng phát thanh của đài huyện và điều hành lịch phát sóng của đài xã.
Những ngày toàn dân vào "cuộc chiến" chống Covid-19, anh Toán lại càng bận rộn hơn. Anh cho biết, từ ngày 27/4, đài xã đã nâng lên 4 buổi phát thanh trong ngày với 60% thời lượng phát thanh có nội dung về công tác phòng, chống dịch; tuyên truyền các Chỉ thị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; các khuyến cáo của Bộ Y tế, tin tức về tình hình dịch bệnh…
Vượt qua những cơn đau hành hạ khi trái gió, trở trời, anh Phan Văn Toán dốc hết sức mình với từng bản tin tuyên truyền chống dịch Covid-19 |
Cái khó trong công tác biên tập tin, bài để phát thanh, đó là việc tuyên truyền pháp luật về những hành động vi phạm trong phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang, trốn tránh cách ly, hay việc sử dụng những thông tin không chính xác trên mạng xã hội không đơn giản. Trong những chiến dịch tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn... anh đều tham gia viết bài và trực tiếp đọc trên loa truyền thanh xã. Những câu từ giản dị, mộc mạc nhưng gần gũi của anh dễ dàng đi vào lòng những người dân trong xã, để người dân dễ tiếp thu và từ đó thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Anh Toán chia sẻ rằng, làm phát thanh khó ở chỗ là làm sao cho mỗi câu từ đọc lên người dân có thể nghe và hiểu được, chứ không phải là cách viết chau chuốt nhưng tối nghĩa.
"Với địa bàn dân cư rộng, trình độ trí thức không đồng đều, nên việc làm sao mọi người dân nghe đều hiểu, đều biết mới là điều cần thiết của người biên tập, phát thanh. Tôi thường lồng các văn bản luật, những điều lệ, chuyện xử phạt vào những câu chuyện nho nhỏ, những gương thực tế để mọi người dễ nắm bắt, như vậy, việc tuyên truyền mới hiệu quả. Các văn bản, điều lệ luật thường khó để mọi người cùng hiểu, cùng nhớ, nên cần chú trọng phát đi phát lại kèm với những thông tin cập nhật. Có thể mọi người không thuộc điều nào, chương bao nhiêu nhưng cũng sẽ hiểu là làm gì trong lúc chống dịch là vi phạm pháp luật", anh Toán chia sẻ.
Để có được thời lượng phát thanh từ 20 đến 30 phút, công việc của anh Toán chẳng hề nhàn nhã. Chuyện thức khuya, dậy sớm cũng là chuyện cơm bữa. Anh lý giải: "Bởi trong những thời điểm căng thẳng như thế này, các cấp lãnh đạo còn họp hành cả ngày, báo chí nửa đêm vẫn tác nghiệp… thì việc tôi chờ cho đến khi có thông tin chính thức để làm bản tin bất kể ngày đêm cũng là chuyện bình thường".
Ngoài những chương trình phát trên đài phát thanh, anh Toán cũng tự mình soạn những bản tin phòng, chống dịch Covid-19 để sử dụng trên hệ thống xe lưu động. Anh cho biết, với những bài sử dụng cho xe lưu động sẽ khó hơn nhiều so với bài phát thanh, bởi đặc điểm xe lưu động là di chuyển, nên các tin, bài sử dụng phải ngắn, gọn và cực kỳ dễ hiểu để tránh việc người nghe chưa hết nội dung thì xe đã lướt đi.
Với những nỗ lực không ngừng, ăn, ngủ với các bản tin, từ 27/4 đến 27/5, anh Toán đã biên tập được 40 chương trình gốc, viết được 77 tin/bài và khoảng 130 văn bản, tài liệu liên quan đến dịch Covid-19. Anh cũng thực hiện 18 file âm thanh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh.
"Nhận thấy bà còn ngày càng lắng nghe, đón chờ giờ phát thanh, tôi rất hạnh phúc và vui mừng. Qua những thông tin về dịch, ý thức và tinh thần chống dịch của bà con cũng lên rất cao. Ví dụ như trong thời điểm cao trào về chống dịch, chỉ cần nhìn thấy xe có biển số lạ là bà con đã gọi điện ngay lên cho chính quyền để xác minh và làm rõ", anh Toán chia sẻ.
Khó khăn không lùi bước
Sinh năm 1976, anh Phan Văn Toán tốt nghiệp trung cấp ngành điện, nhưng do năng nổ, nhiệt tình, đam mê phong trào đoàn, đội, nên anh được bầu làm Phó Bí thư Đoàn thanh niên xã Vĩnh Quỳnh. Năm 2002 khi anh được bổ nhiệm làm Trưởng Đài truyền thanh xã.
Tháng 12/2004, một tai nạn bất ngờ ập đến. Trong lúc đi sửa đường dây truyền thanh tại tổ dân phố Quỳnh Lân, anh bị tai nạn điện với thương tật 30%. Sau 6 tháng điều trị, mặc dù vết thương vẫn để lại di chứng, thường đau đớn mỗi khi trái gió, trở trời, nhưng anh vẫn quyết tâm quay lại với đài truyền thanh xã, tiếp tục dành chọn tâm huyết, thực hiện công tác tuyên truyền của mình.
Anh Phan Văn Toán thực hiện bản tin phòng, chống dịch trên xe lưu động |
Không học qua trường lớp báo chí, phát thanh, nhưng niềm đam mê đã đưa anh đến với "duyên nghề". Những câu chuyện, những thông tin phát trên hệ thống loa xã do anh biên tập và đọc đã ngày càng trở thành thân thuộc của bà con trong xã. Công việc của đài phát thanh xã tưởng chừng như nhàn nhã, chỉ ngày hai buổi phát thanh sớm chiều, nhưng để có những buổi phát thanh ấy là những giờ anh đọc, chọn lọc văn bản và biên tập, làm cho những văn bản khô cứng trở nên dễ hiểu, dễ gần với bà con lại không mất đi những ý, những điều muốn truyền đạt.
Anh chia sẻ, những ngày đầu làm phát thanh gặp không ít khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất, không đủ trang thiết bị, hệ thống loa lại hay gặp trục trặc... trong khi mức phụ cấp, hỗ trợ cho cán bộ đài xã lại quá thấp. Mặt khác do đặc điểm địa hình xã rộng, lúc bấy giờ đường giao thông đi lại khó khăn, bên cạnh đó trình độ dân trí không đồng đều nên việc đưa thông tin tuyên truyền, đưa đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân để người dân hiểu và làm theo là điều hết sức quan trọng.
Nhận thức rõ điều đó anh đã không ngại khắc phục những khó khăn, đảm bảo cho tiếng nói của Đảng đến được với người dân thông qua sóng phát thanh. Những ngày trời mưa gió hệ thông truyền thanh, loa bị hỏng anh phải lặn lội tới từng xóm để khắc phục sự cố, sửa loa, có khi phải tháo gỡ, mang về sửa rồi hôm sau lại mang lắp đặt lại.
Làm công tác phát thanh như một niềm say mê, cũng có nhiều người thắc mắc sao anh Toán cứ mãi gắn bó với công việc buồn tẻ và chẳng "lợi lộc" đó, nhưng anh cho biết, đơn giản nơi nào cần là anh sẽ hết mình, như thế anh mới thấy mình sống có ý nghĩa.
Gần 20 năm gắn bó với công việc đài truyền thanh cơ sở, anh Phan Văn Toán luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề để chuyển tải kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa cấp ủy chính quyền cơ sở với người dân, góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Quỳnh sớm trở thành phường trong thời gian sớm nhất. Với phương châm 3 tốt: "Tuyên truyền tốt, củng cố tốt, quản lý tốt" và lòng nhiệt huyết của mình, anh Toán đã vượt qua mọi khó khăn, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những ngày này khi cả nước căng mình chống dịch, người dân xã Vĩnh Quỳnh dường như yên tâm hơn mỗi khi nghe thấy giọng của anh Phan Văn Toán trên mỗi bản tin sáng, trưa, chiều, tối; qua đó, bà con tin tưởng hơn vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong "cuộc chiến" không tiếng súng này, để cùng đồng lòng nâng cao tinh thần chống dịch.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36